Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm đúng chuẩn

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm đúng chuẩn

27/04/2018 11:04

Rất nhiều mẹ khi nấu cháo dinh dưỡng cho con do chưa biết cách làm đúng nên bát cháo không đảm bảo dinh dưỡng và không được thơm ngon. Trong bài viết này, FamiCook sẽ hướng dẫn cho các mẹ cách kết hợp thực phẩm và nấu cháo dinh dưỡng làm sao cho đúng chuẩn nhất!

Cách kết hợp khi nấu cháo dinh dưỡng

Tùy theo điều kiện gia đình và cơ địa của trẻ, mà các mẹ có thể lên thực đơn cho con bằng cách kết hợp của rau củ quả với thịt động vật cho món cháo của bé yêu thêm đa dạng về hương vị và bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý. Bố mẹ có thể tham khảo cách kết hợp thực đơn dưới đây của FamiCook:

Thịt heo: Rau mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, đậu Hà Lan, khoai lang, cải (ngọt, bó xôi), súp lơ, rau ngót, rau dền, côve, cải thìa

Thịt bò: Rau mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, đậu Hà Lan, khoai lang, cải (ngọt, bó xôi), súp lơ, rau ngót, cải thảo, khoai tây, cải thìa.

Gà: Mướp, rau ngót, cà rốt, bông cải, rau dền, khoai tây, bí đỏ, súp lơ, cải thảo, cải thìa.

Lươn: Cải (bó xôi, cải ngọt), bí đỏ, khoai tây, hạt sen, khoai môn, rau ngót.

Cá: rau dền, rau muống, mồng tơi, cà rốt, rau ngót, khoai môn, khoai tây, rau cải (ngọt, bó xôi), cải thìa, bí đỏ.

Tôm: rau cải, bí đỏ, rau ngót, khoai môn, khoai lang, bắp cải, cải thìa, súp lơ.

Cua: mồng tơi, rau muống, rau ngót, rau dền, rau cải (bó xôi, cải ngọt).

Ếch: cải thìa, khoai tây, khoai môn, mồng tơi

Bố mẹ lưu ý, khi kết hợp các loại thực phẩm nấu cháo dinh dưỡng cho con không cần thiết phải nấu tất cả các loại rau kể trên, bố mẹ chỉ cần kết hợp nguyên liệu chính (1 loai đạm) cùng 1-2 loai rau khác nhau. Mẹ lưu ý không nên kết hợp quá nhiều đạm hoặc nhiều rau củ, như vậy sẽ làm mất mùi vị, quá nhiều thứ gây cảm giác khó ăn cho bé. 

Cách nấu cháo dinh dưỡng chuẩn ngon

Phương pháp nấu cháo này kết hợp với phương pháp cấp đông của ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) để nấu nhanh và đơn giản nhất!

1. Cách sơ chế, hấp và xay nguyên liệu

a. Cách sơ chế và hấp

Tùy vào thực đơn trong tuần các mẹ có thể lựa chọn vài trong số các thực phẩm dưới đây để chế biến cho con:

Đạm: 

  • Thịt lợn, tim lợn, bò: rửa sạch, trần qua vớt bọt (nếu cần), rửa sạch lại lần nữa, đem hấp chín.
  • Cá: nên chọn cá nhiều thịt như quả, rô, chép… mổ, đánh vảy, bỏ mang rửa sạch, hấp chín với 1 chút gừng.
  • Lươn: cho vào nồi hoặc túi kín, đổ muối vào và đậy chặt, đợi lươn quẫy ra hết nhớt, cho 1 rượu gừng và nước nóng vào, vuốt sạch nhớt, rửa sạch, luộc chín kĩ với 1 chút muối và gừng để khử tanh. Dùng tay tách phần thịt từ đầu đến đuôi, bỏ ruột, giữ lại tiết lươn. Dùng dao băm nhỏ (dùng máy xay sẽ bị quyện lại không tơi)
  • Ếch lột da: làm sạch, luộc hoặc hấp chín. Chỉ tách lấy phần thịt, loại bỏ phần chỉ đen trên thịt ếch.
  • Ngao, trai: rửa sạch, hấp chín, bóp bỏ phân và ruột.
  • Tôm: rửa sạch, hấp chín, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ.
  • Cua ghẹ: rửa sạch, hấp chín với xả gừng, bóc lấy thịt.
  • Chim bồ câu: Làm sạch lông, luộc hoặc hấp

