Bố mẹ đã biết vì sao trẻ không chịu ăn

Bố mẹ đã biết vì sao trẻ không chịu ăn

08/11/2019 17:11
Vì sao trẻ không chịu ăn? Câu hỏi mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng lo lắng, băn khoăn nhưng chưa tìm ra được câu trả lời chính đáng.
Trẻ không chịu ăn, trẻ biếng ăn sẽ dẫn tới cơ thể trẻ gặp nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe như còi xương, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng tự nhiên,…. Tìm hiểu được đúng nguyên nhân trẻ không chịu ăn, sẽ giúp bố mẹ tìm ra được cách khắc phục và chăm sóc con tốt hơn.
Trẻ không chịu ăn
Trẻ không chịu ăn khiến bố mẹ lo lắng 
Trước khi đi sâu vào nguyên nhân trẻ không chịu ăn, bố mẹ cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu 3 nấc thang mà bất cứ đứa trẻ nào cần trải qua.

3 giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ.

Giai đoạn số 1 (từ 0 – 5 tháng tuổi)

Trong giai đoạn này nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể của trẻ nhỏ chính là sữa mẹ, thông thường là trẻ sẽ bú mẹ hoàn toàn mà không cần bổ sung nước lọc.

Trẻ không chịu ăn

 

Mùi vị của sữa mẹ khá đặc trưng, tùy cơ địa từng mẹ mà mùi vị và màu sắc của sữa mẹ sẽ khác nhau đôi chút, tuy nhiên dù như thế nào thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể trẻ, bởi dinh dưỡng và cung cấp hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Ở nấc thang này trẻ bắt đầu làm quen với mùi, hương vị mới từ sữa mẹ, đây cũng là bước giúp trẻ rèn luyện tiếp nhận thay đổi tự nhiên của vị giác.

Giai đoạn số 2 ( 6 -24 tháng tuổi)

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm và kết thúc quá trình ăn dặm, ở giai đoạn này trẻ sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, cách chế biến cũng tăng dần theo khả năng ăn thô của trẻ. Thông thường ở giai đoạn này trẻ cần được ưu tiên phát triển một số yếu tố sau:
  • Nhận biết 3 mùi vị cơ bản đó là mặn, ngọt, và đắng tự nhiên từ thực phẩm
  • Nhận biết các dạng màu sắc, cấu trúc của thực phẩm
  • Biết các loại thực phẩm, đồ uống khác nhau
  • Có khả năng ăn nhai, nhuốt thức ăn

Giai đoạn số 3 (25 tháng tuổi – 5 tuổi)

Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu giai đoạn đi học, trẻ được tiếp xúc với nhiều bạn bè, cách chế biến đồ ăn thức ăn cho bé cũng khác nhau giữa ở nhà và ở trường học. Bố mẹ cần lưu ý, giúp trẻ phát triển những kỹ năng sau:
  • Hoàn thiện khả năng nhai thức ăn, kĩ nẵng cầm thìa, xúc thìa.
  • Chấp nhận ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau
  • Học, nhận biết thái độ của cha mẹ, bạn bè
  • Nhận thức bản thân thích thú, không thích với một số món ăn nào đó, thích ăn món ăn theo các cấu trúc khác nhau: cứng, rắn, lỏng, mềm, màu sắc,… hoặc bất cứ cái gì đó liên quan tới thức ăn.
Với 3 nấc thang trên nếu trẻ được đưa cho các loại thực phẩm, cách ăn, cách nhận biết đúng thì giai đoạn sau này trẻ ăn sẽ rất nhàn, còn không sẽ ngược lại.

Trẻ không chiu ăn

 

Thông thường hành vi ăn uống của trẻ phát triển song song với sự phát triển của não bộ. Khi trẻ bắt đầu ở giai đoạn này thì cần những trải nghiệm ở giai đoạn đó, nếu trẻ bị bỏ qua, kỹ năng cũng bị bỏ trống, vì vậy tạo ra một hành vi ăn uống không lành mạnh ở trẻ, và rất khỏ cải thiện ở giai đoạn sau này.

