Đặc điểm ăn dặm bé chỉ huy giai đoạn 3 hoàn thiện kỹ năng

Đặc điểm ăn dặm bé chỉ huy giai đoạn 3 hoàn thiện kỹ năng

02/05/2018 14:05

Giai đoạn thứ 3 trong ăn dặm bé chỉ huy là "Hoàn thiện kỹ năng", cùng FamiCook tiếp tục series bài về ăn dặm bé chỉ huy, mình tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy.

Tiếp nối nội dung của 2 đại cương về ăn dặm bé chỉ huy, trong nội dung bài viết này FamiCook sẽ cùng các mẹ tìm hiểu giai đoạn cuối cùng của trẻ, giai đoạn "Hoàn thiện kỹ năng".

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) có 3 giai đoạn:

Bé ngồi chưa vững

Nếu khi bạn đặt bé ngồi, bé đã có thể ngồi vững trong khoảng 30 giây đến 1 phút, hoặc bé có thể ngồi ếch (kiểu chống 2 tay xuống sàn) được từ 1-2 phút thì tức là bé đã đạt đủ điều kiện ngồi của BLW. Bạn có thể cho bé thử ngồi vào ghế ăn, nếu như bé ngồi mà vẫn bị nghiêng người sang một bên, đầu bé vẫn có dấu hiệu lắc lư khi ngồi ở ghế dù đã được mẹ chèn ở hai bên và sau lưng thì tốt nhất bạn đừng cho bé ăn dặm vội. Nếu bé đã có thể ngồi vững vàng ở trên ghế ăn dù được chèn hay không được chèn thì tức là bé đã đạt đủ điều kiện “ngồi” của BLW.

Bé chưa thể cầm nắm thức ăn

Có một số bé dù đã hội đủ các điều kiện tập ăn BLW, bé biết cầm đồ chơi lên và nhai đồ chơi nhưng khi được ngồi vào ghế ăn, bé lại không biết hoặc không thèm cầm đồ ăn lên bỏ vào miệng mà chỉ cầm chơi chơi ở trên bàn hoặc ném hoặc bóp nát.

Có một số nguyên nhân lí giải cho hành vi này của bé, bạn hãy quan sát con thật kĩ và tìm hiểu xem trường hợp của con bạn là do nguyên nhân nào gây ra.

Nguyên nhân 1: Kích thước món ăn chuẩn bị không phù hợp: có thể mẹ cắt thực phẩm ngắn và bé quá khiến bé khó cầm nắm hoặc miếng thực phẩm quá trơn hoặc miếng thực phẩm quá mềm

Cách khắc phục: Nếu kích thước món ăn quá ngắn hoặc nhỏ bạn hãy cắt to và dài lên. Bạn sẽ không sợ con bị hóc đâu vì con còn cắn nhỏ miếng thức đó ra rồi mới đưa vào miệng mình nhai và ....ọe cơ mà. Nếu miếng thực phẩm quá trơn, bạn hãy dùng dao lượn sóng để cắt với các loại củ, hoặc rửa sạch vỏ của trái cây và cho bé cầm cả vỏ Nếu miếng thực phẩm quá mềm hãy làm cho nó cứng hơn, mẹ/bố chỉ cần luộc/hấp thực phẩm mềm hơn một chút xíu so với người lớn ăn là bé có thể xử lý tốt rồi mà giảm đi được nỗi lo bé bóp nát đồ ăn

Nguyên nhân 2: Mẹ để quá nhiều đồ ăn lên khay ăn hoặc mẹ để cả đĩa đồ ăn lên khay ăn và bé chỉ chọn gặm đĩa. Việc mẹ sử dụng đĩa đặt lên khay khiến con chỉ tập trung vào đồ quen thuộc và dễ gặm là đĩa nhựa. Nếu mẹ để quá nhiều đồ ăn lên khay ăn thì có sẽ bối rối vì không biết nên chọn thanh thức ăn nào để chơi.

Cách khắc phục: Hãy đặt thẳng miếng thức ăn trực tiếp lên khay ăn. Nếu bạn lo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của khay thì trước khi bé ăn hãy dùng nước sôi để tráng bàn cho bé sau đó lau sạch lại bằng khăn sạch (đã tiệt trùng càng tốt). Mỗi lần cung cấp đồ ăn cho bé, bạn chỉ lấy cho bé tối đa 2 miếng thức ăn để lên khay ăn. Bé nghịch hết 2 miếng đó thì bắt đầy lấy thêm từng miếng một.

