Nước là một phần quan trọng để cân bằng dung dịch điện giải trong cơ thể bé. Với thời tiết nắng nóng như Việt Nam, bé có cần bổ sung thêm nước hay không? Và loại nước nào (nước khoáng đóng chai hay nước đun sôi để nguội) là tốt nhất cho bé?.
Việc sử dụng nước đúng giúp cơ thể trẻ nhỏ được đáp ứng đủ nhu cầu, kích thích sự phát triển của trẻ. Hãy cùng Ăn dặm 3in1 tham khảo hướng dẫn từ các Tổ chức Y tế của Anh và Mỹ đã đưa ra trong nội dung được chia sẻ dưới đây.
Bé bú mẹ hoàn toàn: vì bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm nước, thậm chí vào mùa nóng. Nhu cầu trung bình vào khoảng 150ml dung dịch điện giải/kg trọng lượng bé, nhu cầu này là hoàn toàn đáp ứng cho các bé bú mẹ hoàn toàn. Khi thời tiết nóng hoặc khi bé bị bệnh, sốt, mẹ nên cho bé bú thường xuyên để bé lấy đủ lượng nước bé cần.
Bé bú sữa công thức hoặc bé bú kết hợp: Chỉ nên bổ sung thêm nước cho bé trong 3 trường hợp: Nếu thời tiết quá nóng, bị sốt hoặc bị táo bón. Giới hạn lượng nước bổ sung dưới 60-80ml/ngày/
Lưu ý: Khi bé bị táo bón thì mẹ nên xem lại cách pha sữa, hoặc mẹ có vừa đổi loại sữa khoác cho bé không. Nếu tình trạng kéo dài thì nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn dùng dung dịch nhuận tràng.
Bé bú mẹ hoặc sữa công thức: Giai đoạn này các bé đã bắt đầu ăn dặm, lượng nước có thể gia tăng từ thức ăn và sữa nên điện giải của bé có thể thay đổi. Do đó, để đảm bảo đủ điện giải cho các hoạt động trong cơ thể các bé 6-12 tháng: Cần cung cấp đủ nhu cầu nước cho bé, định lượng vào khoảng 800ml dung dịch điện giải/ngày (bao gồm từ sữa, nước ép, canh súp và nước lọc).
Ví dụ: Bé 7 tháng tuổi bú 700ml sữa (gồm sữa mẹ và sữa công thức)/ngày và uống 30ml nước trái cây, 10ml canh rau. Nhu cầu dung dịch điện giải trong ngày của bé là Vậy có thể cho bé uống thêm lượng nước đun sôi để nguội theo công thức tính như sau: 800-(700 + 30 + 10)=60ml/ngày.
Bé từ 1-2 tuổi: cần 960ml dung dịch điện giải/ngày
Bé từ 2-3 tuổi: cần 1040ml dung dịch điện giải/ngày
Bé từ 4-8 tuổi: cần 1280ml nước/ngày.
Bé có thể bị rối loạn điện giải từ vừa đến nặng. Bé có thể sẽ bú giảm lượng sữa hoặc ăn kém, dẫn đến việc không lấy đủ chất dinh dưỡng.
Đối với các bé bú mẹ hoàn toàn, để ước lượng sữa, bạn có thể tự vắt sữa ra để kiểm tra một lần bú bé bú được bao nhiêu ml sữa để ước lượng.
Quan sát những biểu hiện cho thấy bé thiếu nước như sau:
Bé dưới 6 tháng tuổi: Trong 4-6 giờ mà bé không đi tiểu là cho thấy bé đang thiếu nước. Lúc này, bạn nên cho bé bú thường 2 đến 3 tiếng một lần để bù nước cho bé. Nếu bé vẫn đi tiểu ít khi bạn đã tăng lần bú, bạn nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng nước chính xác là bao nhiêu để bù thêm cho bé.
Bé trên 6 tháng tuổi: đi tiểu ít hơn 6 lần/ngày
Đối với trẻ em trên 2 tuổi: bé không đi tiểu trong 6-8 giờ
Nước tiểu nên có màu trong, vàng rất nhẹ. Nếu vàng đậm thì cho thấy bé thiếu nước
Kế đến là 1 số dấu hiệu báo động là bé thiếu nước nhiều. Môi khô, có ít hoặc không có nước mắt khi khóc, bé hay khóc vì có cảm giác đau cơ, thóp đỉnh đầu bị lõm.
Nếu bé thiếu nước có thể bổ sung nước theo lượng trung bình phù hợp với độ tuổi. Bé bú mẹ hoàn toàn dưới 1 tuổi là ưu tiên bổ sung nước qua sữa mẹ. Các bé khác thì chỉ nên bổ sung qua sữa hoặc nước lọc đun sôi để nguội.
Lượng nước bổ sung trung bình theo độ tuổi (dành cho các bé bú mẹ mà không ước lượng được lượng sữa bé bú) như sau:
Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Không quá 70-80ml/ngày
Trẻ từ 1-2 tuổi: Không quá 340-360ml/ngày
Giáo sư bác sĩ Jill I., bệnh viện Westminster, Anh Quốc cho lời khuyên là nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, không nên cho bé uống nước khoáng đóng chai vì hàm lượng natri và sulphate cao có thể ảnh hưởng đến điện giải của bé.
(Nguồn: Làm Mẹ Không Áp Lực - Bsi Anh Nguyễn)
Để học thêm nhiều kiến thức ăn dặm cho con, mẹ hãy tìm hiểu các khóa học ăn dặm từ FamiEdu - tất cả khóa học dưới sự giảng dạy của Health Coach Hoàng Cường mẹ tham khảo khóa học Ăn dặm 3in1 - khóa học ăn dặm phù hợp với mọi gia đình Việt.
1 LẦN HỌC - CON ĐƯỢC ĂN NGON TRỌN ĐỜI