Cách chăm sóc khi trẻ bị đầy hơi - Mẹ đã biết?

Cách chăm sóc khi trẻ bị đầy hơi - Mẹ đã biết?

04/12/2019 17:12
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất dễ bị các chứng, chướng bụng từ đó dẫn tới việc bé chán ăn, gây sút cân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Cùng FamiCook tìm hiểu nguyên nhân tình trạng đầy hơi ở trẻ nhỏ từ đó tìm cách để khắc phục tình trạng này.

3 nguyên nhân chính khiến trẻ bị đầy hơi chướng bụng mẹ nên biết

trẻ bị đầy hơi

Sử dụng sữa không phù hợp

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm nào cùng dồi dào sữa cho con, nhiều bé phải dùng sữa công thức cùng kết sữa mẹ. Việc nuôi bé bằng sữa công thức có khả năng khiến trẻ bị đầy hơi nếu mẹ thường xuyên thay đổi sữa hoặc lựa chọn sữa không phù hợp với trẻ.

Chế độ dinh dưỡng

Đối với trẻ sơ sinh, do không dung nạp được hết lactose trong sữa mẹ nên dễ xảy ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Khi lactose không được tiêu hóa hết, sữa mẹ trong ruột non sẽ bị nên men tạo ra các bọt khí từ đó gây đầy hơi ở trẻ.

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, do nhiều mẹ cho trẻ ăn dặm sớm trước 5-6 tháng tuổi, ăn thô sớm khi chưa rèn kỹ năng cho con, cơ thể con chưa đủ men để tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến trẻ khó ăn, thức ăn bị ứ động trong đường ruột, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều dẫn tới đầy hơi.

Dạ dày của trẻ rất nhỏ, mỗi lần chỉ ăn một ít một vì vậy các bữa ăn của trẻ mới chia thành nhiều cữ trong ngày khác nhau. Khi bé bị ép ăn quá nhiều trong 1 bữa, nếu cơ thể trẻ chưa tiêu hóa được sẽ khiến trẻ dễ bị nôn hoặc hệ tiêu hóa bị làm việc quá tải dễ gây ra tình trạng chướng bụng.

Trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh là một trong những nguyên nhân của tình trạng đầy hơi. Khi cảm lạnh, trẻ thường lạnh bụng từ đó cơ thể dễ bị rối loạn tiêu hóa, hơn nữa bé còn có nguy cơ bị tiêu chảy.

Cảm lạnh ở trẻ nhỏ rất dễ dẫn tới các bệnh biến chứng nguy hiểm, vì vậy cha mẹ hết sức cẩn thận để giữ ấm cho cơ thể trẻ.

Mẹ nên làm gì khi trẻ nhỏ bị đầy hơi

Massage nhẹ nhàng phần bụng cho trẻ

Massage phần bụng có thể thúc đẩy nhu động ruột của bé, đây là một cách hiệu quả để làm giảm tình trạng đầy hơi. Mẹ nhẹ nhàng dùng các ngón tay massae theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài quanh vùng rốn của bé.

Khi massage cho bé mẹ có thể kết hợp dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con, hơn nữa dầu massage cũng giúp cơ thể bé cải thiện chứng đầy hơi, trướng bụng.

trẻ bị đầy hơi

Giúp bé ợ hơi

Sau mỗi lần cho con bú, đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Một số bé khó để ợ hơi hơn những bé khác nhưng đừng vội nản. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau.

  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé.

  • Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ.

  • Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.

  • Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.

  • Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé.

  • Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.

Giữ ấm bụng của bé

Mặc dù thời tiết nóng vào mùa hè, nhưng mẹ cũng đừng để bé mặc phong phanh dễ bị lạnh. Đặc biệt là phần bụng, mẹ nên chú ý giữ ấm để bé không gặp vấn đề đầy hơi, tiêu chảy.

Thay đổi tư duy cho bé ăn

Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn.

Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi trẻ bú, không nên để không khí lột vào tránh trẻ nút phải hơi khí.

Nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm thì mẹ hãy học cách tôn trọng bữa ăn của con để cho con ăn theo nhu cầu và rèn luyện cho con một thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học.

Tin liên quan

Thong ke

Video