Vậy tại sao trẻ lại như vậy, tại sao lại khiến mọi người xung quanh luôn thấp thỏm, lo lắng có phải là do những tuần khủng hoảng phát triển của trẻ. Để bố mẹ có thể cùng con vượt qua một cách đơn giả nhất từng tuần khủng hoảng thì cách tốt nhất đó là hiểu được sự phát triển của trẻ, nhu cầu của trẻ thông qua tiếng khóc, ánh mắt, cử chỉ.
Có rất nhiều các vấn đề khác nhau mà cha mẹ phải đối mặt khi chăm sóc con nhỏ dưới 2 tuổi, nhưng có lẽ khoảng thời gian khủng hoảng nhất chính là 10 tuần khủng hoảng của trẻ, bởi mọi tính cách, nếp ăn, nếp sống của trẻ bị đảo lộn hoàn toàn. Đôi khi nhiều cha mẹ còn lầm tưởng bản thân đã làm điều gì sai không đúng khiến trẻ như vậy, nhưng thực tế đó chỉ là sự phát triển bình thường ở trẻ.
Trong quá trình chăm sóc con cái bố mẹ luôn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho em bé nhà mình, mặc dù vậy những có những thời gian trẻ tự “chống đối” bố mẹ một cách tự nhiên không chủ đích, mẹ hãy quan sát bé xem có trùng với đặc điểm nào dưới đây không để xác định con đang trong tuần khủng hoảng hay con gặp vấn đề khác:
Bé thức đêm, bé khóc đêm, bé chỉ muốn ở bên cạnh mẹ
Bé lười ăn, bỏ bữa, bỏ bú
Bé ngủ không sâu, hay thức giấc
Bé dễ cáu gắt, bực bội, khóc lóc thường xuyên
Bé không thích tiếp xúc với người lạ, sợ người lạ, chỉ muốn người quen âu yếm vỗ về
Tuần khủng hoảng ở trẻ nhỏ thường rơi vào thời điểm
5 tuần tuổi
8 tuần tuổi
12 tuần tuổi
19 tuần tuổi
26 tuần tuổi
37 tuần tuổi
46 tuần tuổi
55 tuần tuổi
64 tuần tuổi
75 tuần tuổi
Nếu trong suốt 4 tuần đầu sau sinh bạn cảm thấy em bé của mình rất ngoan ngoãn, chăm chỉ bú mẹ và đi ngủ thì sang tuần thứ 5 bố mẹ sẽ thấy sự phát triển kỳ lạ, bé bắt đầu có những biểu hiện khác, bé nhõng nhẽo và quấy mẹ hơn. Cũng chính vì điều này mà các mẹ Việt thường truyền tai nhau rằng bé sau khi đầy tháng thường sẽ quấy khóc hơn so với trong tháng.
Trong tuần khủng hoảng này bé sẽ bắt đầu trải nghiệm thế giới theo một cách mới, bé bắt đầu biết quan sát mọi thứ đặc biệt là quan sát và khám phá các bộ phận trên cơ thể của chính mình. Ví dụ: bé có thể dành hàng giờ để rèn luyện một kỹ năng nhất định như kiểm soát tay hoặc chân của chính mình. Bé cũng vô cùng thích thú với các vật được treo, ánh đèn,… Sự thay đổi này cho phép trẻ học được kỹ năng mới, cách nhận thức mọi việc xung quanh mà trước đây trẻ không hề hay biết.
Vào khoảng tuần thứ 11 hoặc 12 bé sẽ bắt đầu bước vào tuần khủng hoảng thứ 3, thời điểm này bé sẽ bắt đầu thức khuya nhiều hơn, bỏ ăn, bỏ bú để chỉ tập trung vào việc rèn luyện được kĩ năng riêng cho bản thân. Bé có thể sử dụng tay để cầm nắp chính chân của mình và khi bé thực hiện được điều này bố mẹ sẽ thấy những trận cười giòn tan từ bé.
Cùng với đó bé cũng sẽ nhận ra được các âm thanh phát ra khác nhau như thế nào, từ giọng nói của mẹ, của bố, rồi từ loa, đài, hay bất cứ con vật nào trong nhà.
Nếu như ở giai đoạn trước bé đã biết phân biệt và lắng nghe âm thanh thì giai đoạn này dựa trên âm thanh và hình ảnh trẻ biết nhìn theo người lớn khi được gọi tên, trẻ đặc biệt sẽ nhìn theo hình ảnh của bố và mẹ bởi đây là người gần gũi với trẻ nhất. Cùng với đó ở giai đoạn này trẻ cũng biết cách đưa tay vào miệng mút “chụt chụt”, cầm nắm một số đồ vật mà trẻ có thể với tay tới.
