Sơ chế và bảo quản thực phẩm là 2 việc cực kỳ quan trọng trong mỗi gian bếp, làm tốt điều này giúp thực phẩm luôn được tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình.
Đối với các loại hoa quả như táo, dưa chuột, ổi… nên gọt vỏ trước khi ăn.
Với các loại rau củ:
Các loại rau mọng nước nhanh héo nên bọc vào túi bóng, chọc vài lỗ trên túi rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, giúp rau tươi lâu và không mất dinh dưỡng. Trước khi bỏ rau vào tủ lạnh nên loại bỏ các phẩn sâu, úa tránh để chúng lây sang các phần khác, tuy nhiên không nên rửa, cắt, thái rau củ sẵn khi bỏ vào tủ lạnh vì như vậy rau sẽ không giữ tươi được lâu và vi khuẩn sẽ mau sinh sôi ở những chỗ bị cắt.
Cà chua không nên bỏ tủ lạnh vì nhiệt độ thấp khiến chúng mất dinh dưỡng và mất mùi. Khoai tây cũng không cần bỏ tủ lạnh, chỉ cần để nơi thoáng mát trong túi giấy tối màu, tránh xa chỗ ẩm.
Để nhiệt thấp quá rau củ sẽ bị đóng băng, để cao quá rau củ chóng hỏng. Tốt nhất mẹ hãy duy trì tủ ở mức 2-4oC.
Khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, dù thức ăn sống hay chín mẹ cũng nên bỏ riêng từng loại vào hộp hoặc túi nhựa an toàn. Dao, thớt, đũa, thìa, vừa dùng để xử lý đồ tươi sống không nên để tiếp xúc với thức ăn chín. Bát, đĩa, hộp vừa đựng thức ăn sống không dùng để đựng đồ ăn chín.
Việc cách ly như vậy là cần thiết để vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại không lây từ đồ ăn tươi sống chưa nấu sang đồ ăn đã nấu chín, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây ra các chứng rối loại tiêu hoá, tiêu chảy, nôn, sốt, mệt mỏi cho bé.
Nếu là trứng mới có thể để 1 tháng trong tủ lạnh. Nếu là trứng mua ở chợ không biết rõ ngày tuổi của trứng thì không nên để quá 3 tuần. Trứng đã bỏ ra khỏi tủ lạnh chỉ nên dùng trong vòng 2 tiếng.
Mẹ hãy chọn thịt có kiểm dịch thú y. Thịt tươi khi có màu hồng tươi, màng ngoài khô, không nhớt, không có mùi lạ, thớ mịn đều, độ đàn hồi tốt (thử ấn tay vào, khi buông ra thịt trở về trạng thái cũ là tốt). Thịt bị sán khi giữa các thớ thịt có các bọc nhỏ màu trắng. Thịt ướp ure thì cứng và không có độ đàn hồi, dẻo dính như thịt tươi.
Nếu mua đồ ăn đống họp cho bé, mẹ lưu ý hộp phải nguyên vẹn, không phồng, bẹp, nắp không bị gỉ, không bị hở, khi mở hộp không có mùi lạ, chỉ có mùi thức ăn thơm ngon. T
rên nhãn mác của hộp phải ghi các thông số thiết yếu: tên sản phẩm, trọng lượng, thành phần, nhà sản xuất và nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng, số đăng ký chất lượng, thời hạn bảo hành, hạn sử dụng. Mẹ tuyệt đối không mua đồ hộp không có nhãn mác đầy đủ hoặc đã quá hạn sử dụng.
Không nên. Túi ni lông rẻ lại tiện dụng nên nhiều mẹ hay dùng đựng thực phẩm cho con, nhưng túi ni lông rất độc hại. Hầu hết các loại túi ni lông bán trên thị trường, nhất là ni lông màu đều sản xuất từ nhựa tái chế, trong quá trình sản xuất thường dùng nhiều chất phụ gia độc hại, lại có khả năng ô nhiễm vi sinh vật do không qua khử trùng.
Nếu dùng túi dựng trực tiếp thực phẩm thì có thể làm thực phẩm bị thôi nhiễm chì, clohydric, các vi sinh vật có hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nhất là các đồ ăn nóng, chua, mặn thì nguy cơ bị nhiễm độc càng cao. Vì thế mẹ hãy dùng các loại hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa an toàn để đựng thức ăn cho bé.
Các vi khuẩn hầu hết có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100oC trong 5 phút và ở 60oC trong chừng 10 phút. Nước đã đun sôi nhưng để nguội trên 2 tiếng thì vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập và càng để lâu thì lượng vi khuẩn càng tăng. Vì thế mẹ tráng đồ dùng ăn uống của bé bằng nước đun sôi để nguội không có tác dụng gì.
Ngay cả việc tráng đồ dùng bằng nước sôi nếu không đủ thời gian như trên cũng ít tác dụng. Tuy nhiên mẹ cũng không nên câu nệ quá, việc tiệt trùng kỹ lưỡng chỉ nên dành cho bé dưới 6 tháng tuổi khi hệ miễn dịch của bé con yếu. Khi lớn hơn bé bắt đầu tìm hiểu thế giới và thường cho rất nhiều thứ xung quanh vào miệng nên việc tiệt trùng cũng không có ý nghĩa gì. Hơn nữa bé cũng cần phải tiếp xúc với các vi khuẩn để rèn luyện hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.