Một số nguyên nhân dẫn tới việc bé không chịu ăn:

Bỏ qua cấu trúc ăn dặm của trẻ.

Bỏ qua cấu trúc thức ăn ở giai đoạn số 2 từ loãng, sệt, thô, nhưng thông thường bố mẹ chỉ cho con ăn cháo tới giai đoạn số 2, nên khả năng thô của con rất kém. Đôi khi bố mẹ bị một số quan điểm sai lầm như chỉ cần uống sữa, hoặc sợ ăn thô sớm hỏng dạ dày, vì vậy nhiều trẻ đã hơn 2 tuổi vẫn không biết nhai, không hiểu cấu trúc của thức ăn.
 
Giải pháp: Bố mẹ cần tham khảo lộ trình ăn, khả năng ăn để thay đổi cấu trúc, độ thô phù hợp với con. Dành nhiều thời gian hơn để cùng con tập luyện các kĩ năng cần thiết như : tập ống hút, tập cầm thìa, đũa. Nếu trẻ đã hơn một tuổi mà vẫn đang ăn cháo lỏng thì cần chuyển dần sang cơm nát, cơm hoặc một số dạng thức ăn khác nhau thay đổi cho bé.

Bố mẹ chủ động đút cho bé mà quên rằng cần tập kĩ năng ở nấc thang số 2

Nhai là một kỹ năng cực khó, đôi khi người lớn cũng thực hiện chưa chắc đã chuẩn. Nhiều bố mẹ hay than phiền “Tại sao trẻ ngậm rất lâu, không chịu nhai, hay nhè dù đã lớn?” , thực sự là khả năng này của trẻ chưa được luyện tập nên trẻ cứ ngậm như vậy, trẻ chưa biết nhai nên việc nuốt thức ăn rất khó.
Giải pháp:
  • Làm mẫu nhai và gặp để giúp trẻ nhìn và học hỏi theo bố mẹ
  • Cùng trẻ học và hoàn thiện quy trình nhai, nuốt khi ăn bất kì món ăn nào.

Cho bé ăn dặm quá sớm

Theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm ăn dặm cho trẻ thường bắt đầu 6 tháng tuổi hoặc sớm hơn theo từng phương pháp. Tuy nhiên nhiều trường hợp bố mẹ cho trẻ ăn quá sớm trước 5 tháng tuổi khi mà trẻ chưa sẵn sàng, cơ thể và khả năng của trẻ chưa muốn tiếp nhận thêm các mùi vị thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Thời gian đầu có thể bé rất hứng thú nhưng về sau này sẽ xảy ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Giải pháp: Hãy quan sát trẻ xem các biểu hiện để hiểu và biết thời điểm trẻ sẵn sàng ăn dặm
Ngoài ra còn một số lí do khác do sức khỏe hoặc tâm lí chung của trẻ mà cũng dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Trẻ không muốn ăn:

Trẻ sẽ không muốn ăn vì nhiều lý do như đã no, đang mệt hoặc ốm, đôi khi là việc mẹ ép con ăn quá nhiều trong khi con chưa đói. Với trường hợp này mẹ cũng không nên quá lo lắng hãy để cho con được đói và tránh xa những đồ ăn vặt, khi trẻ đói trẻ tự khắc sẽ ăn lại bình thường.
 
Người lớn thường cho rằng trẻ không biết gì, nhưng thực ra cơ thể của trẻ hiểu rằng trẻ cần ăn bao nhiêu, ăn bao nhiêu là đủ. Hãy để trẻ tự ăn những đồ ăn và số lượng ăn mà trẻ mong muốn.

Trẻ biếng ăn:

Có rất nhiều lý do khiến trẻ biếng ăn cụ thể như sau:
Nếu bé bị rơi vào các tình trạng trên thì bố mẹ hãy cùng con xử lý từng vấn đề một, đa phần khi có sự trợ giúp từ bố mẹ các bé sẽ đều vượt qua được trong 1 tuần hoặc vài tuần.

