Tổng hợp kiến thức về cho con bú - P1

Tổng hợp kiến thức về cho con bú - P1

08/05/2018 15:05

Bất kỳ người phụ nữ nào khi lần đầu làm mẹ cũng rất bối rối khi nhắc tới sữa mẹ và cách cho con bú. Cùng FamiCook tìm hiểu thêm về các kiến thức cần biết về sữa mẹ và cách cho con bú.  

Trong loại bài nội dung về kiến thức cho con bú, FamiCook chia thành 3 phần, trong nội dung bài viết này mình sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về nội dung của phần 1.

Xem thêm nội dung các phần khác tại đây:
Tổng hợp kiến thức cho con bú phần 2
Tổng hợp kiến thức cho con bú phần 3

Sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong những năm tháng đầu đời của con

1. Số bữa ăn trong ngày của bé

Cụm từ “cho bú theo nhu cầu” sẽ được sử dụng và nhu cầu cần hiểu ở đây là nhu cầu đói chứ không phải nhu cầu là bất cứ khi nào con đòi. Điều kiện cần và đủ để con ăn (+ ngủ) tốt:
– Mẹ có đủ sữa cho con bú.
– Mẹ cho con bú đúng cách, cho bú đúng khớp ngậm.
– Có máy hút sữa.
– Cho bú đủ thời gian.

2. Làm thế nào để con ngủ quên trên vú mẹ

Các bé khi bú trực tiếp thường hay bị tình trạng ngủ chỉ sau 5 phút bú vì gặp được “thuốc ngủ” mang tên oxytocin. Thường thì lúc đó các mẹ cứ nghĩ rằng con bú đủ rồi và để cho con ngủ. Và tình trạng con ngủ được khoảng 20, 30 phút (sau khi oxytocin hết tác dụng) lại oe oe dậy đòi bú, các mẹ lại không biết vì sao con khóc (vì nghĩ vừa cho bú rồi), thế là kiểm tra bỉm, hay nghĩ con gắt ngủ và ru ngủ, con khóc mệt quá ngủ thiếp đi rồi một tí lại dậy, lúc này mẹ lại cho bú và vòng luẩn quẩn ăn vặt, ngủ vặt lại bắt đầu.

Các mẹ nên vắt bớt sữa đầu đi để con không bú phải quá nhiều oxytocin, nếu mẹ nào nhiều sữa thì có thể vắt gần hết sữa đầu đến lúc thấy sữa chuyển sang lờ nhờ hơi trong hơi đục thì cho con bú cũng được. Nếu vắt bớt sữa rồi mà con vẫn ngủ quên thì chúng ta cần đánh thức con dậy để con bú cho đủ no, sau đó còn luyện con tự ngủ nữa.

Con ngủ quên khi bú có thể đánh thức bằng các cách:
– Vuốt má con.
– Xoa xoa lòng bàn tay con hoặc nghịch tay con (Không bao giờ cù chân, tay con).
– Bế đứng.
– Thay bỉm cho con, kết hợp làm các động tác thể dục với cánh tay của con hoặc làm động tác đạp xe.

Với những bé ngủ quá say có thể áp một cái khăn lạnh lên má con. Cố gắng kiên nhẫn đánh thức con 10 đến 15 phút để chất oxytocin hết tác dụng, sau đó thì cho bé bú lại ngay lập tức đến khi bé no hẳn.

Làm thế nào để biết bé bú đủ so với nhu cầu?

Cái này chắc các mẹ cũng biết nhiều rồi, dựa vào cân nặng, vào bỉm, vào tinh thần của con… Nhưng theo tôi, cách dễ nhất để biết bé có bú đủ hay không chính là quan sát giấc ngủ và thời gian thức của con. Ví dụ con bạn được 3 tháng: sau khi ăn xong bé thức được ít nhất 45 phút không đòi ăn, sau đó bé ngủ được ít nhất 1,5 tiếng không đòi ăn, đêm bé ngủ được ít nhất 4 tiếng không đòi ăn, tức là con đã bú đủ.

