Nếu bố mẹ không chú ý điểm này dễ dẫn đến việc con bị nôn trớ do phải ăn ngay thực phảm có độ thô lớn mà chưa được làm quen, lâu dần sẽ dẫn đến biếng ăn tâm lý hoặc ngậm rất lâu.
Cách tăng như sau: giả sử bát cháo loãng là 10 phần, nếu muổn chuyển cho con sang ăn cháo đặc thì từ độ thô của cháo và độ thô của đạm phải được tăng từ từ, từ 9 loãng 1 đặc, đến 8 loãng 2 đặc, 7 loãng 3 đặc… Cứ như vậy tăng dần lên cho con.
3. Làm cách nào để dạy bé nhai
Độ tuổi nên cho bé học nhai?
Thông thường từ khi bắt đầu ăn dặm đến 12 tháng tuổi bé có thể tự bắt chước học nhai từ cha mẹ. Tuy nhiên để có thể nhai thực sự thì bé phải có thời gian tự hoàn thiện, nên tầm 8-10 tháng bé có thể tự nhai. Do đó, Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm là nên thường xuyên cho bé thấy bạn nhai thức ăn như thế nào để bé tự bắt chước học theo.
Tập cho bé nhai như thế nào?
Đừng chỉ đút muỗng bé rồi bắt bé nhai. Bé sẽ không biết nhai là như thế nào? Bạn đang làm khó bé đấy! Bạn có thể có 1 chén cơm của bạn, bạn cho bé biết bé có chén của bé, mẹ có chén của mẹ, trước khi đút muỗng cho bé thì mẹ mút muỗng cơm lên ăn và nhai 2-3 phút cho bé Nhai là động tác phức tạp hơn động tác bú và mút sữa do phải sử dung nhiều cơ và kết hợp với sự phát triển của não bộ trong sự bắt chước và học hỏi.
Cắn, ngậm đồ vật, mút tay chỉ cho thấy bé đang phát triển não bộ trong nhận thức vật hình thể, không có nghĩa là bé đang học nhai. Tuy nhiên, nhận thức tốt về vật hình thể sẽ giúp bé học cách nhai nhanh hơn.
Tầm quan trọng của nhai
Những nghiên cứu của gs.bs. Duffey, các bé nhai tốt thì sẽ ít biếng ăn, ít ngậm thức ăn và phun thức ăn. Lí do cho điều này là: Nhai sẽ làm tiết nước bọt, men tiêu hóa làm bé không bị rối loan vị giác, thức ăn cũng được hấp thụ tốt hơn. Thói quen nhai đúng sẽ giúp các bé có đường tiêu hóa tốt và giảm nguy cơ về bệnh ung thư về đường tiêu hóa khi các bé lớn
Suy nghĩ của bố mẹ chưa đúng
- Suy nghĩ 1: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng: bé chưa có răng thì chưa thể nhai được.
- Trả lời: quan niệm này chưa đúng. Thực tế bé có thể học nhai từ lúc bắt đầu ăn dặm, không liên quan đến có răng bé mới chịu nhai
- Suy nghĩ 2: Cháo nhuyễn mịn mới làm bé dễ ăn được.
- Trả lời: Cháo nhuyễn mịn thì sẽ làm bé có xu hướng thích ngậm hơn khi bé ở độ tuổi 8 tháng trở lên, lâu ngày làm bé biếng ăn. Cha mẹ nên hiểu nguyên tắc là: để nhai cần 2 yếu tố:
- Một là: bé phải nhìn thấy mẹ ăn
- Hai là: bé cần nhận thức về vật hình thể thức ăn. Do đó, mẹ nên thay đổi cấu trúc thức ăn đúng độ tuổi.
Nhai cần phải tập không?
- Thực tế nhiều bé không cần phải tập vì bé có thể tự bắt chước động tác nhai của cha mẹ bé. Một số bé khác không tự học được do một số lí do sau:
- Cha mẹ không nhai thức ăn kĩ khi ăn cơm, ăn vội ăn nhanh hoặc bé không có cơ hội nhìn thấy cha mẹ ăn cơm thì không thể bắt chước được.
- Cha mẹ không thay đổi cấu trúc thức ăn đúng độ tuổi, bé không nhận biết được vật hình thể thức ăn, bé không phát triển não bộ cho việc nhai.
- Cha mẹ không giới thiệu đa dạng thức ăn. Nếu có, cha mẹ thường trộn chung như cơm chung với canh và thức ăn thành một hỗn hợp, rất khó để bé biết về vật hình thể, bé cũng sẽ học nhai trễ hơn bình thường.
Do đó, nếu 1 số bé không thể tự học nhai hoặc bị rối loan vật hình thể, thì cha mẹ nên giúp bé tập học nhai để bé có thể nhai tốt hơn. Hãy khuyến khích bé nhai. Đừng thất vọng mà bạn nản chí sớm khi thấy bé không làm được như bạn, bé cần thời gian học và bắt chước.
Khi bé từ 8 tháng trở lên, có thể cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Trong 1 ngày, mẹ dành 1 bữa để bé ăn riêng từng loại như cháo riêng, thịt cá và rau củ riêng để bé học vật hình thể thức ăn tốt hơn. Khi bé hơn 2.5 tuổi thì nên bắt đầu cho bé ăn như gia đình. Ví dụ, bé có thể ăn cơm, với chén đồ ăn và chén canh riêng, không nên trộn hết vào 1 chén cơm.
Đối với các bé đã qua 12 tháng tuổi mà chưa tự bắt chước nhai thức ăn được, hoặc bị rối loan vật hình thể, cha mẹ có thể khuyến khích bé nhai bang 1 số phương pháp sau:
- Chuyển cấu trúc đúng thức ăn theo độ tuổi cho bé
- Luôn cho bé nhìn thấy cha mẹ ăn và nhai thức ăn như thế nào.
- Có thể cho bé những thức ăn có cấu trúc kích thích nhai và gặm như: cho bé 1 đùi gà có 1 ít thịt trên đó để bé tập gặm và bé có thể ăn 1 số mẫu thịt trên đó; một cách khác, cho bé ăn những cấu trúc thức ăn giòn giòn vì bé rất thích âm thanh kêu răn rắc khi cắn những thức ăn dạng này.
Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Anh về nhai
Nhai sẽ góp phần giúp bé không biếng ăn. Để bé không biếng ăn, không ngậm, không phun, không nuốt trọng thì bé phải được học nhai càng sớm càng tốt bằng các hướng dẫn trên.
Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn về cách thức tăng dần độ thô trong ăn dặm của con thì hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu thêm thông qua các khóa học của chúng tôi.
Mẹ tham khảo thêm: Lớp học thực hành ăn dặm từ đầu bếp Hoàng Cường diễn ra hàng tháng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh tại
ĐÂY