11 dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé

11 dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé thông dụng

01/03/2018 10:03
Dụng cụ chế biến ăn dặm là trợ thủ đắc lực của mẹ khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn dặm không chỉ giúp bé ăn ngon mà còn giúp mẹ đỡ vất vả trong giai đoạn này.

Dưới đây là 11 dụng cụ ăn dặm cơ bản cho bé mà Ăn dặm 3in1 đã tổng hợp, đây đều là những dụng cụ cơ bản phục vụ cho công việc nấu ăn dặm cho bé hàng ngày. Bố mẹ hãy đọc kĩ thông tin và lựa chọn những món đồ phù hợp với điều kiện của gia đình. 

1. Lon nấu cháo

Lon nấu cháo rất tiện dụng cho các mẹ, nhất là những mẹ chưa biết thế nào là cháo 1:10, 1:7, 1:5...vì lon sẽ giúp mẹ nấu được cháo theo đúng tỉ lệ chính xác. Mẹ đặt lon vào nồi cơm điện nấu cơm chung với gia đình. Khi cơm chín thì cháo cũng chín.

Tuy nhiên lon này hơi nhỏ, nên chỉ dùng được giai đoạn đầu, khi bé ăn ít. Vì vậy để tiết kiệm mẹ có thể dùng ngay bát ăn cơm của nhà mình để nấu cháo, mẹ vẫn đong theo tỷ lệ 1:10, 1:7, 1:5,….sau khi đong xong mẹ đặt vào nồi cơm điện, khi cơm chín thì con đã có cháo theo đúng tỷ lệ trên.

Khi vào cuối giai đoạn 3 thường các mẹ đã quen cách nấu, nhiều mẹ không dùng lon này nữa, có mẹ tự nấu, có mẹ dùng nồi ủ, cũng có bé chuyển sang ăn cơm nát.

Nồi cơm Nhật có thời gian nấu khoảng 45 phút, cháo sẽ nở mềm. Nhưng với gạo Việt hay gạo Thái thì nên ngâm gạo trước khi nấu khoảng 20 phút. Cháo 1:10 thì 1 muỗng gạo, 10 muỗng nước; cháo 1:7 thì 1 muỗng gạo, 7 muỗng nước...

Ở Việt Nam, các mẹ có thể mua dụng cụ đựng thực phẩm bằng thủy tinh chịu nhiệt tốt (để đảm bảo an toàn cho bé), bỏ vào nồi cơm và áp dụng tỉ lệ nấu cháo, vẫn ra thành phẩm ngon lành nhé! Không cần mua cốc.

Cách sử dụng lon nấu cháo Pigeon

Khi cầm lon cháo lên, mẹ sẽ thấy lon có chia vạch và đánh số

Bên trong mặt lon có 3 cột: 1 cột 10, cột 7, cột 5 tương ứng với tỉ lệ cháo 1:10, 1:7, 1:5. Trên mỗi cột có số 1, 2, 3, 4... Tương ứng với số muỗng gạo. Khi nấu cháo 1:10, nếu mẹ múc 1 muỗng gạo thì đổ nước tới vạch số 1, nếu múc 2 muỗng gạo thì cho nước đến vạch số 2, tương tự khi nấu cháo tỉ lệ 1:7 hay 1:5.

2. Lưới rây

Nếu có được nguyên 1 bộ chế biến cho bé thì quá tuyệt, vì bộ này đã thiết kế riêng cho bé, kích thước lỗ của lưới rây đúng chuẩn, các dụng cụ kèm theo như chày, cối ... đều có thể chồng lên nhau, nên rất thuận tiện sử dụng.

Nhưng đối với những mẹ muốn tiết kiệm ngân sách, mẹ có thể tìm mua các loại rây trong siêu thị hay chợ. Mẹ chỉ cần chú ý kích thước của các lỗ trên rây phải nhỏ, cỡ 2 x 2mm. Mua loại 1 lớp lưới thôi, không cần mua loại 2 lớp lưới, vì mẹ có thể rây 2 lần. Còn ngân sách mẹ thoại mái thì có thể mua cả 2. Khi không có dụng cụ rây, mẹ có thể thay thế bằng cái lọc trà.

3. Bàn mài

Dùng để mài những nguyên liệu cứng. Ví dụ mẹ đông lạnh thịt gà/cá còn sống, khi cần nấu, đem ra mài nhỏ rồi chế biến cho con ăn. Mẹ có thể dùng các loại bàn mài của người lớn, nếu trong nhà đã có sẵn nhé, hay mua ở siêu thị.

4. Cối có rãnh, chày

Cối có rãnh giúp cho thức ăn nhuyễn hơn. Cối và chày dùng để giã nhỏ thức ăn, nhất là những nguyên liêu như rau lá có gân, giã nhỏ rồi ray sẽ dễ hơn, hay cá mới hấp chín xong còn nóng, cho vào cối chày giã sẽ nát rất dễ, mà không bị nóng tay. Nếu mẹ không có loại cối có vân thì cũng không sao, giã sẽ lâu hơn thôi. Mẹ Việt Nam có thể dùng bộ chày cối của Việt Nam

5. Nồi, chảo nhỏ

1 nồi nhỏ và 1 chảo nhỏ có nắp (đường kính 12-14 cm), một lượng ít thức ăn cho bé. Nếu mẹ dùng nồi/chảo lớn, thức ăn sẽ bị dính gần hết vào trong nồi, chảo rất bất tiện.