Nguyên nhân 3: Bé chưa biết cầm nắm thức ăn. Có thể bé cầm nắm đồ vật rất giỏi nhưng lại chưa biết cách cầm nắm đồ ăn.

Cách khắc phục: Chúng ta sẽ sử dụng chiến thuật "hỗ trợ giảm dần " để cho bé tập làm quen với thức ăn. Chiến thuật gồm các bước như sau

  • Bước 1: Bạn đưa miếng thức ăn lên tận mồm bé nhưng không ấn thức ăn vào mồm con mà chỉ để hờ hững ở gần môi con, nếu con há mồm cắn miếng thức ăn bạn có thể chuyển sang bước 2. Mục đích của bước này là để xem bé có thích thử làm quen với "đồ chơi" mới là thức ăn hay không.
  • Bước 2: Mẹ vẫn cầm miếng thức ăn nhưng chỉ đưa đến gần mồm bé thôi, và chờ cho đến khi bé cầm tay mẹ để đưa thức ăn vào miệng minh. Khi bé quen với hành động này bắt đầu chuyển sang bước thứ 3.
  • Bước 3: Mẹ cầm thức ăn đến nửa chừng quãng đường từ tay mẹ lên đến miệng và chờ bé cầm tay mẹ đưa thức ăn vào miệng. Khi bé quen với bước 3, chuyển sang bước 4.
  • Bước 4: Mẹ cầm thức ăn đưa cho bé cầm. Khi bé đã chịu cầm thức ăn, nếu bé chịu đưa lên miệng thì hãy khen bé " Con cầm thức ăn đưa lên miệng giỏi qúa" và khi bé quen rồi thì chuyển sang bước 7 luôn. Nếu bé chưa biết cách đưa lên miệng, mẹ hãy cầm tay bé để đưa lên miệng bé, khi bé quen với bước 4, chuyển sang bước 5
  • Bước 5: Mẹ đưa cho bé cầm thức ăn và lần này chỉ cầm tay bé đến nửa chừng quãng đường, khuyến khích bé tự hoàn thành việc đưa thức ăn lên mồm. Khi bé thành công hãy khen bé. Nếu bé chưa tự làm được, quay trở lại bước 4. Khi bé quen với bước 5, chuyển sang bước 6.
  • Bước 6: Mẹ đưa cho bé cầm thức ăn và lần này chỉ hất tay bé đồng thời nói với bé rằng " con hãy tự đựa lên miệng và thưởng thức nhé". Khi bé thành công, hãy khen bé. Nếu bé chưa tự làm được, quay trở lại bước 5. Khi bé quen với bước 6, chuyển sang bước 7.
  • Bước 7: Mẹ hãy nói với bé rằng hôm nay mẹ sẽ không cầm thức ăn đưa cho bé nữa mà hãy đặt thức ăn lên bàn và cổ vũ bé cầm thức ăn đưa lên miệng, mẹ có thể vừa nói vừa sử dụng ngôn ngữ cử chỉ là di miếng thức ăn về phía tay bé. Khi bé thành công, hãy khen bé. Nếu bé chưa tự làm được, quay trở lại bước 6. Khi một khi bé thực hiện được bước 7 thì kết hoạch "hỗ trợ giảm dần" đã thành công.

Nguyên nhân 4: Bé chưa sẵn sàng. Cách khắc phục: Bạn hãy quay trở lại phần 1 và tìm đúng trường hợp của bé.

Bé ném vứt đồ ăn

Cũng như trường hợp bé không biết cầm nắm thức ăn, ở trường hợp này chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé đã đủ điều kiện để tập ăn dặm BLW rồi nhưng vẫn không chịu đưa lên miệng ăn mà chỉ ném, vứt và nghịch đồ ăn.

Nguyên nhân 1: Mẹ để quá nhiều đồ ăn lên khay ăn hoặc mẹ để cả đĩa đồ ăn lên khay ăn và bé chỉ chọn gặm đĩa, vứt thức ăn đi . Cách khắc phục: Xem phần 3.

Nguyên nhân 2: Mẹ làm thức ăn quá nhừ. Cách khắc phục: Hãy điều chỉnh lại cách luộc/hấp thức ăn của bạn.