Lưu ý với các mẹ là bé KHÔNG ĐÒI ĂN nhé, chứ không phải là không đòi bú đâu ạ, vì nhiều bé gặp vấn đề với việc đi vào giấc ngủ, chuyển giấc, thêm thời gian mút mát (suckling time) thì đều đòi BÚ cả. Có một cách để các mẹ dễ dàng biết được mỗi lần con bú được bao nhiêu đấy là phương pháp đo sản lượng của Tracy Hogg. Cách làm như sau:

Hàng ngày, 15 phút trước khi cho con bú, mẹ hút sữa và xem sữa chảy ra được bao nhiêu. Giả sử bạn hút được 50 ml thì bé nhà bạn sẽ bú được khoảng 85 ml (với điều kiện không ngủ quên trên vú mẹ nhé), bé bú trực tiếp bao giờ cũng bú được nhiều hơn hút. Sau đó, cho bé bú cạn bầu rồi cho bé ti nốt số sữa đã hút nếu bé chưa no (Đây cũng là 1 cách để luyện ti bình).

Đa số các mẹ thường than phiền rằng cho con bú mẹ chẳng biết con bú được bao nhiêu nên thích vắt ra bình để cho con ti cả ngày và dừng luôn việc cho con bú. Tôi không phản đối cách làm này vì đó là lựa chọn của các mẹ nhưng cá nhân tôi thấy, nếu con bạn có đầy đủ các dấu hiệu của một đứa trẻ bú đủ sữa thì việc đó là không cần thiết.

Cách tăng lượng sữa mẹ khi con rơi vào giai đoạn phát triển thể chất (GS)

Giai đoạn tăng phát triển thể chất (Gọi tắt là GS) ở những trẻ bú mẹ trực tiếp thường bị nhầm lẫn với việc khớp ngậm sai hoặc mẹ bị ít/giảm sữa, cả hai vấn đề đều gây ra việc thức giấc giữa đêm nhưng thường xảy ra trước 6 tuần. Câu hỏi đặt ra là: Bé thức dậy cùng thời điểm hàng đêm hay giờ giấc thất thường? Nếu là thất thường và bé nhà bạn đang rơi vào tháng tuổi như đã nói ở trên thì chắc chắn là bé đang rơi vào kì GS.

Cách để tăng sản lượng sữa trong thòi gian GS:
– Cho bú thường xuyên hơn vào ban ngày: Ví dụ con bạn 3 tháng, bé đang bú theo chu kỳ 3 giờ 1 lần, khi vào GS hãy cho bú theo chu kỳ 2,5 giờ/ lần. Sau GS lại trở lại chu kỳ bình thường. Ban đêm bé vẫn bú theo chu kỳ cũ, không thay đổi.
– Sau khi con bạn đã bú xong, bé nhả vú và có biểu hiện hài lòng, cho bé nghỉ vài phút rồi lại tiếp tục để bé mút chính bên vú bạn vừa cho bú thêm khoảng 5 – 1 0 phút nữa, cách này sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể mẹ để sản xuất thêm sữa.

Ti mẹ và ti bình

nên chọn cho bé ti mẹ hay ti bình

Cho dù bạn có là tín đồ trung thành của việc bú mẹ trực tiếp thì tôi khuyên bạn vẫn nên cho con bú bình ít nhất 1 lần trong ngày ngay từ tuần thứ tư sau khi sinh.

Tác dụng của việc bú song song ti mẹ và ti bình:
– Luôn chủ động, nhất là khi bạn có việc phải đi ra ngoài, khi bạn bị ốm, khi bạn đi du lịch, khi bạn ở nơi công cộng thì con cũng không bị đói.
– Thuận lợi cho việc vừa đi làm vừa nuôi con bằng sữa mẹ.
– Con không bị quá phụ thuộc vào mẹ và thành cái cùm của mẹ.

Thường ban đầu mới sinh các mẹ hay kích sữa bằng máy hút sữa, có hai cách để luyện ti bình cho con:
Cách 1: Cho con bú mẹ trước, bú bình sau. (Thường nếu dùng cách này các mẹ hút sữa đầu ra trước, cho con bú được hết sữa cuối rồi chuyển sang bú bình cho đến khi con no).
Cách 2: Cho con bú bữa cuối trước khi đi ngủ để con ngủ được giấc dài vào ban đêm.
Có thể thêm một cữ vào buổi đêm nếu mẹ tiện dậy vắt sữa vào lúc đó.

Tin liên quan

Thong ke

Video