Đây chính là sự cảm nhận về âm thanh, chuyển động, ánh sáng, vị giác, khứu giác mà trẻ học được trong giai đoạn này.
Ở giai đoạn này bố mẹ sẽ thấy bé có những dấu hiệu phát triển vượt trội, bé thường xuyên thích thú làm những điều mới mẻ, bé biết cách phối hợp giữa tay và chân để có thể cầm nắm một thứ gì đó. Đặc biệt, bé có khả năng nhận thấy được khoảng cách giữa vật này với vật khác, bé hét to hoặc cười khi nhìn thấy bố mẹ từ xa chào bé.
Giai đoạn này trẻ sẽ có xu hướng khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn, trẻ chăm chú quan sát hình ảnh của bản thân trong gương, một nhân vật nào đó trên quảng cáo của tivi, đôi lúc trẻ còn nhún nhảy đung đưa theo các tiết tấu âm nhạc.
Khi quan sát hành động của bố mẹ bé có thể đáp lại bằng hành động kéo tay, cười gật, từ đó có thể cảm nhận được một số đối tượng xung quanh mình, đâu là người thân quen, đâu là con vật, đâu chỉ là trò chơi.
Nếu như giai đoạn trước bố mẹ sẽ nhận thấy sở trường của bé là sự phá phách, vứt tung, quăng bất cứ thứ thì đó trong tầm tay hoặc trên đường di chuyển. Thì giai đoạn này trẻ bắt đầu học tập, cố gắng ghép, xếp mọi thứ có thể lại gần nhau (như trò chơi xếp chồng đồ vật). Cùng với đó là trẻ biết cách trả lời các câu hỏi ngắn từ mọi người xung quanh, nếu cần sự trợ giúp từ mọi người trẻ sẽ chỉ vào đồ vật mình muốn.
Sau sinh nhật tròn 1 tuổi đây có lẽ là khoảng thời gian mà bố mẹ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở trẻ, trẻ bắt đầu thích tự cởi đồ ra khỏi người, thích chạy xung quanh lảng tránh sự đuổi bắt từ bố mẹ. Trẻ đã có khả năng tự đi rất tốt, trẻ thích di chuyển thích lẩn trốn để mọi người tìm kiếm mình, thích vẽ màu, bày đồ rồi vẽ mọi thứ để tự khám phá.
Lần đầu tiên bố mẹ sẽ thấy trẻ thay đổi các chương trình đã được học trước đây, trẻ thích chơi cái này hơn chơi cái khác, trẻ có thể thay đổi rất nhiều lần trong một ngày, điều này có thể khiến bố mẹ mệt mỏi chóng mặt vì chiều theo ý của bé.
Ngoài ra, bố mẹ cũng thấy bé bắt đầu biết pha trò, nũng nịu yêu cầu đòi hỏi một thứ gì đó chứ không đơn thuần là chỉ trỏ rồi nói. Bé biết cách thương lượng với người lớn để đạt được nhu cầu và mục đích của bản thân. Đôi khi sẽ thấy bé hành xử và biểu cảm y hệt người lớn.
Trong tuần khủng hoảng 10, trẻ bắt đầu cảm nhận được mọi thứ xung quanh một cách rõ ràng và có nguyên tắc, trẻ có thể thay đổi được cách hành xử của mình sao cho phù hợp với mọi người xung quanh.
Trẻ tự sử dụng một ngôn ngữ riêng của bản thân để biểu đạt mong muốn, thể hiện sự đồng cảm hay ích kỷ cá nhân của bản thân. Ví dụ: bé có đồ chơi nhưng không chịu chia sẻ cho người khác, nếu người khác lấy nó chắc chắn trẻ sẽ khóc mếu máo hoặc khóc thật to.
Xem thêm các bài viết khác liên quan tới tuần khủng hoảng của trẻ nhỏ tại ĐÂY
Bằng cách hiểu những gì đang xảy ra với trẻ trong suốt tuần khủng hoảng, bố mẹ có thể định hình được hành vi trong tương lai của trẻ, từ đó giúp trẻ học tập, học hỏi được những kiến thức hay và giá trị có ích hơn. Để tìm hiểu thêm về WONDER WEEK và có những cách xử lý khéo léo trong suốt thời gian bão tố của con hãy INBOX cho chúng tôi để được tư vấn về các khóa học, các gói đồng hành cùng cha mẹ đến từ FamiEdu.
Nguồn tham khảo: Thewonderweeks.com