6. Cân định lượng

Mẹ có thể dùng loại cân 1 kg hay cân 2 kg để đong lượng ăn cho chính xác. Cân loại này < 200 ngàn, rẻ hơn nhiều so với loại cân điện tử.

7. Chén, muỗng cho bé ăn dặm

Mẹ chọn muỗng plastic theo tiêu chí mềm, nong cho bé, dùng loại tốt, không độc hại. Trong tay mẹ nên có khoảng 10 cái muỗng vì sẽ có giai đoạn bé thích khám phá, thích cầm muỗng và quậy phá chén cháo, mẹ cứ đưa muỗng cho bé khám phá, đấy là bước đầu tập bé xúc thìa. Bé quăng muỗng thì mẹ lại đưa 1 muỗng sạch khác cho bé.

Chén cũng thế, mẹ nên dùng loại chén nhựa tốt, không độc cho bé, và cũng tạo điều kiện cho bé khám phá thức ăn bằng cách cho 1 ít thức ăn vào cho bé vọc, bốc, bóp nát ...Mẹ có thể dùng nhiều chén nhỏ cho từng nhóm thực phẩm. Mẹ cũng có thể dùng loại đĩa 3 ngăn, loại dùng được trong lò vi sóng, để sẵn từng loại thức ăn, vì đi làm, mẹ sẽ để mẹ sẽ để sẵn trong tủ lạnh, đến giờ ăn, người nhà chỉ cần bỏ vào lò để hâm nóng cho con ăn. Dùng đĩa 3 ngăn hạn chế người nhà trộn tất cả vào cùng 1 chén.

Đối với những mẹ ít tiền, có thể tận dụng chén dĩa trong nhà, tuy nhiên mẹ nên mua 1 cái muỗng nhỏ vừa miệng bé, chết liệu như đã nói ở trên. Cái muỗng dễ chịu giúp bé dễ thích nghi với ăn uống hơn.

8. Ghế ăn dặm

Mẹ nên cho bé ngồi ghế ăn càng sớm càng tốt. Vì thói quen ngồi ghế ăn cần có thời gian cho bé chấp nhận. Nếu cho ngồi ghế ăn trễ, mẹ sẽ phải đối diện với sự phản đối của bé. Mấu chốt quyết định bé có ngồi ghế ăn được chưa là mẹ xem bé có giữ đầu được chưa? Nếu rồi thì hãy cho bé lên ghế sớm nhé! Không cần phải biết ngồi vững (không hỗ trợ) mới lên ghế, vậy là trễ đấy, bé có thể sẽ khó hợp tác

Giai đoạn đầu khoảng từ 5-6 tháng, mẹ có thể cho bé ngồi loại ghế có chế độ ngã lưng theo nhiều nấc. Nếu kinh tế không khá giả, mẹ có thể tận dụng xe đẩy, cho bé ngồi vào đấy. Mẹ cũng cho thể cho bé ngồi tựa vào người hay tay mẹ (1 tay mẹ đỡ vai bé, 1 tay đút bé ăn) để phần thân trên của bé được giữ cao, ít nhất là 45 độ, để bé không bị sặc. Khi cổ bé vững rồi, mẹ có thể cho bé ngồi vào ghế thẳng lưng, quan trọng là đầu bé có thể tự giữ vững, khi ngồi ăn thì cứ hỗ trợ bé bằng cách chêm gối, khăn xung quanh.

Nên chọn loại ghế ăn có thể sử dụng từ khi bé bắt đầu ăn dặm đến khi bé được 3 tuổi. Như vậy, mẹ không lo chuyện phải đổi ghế cho phù hợp tuổi của bé. Chọn loại ghế ăn có mặt bàn rộng rãi để đặt đĩa thức ăn cho con, cho con có thể thỏa chí bốc thức ăn, tray trét trên bàn. Mẹ lưu ý là không nên mua loại ghế ăn có đồ chơi kèm theo, như loại ghế này có kèm đồ chơi là không nên.

9. Yếm ăn

Mẹ có thể dùng yếm vải, yếm nilon hay yếm nhựa tùy vào điều kiện và khả năng của mẹ. Yếm vải đơn giản và rẻ nhưng dễ thấm ướt xuống áo dưới, giặt phải chờ khô. Yếm nilon thì hơi nóng nhưng giá cả tương đối dễ chịu, mua loại có tay giúp giữ bé sạch sẽ, mẹ bật quạt sẽ khắc phục được khuyết điểm nóng của loại yếm này. Yếm nhựa thì sạch sẽ, dễ vệ sinh, mau khô, nhưng hơi đắt tiền.

10. Khăn ăn

Mẹ có thể dùng khăn giấy hay dùng khăn xô của bé, vì có thể dùng lại nhiều lần.

11. Báo cũ (hoặc tấm nilon lớn)

Mẹ dùng giấy báo cũ hay tấm nilon lớn lót ngay dưới ghế ăn của bé, giúp cho mẹ vệ sinh sàn nhà dễ dàng hơn, đỡ cực hơn, nhất là trong giai đoạn bé tập bốc hay tập xúc thức ăn. Sau khi ăn xong, mẹ chỉ việc cuộn báo lại bỏ hay rửa sạch tấm lót nilon.

>>>  Mua những dụng cụ chế biến ăn dặm nào tiết kiệm nhất?

Mẹ vẫn đang băn khoăn về địa chỉ uy tín mua những dụng cụ ăn dặm này cho bé, hãy ghé thăm cửa hàng FamiShop - Ăn dặm cho bé yêu để đặt mua những sản phẩm chính hãng mẹ nhé.  

Tin liên quan

Thong ke

Video