Trẻ nghịch thức ăn

Hiện tượng bé nghịch hay vờn thức ăn sẽ xảy ra nhiều khi mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW, bé sẽ nghịch làm lộn xộn toàn bộ thức ăn. Mặc dù mỗi lần cho bé ăn là một chiến trường và mẹ phải mất nhiều thời gian để dọn dẹp tuy nhiên đây là bước rất quan trọng để giúp bé học hỏi, phát triển khả năng tự chủ của bản thân bé.

5 mẹo hay giúp bố mẹ trị chứng biếng ăn của trẻ

Để cho trẻ được đói

Nhiều mẹ thường than phiền với Ăn dặm 3in1 rằng: “Con nhà em không chịu ăn”, nhưng khi hỏi kĩ lại nhận được câu trả lời là hàng ngày con uống 1lít – 1,5 lít sữa. Dạ dày của trẻ nhỏ rất bé nếu mẹ đã cho bé uống quá nhiều sữa như vậy thì làm sao con đói, nên khi tới bữa ăn chắc chắn trẻ lười ăn, bỏ bữa.
 
Chuyên gia Hoàng Cường cho rằng nên sắp xếp các bữa ăn chính, bữa phụ cách nhau 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ nên cho bé uống nước, tối đa hàng ngảy chỉ cho bé ăn vặt 1 lần sau khi đã ăn xong bữa chính. Nếu muốn trẻ ăn nhiều hơn thì hãy giúp trẻ vận động nhiều hơn bằng các hoạt động vui chơi.

Không kéo dài thời gian bữa ăn

Ở các gia đình Việt thường có hiện tượng nếu trẻ không ăn thì sẽ cho bé đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi, cốt làm sao để bé ăn được nhiều nhất. Điều này đôi khi vừa làm thức ăn không còn ngon, thời gian ăn kéo dài, và thậm chí hình thành một thói quen xấu trong tiềm thức của trẻ.
 
Thông thường khi cho trẻ ăn bạn nên cho bé ngồi tại ghế, nơi yên tĩnh tránh xa đồ chơi, ti vi, hãy cho bé ăn trong khoảng 30 phút nếu bé không ăn thì nên dọn cất đi. Cứ như vậy trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy kết quả của việc này của mẹ.

Đa dạng thực đơn ăn.

Có 4 nhóm dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ, khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ mẹ cần cân đối dinh dưỡng của 4 nhóm này. Đa dạng thực phẩm, cách chế biến cũng khiến bữa ăn của con luôn mới lạ, tránh trường hợp ăn một món cháo, một loại đồ ăn cả tuần.
Bé lớn hơn một chút bắt đầu nhận biết đa dạng hơn về màu sắc, hình ảnh mẹ nên dành chút thời gian để trang trí hoa laas, màu sắc bắt mắt để thu hút, kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Khi bé đã bắt đầu đi học, mẹ và bé có thể cùng nhau vào bếp chế biến món ăn riêng dành cho bé, điều này sẽ giúp bé hào hứng và sau đó ăn ngon lành thành quả mà bé và mẹ vừa hoàn thành xong.

Thiết lập quy tắc bàn ăn cho bé

3 quy tắc quan trọng khi thiết lập bàn ăn cho bé là : không tivi – không đi rong – không chơi đồ chơi. Mọi thói quen của trẻ đều do học được từ người lớn, hoặc do người lớn dạy cho trẻ “Nếu bố mẹ không cho con chơi điện thoại, không ăn rong thì trẻ sẽ không bao giờ biết được chuyện này”. Hãy rèn cho bé thói quen ăn tập trung, không chơi để tốt hơn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Khuyến khích và khen ngợi.

Bất kỳ ai đều thích việc được khen, công nhận khi hoàn thành hay đạt được việc gì đó, trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy khi trẻ thực hiện được điều gì đó, hay bắt đầu thực hiện hãy dùng những lời khen, gợi ý một cách nhiệt tình và vui vẻ. Với cách làm này, việc muốn bé làm việc gì đó hay ăn món ăn nào đó bạn sẽ không cần phải ép buộc mà tự bản thân trẻ thích thú với việc này.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định những nguyên nhân mà con không chịu ăn nhé!
 

Tin liên quan

Thong ke

Video