Nguyên nhân 3: Bé chưa biết đưa đồ ăn lên miệng. Cách khắc phục: Thực hiện bước 4-5-6-7 của chiến thuật " hỗ trợ giảm dần".

Nguyên nhân 4: Bé chưa sẵn sàng. Cách khắc phục: Hãy quay lại phần 1 và tìm trường hợp thích hợp với những biểu hiện của con bạn nhất.

Bé khóc khi ngồi trên ghế ăn

Bé đã đủ điều kiện tập ăn dặm BLW rồi, thậm chí còn có thể đưa thưc ăn lên miệng và nhai được rồi nhưng chỉ ngồi một tí trong ghế ăn là bé lại khóc. Hãy cùng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho hành vi này của bé.

Nguyên nhân 1: Bé sợ ghế ăn. Có một số bé nhạy cảm khi được đặt ngồi vào ghế ăn thì cảm giác như bị nhốt vì không gian chật hẹp của ghế ăn và khóc lóc vì sợ.

Cách khắc phục: Ngay khi con có đủ các dấu hiệu sẵn sàng, đừng vội vàng cho bé tập BLW ngay mà hãy cho bé ngồi thử vào ghế ăn cùng với một số đồ chơi quen thuộc của bé trước đã. Nếu bé chơi ngoan thì bạn có thể tạp cho bé ăn ngay lập tức.

Nếu bé khóc, hãy bế bé ra và dỗ dành bé. Sau đó hãy cho bé xem ảnh các bạn khác đang ngồi ghế ăn,và nếu được hãy kể một câu chuyện thật vui nhộn liên quan đến việc ngồi ghế ăn. Lần thứ 2 cho bé vào ghế, hãy liên tục trấn an bé, khi bé khóc hãy vòng tay qua người bé, và ôm bé (bé vẫn ngồi trong ghế ăn) và trấn an bé.

Nếu bé nín khóc hãy tiếp tục ôm bé thêm một lúc nữa, trong khi cho bé chơi đồ chơi trong ghế ăn hoặc nói chuyện với bé, các ngày sau giảm dần sự hỗ trợ, khi bé có thể ngồi vào ghế mà không khóc, hãy khen ngợi bé và chuẩn bị cho bé tập ăn dặm BLW. Nếu bạn ôm bé mà bé vẫn không hết khóc, trái lại còn gào to hơn thì hãy cho bé ra khỏi ghế ngay lập tức, trấn an bé và thử lại sau 3 ngày. Trong thời gian đó, hãy kể các câu chuyện và cho bé xem ảnh bạn khác ngồi ghế ăn, nếu có thể hãy cho bé nhìn thấy tận mắt 1 bé khác đang ngồi ghế ăn.

Nguyên nhân 2: Bé bị mỏi. Có một số ghế ăn có khay ăn hơi cao so với bé, khiến bé ngồi được một lúc thì bị mỏi và khóc để đòi ra. Cách khắc phục: Chèn thêm gối ở lưng và mông của bé.

Nguyên nhân 3: Bé không cầm nắm được đồ ăn hoặc không đưa đồ ăn lên miệng được. Có thể vì bé chưa biết cầm nắm hoặc mẹ chuẩn bị thức ăn quá ngắn hoặc quá mềm khiến bé cầm lên bị gãy hoặc bị nát, bé không biết phải làm sao nên tỏ thái độ bằng cách khóc.

Cách khắc phục: Hãy trấn an bé, tìm hiểu rõ nguyên nhân xem do bé chưa biết cầm nắm hay do mẹ chuẩn bị đồ ăn chưa tốt để có cách khắc phục phù hợp vào lần tập sau.

Nguyên nhân 4: Bé bị đói hay bị mệt vì ngủ không đủ hoặc có vấn đề về sức khỏe. Cách khắc phục: Hãy đảm bảo bé được bú sữa ít nhất 1.5 tiếng trước khi tập BLW. Tuyệt đối không cho bé tập ăn khi bé đói hoặc mệt.

Nguyên nhân 5: Bé chưa sẵn sàng. Cách khắc phục: Hãy quay lại phần 1 và tìm trường hợp thích hợp với những biểu hiện của con bạn nhất.
 

(Nguồn: Ăn dặm không phải là cuộc chiến - Còn tiếp)

 

Tin liên quan

Thong ke

Video