Rau củ quả:

  • Các loại củ gọt vỏ, cắt khúc, hấp chín
  • Rau lá trần sơ với nước nóng để xay hoặc có thể chế biến để ăn trong ngày mà không cần cấp đông.

b. Cách xay nguyên liệu đã hấp chín

- Sử dụng máy xay cầm tay để có hiệu quả nhất

Chú ý: Tất cả các nguyên liệu sau khi hấp phải để khô trước khi xay hoặc băm, nguyên liệu sẽ tơi hơn, khi nấu không bị vón cục.

- Cho từng loại thực phẩm vào cối xay và bấm máy, tùy theo độ thô mịn mong muốn mà thời gian bấm máy nhanh hoặc lâu.

- Nếu muốn thực phẩm mịn như rây thì cho thêm nước trong khi xay

- Mẹo: Đối với rau nếu muốn mịn và đặc như hàng cháo dinh dưỡng thì khi xay cho thêm khoai tây đã hấp chín vào

2. Cách định lượng vào khay hoặc túi và cấp đông

- Căn cứ vào bảng định lượng theo phương pháp ăn dặm truyền thống ở phần trước, dùng cân điện tử để cân riêng mỗi khẩu phần cho bé theo từng bữa

- Chia khẩu phần từng bữa và cách ngăn của khay đá hoặc túi zipper

- Đậy kín nắp (với khay đá), kéo kín miệng túi (với túi zipper)

- Ghi ngày tháng cấp đông lên khay hoặc túi, thực phẩm này chỉ dùng trong 1 tuần, sau 1 tuần để người lớn ăn, làm mẻ khác.

3. Cách rã đông thực phẩm đúng cách

+ Cách 1: Lấy đồ đã đông đá cho vào bát, vẩy chút nước và cho vào lò vi sóng quay với hiệu năng thấp khoảng 1 2 phút

+ Cách 2: Cho trực tiếp đồ vào nồi có chút nước sôi để hấp làm rã đông

+ Cách 3: Cho vào bát bọc màng bọc thực phẩm và để vào ngăn mát rã đông từ từ, nhưng đặc biệt lưu ý phải bọc thật kín không vi khuẩn sẽ xâm nhập

+ Cách 4: Cho luôn vào nồi cháo và quấy lên

4. Cách nấu cháo nguyên liệu

- Có thể cho thêm gạo nếp vào để cháo sánh (5 tẻ 1 nếp), nướng thơm hành khô, bóc bỏ phần cháy đen cho vào vải màn và cho vào nồi cháo để cháo trắng và thơm hơn.

5. Cách nấu cháo hoàn chỉnh

- Rã đông thịt, rau củ

- Những thực phẩm tanh như cá, lươn, ếch, ngao… có thể phi thơm cùng 1 dầu ăn và 1 chút hành khô băm nhỏ. (Lưu ý: sau 9 tháng mới nên phi hành)

- Cho cháo nguyên liệu và nước dùng dashi, đun nóng, cho cho rau củ vào nồi quấy đều đến khi hết nồng, tiếp theo cho đạm vào quấy nóng, bắc ra.

Dầu ăn cho hay không tùy thuộc vào trong ngày con đã ăn nhiều chất béo hay chưa.

- Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những gia vị tạo mùi để bát cháo của trẻ thơm ngon hơn như cháo cá có thể cho 1 chút thìa là; gà cho 1 chút rau mùi, tiêu; thịt bò cho 1 chút tỏi và tiêu…

Thực đơn chi tiết từng ngày từ 5.5-12 tháng và video hướng dẫn chi tiết các mẹ có thể tham khảo trong khóa học Ăn Dặm Từ Trái Tim. 

 

Tin liên quan

Thong ke

Video