Bật mí 4 bước tăng độ thô khi chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Bật mí 4 bước tăng độ thô khi chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

03/06/2023 16:06

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Từ đó, kích thích bé ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bé phát triển 1 cách tốt nhất.

Tùy theo sự phát triển của con mà mẹ sẽ phải biết cách tăng dần độ thô cho con, để giúp con tập nhai, phản xạ một cách tự nhiên nhất. Cách tăng độ thô theo từng giai đoạn phát triển của bé là bước cực kì quan trọng để bé làm quen dần với thức ăn thô và hoàn thành tốt kĩ năng ăn uống.

Giai đoạn 1: bé từ 5- 6 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn “nuốt chửng”, là khởi đầu cho hành trình ăn dặm của bé. Ở khoảng thời gian này, lưỡi của bé chưa thể cử động linh hoạt, bé chỉ biết nuốt chửng mà không thể nhai nhỏ thức ăn.

Độ cứng cơ bản của đồ ăn cho bé giống canh, súp:

  • Cháo: mẹ nấu cháo với tỉ lệ 1:10 và rây tầm 2-3 lần thật mịn, thêm nước dashi để làm loãng cháo hơn. Sau khi bé quen, giảm số lần rây và giảm lượng nước dashi để cháo đặc hơn. 
  • Củ quả: hấp hoặc luộc chín mềm và nghiền, rây ngay khi còn nóng sẽ dễ dàng hơn, cho thêm nước dashi để làm sánh.
  • Rau: mẹ chỉ phần lá, luộc mềm và thái nhỏ, rây nghiền cho đến khi mịn.
  • Cá thịt trắng: bé có thể ăn cá thịt trắng sau khoảng 3 tuần tập ăn dặm. Luộc, lọc bỏ da và xương, thêm nước rây nghiền nhuyễn đến mịn.

Số lần ăn: Sau 1 tháng, chuyển 1 ngày tăng thêm 1 bữa phụ buổi chiều.

Giai đoạn 2: từ 7- 8 tháng tuổi:

Trong giai đoạn này, bé đã có thể làm nhỏ thức ăn bằng lưỡi và hàm trên. Những động tác nhai của bé đang còn “trệu trạo”, mẹ cần chú ý về kích thước và tăng độ thô dần của đồ ăn

Độ cứng cơ bản của đồ ăn cho bé giống như đậu phụ:

  • Cháo: nấu với tỉ lệ 1 gạo: 7 nước. Nửa đầu giai đoạn, nấu cháo 1:7 chín mềm xong rây 8 phần, 2 phần còn lại nghiền bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Nửa sau giai đoạn, mẹ nấu cháo 1:7 xong chỉ cần nghiền thô bằng thìa là được.
  • Củ quả: nửa đầu giai đoạn hấp hoặc luộc chín mềm xong rây 8 phần, 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Nửa sau giai đoạn chỉ cần nghiền thô.
  • Rau: Nửa đầu giai đoạn luộc mềm nhuyễn. Nửa sau giai đoạn mẹ luộc rau mềm, cắt nhỏ cho bé.
  • Cá, thịt trắng: mẹ hấp hoặc luộc, bỏ da và xương rồi miết tơi và gỡ thô bằng dĩa. Với thịt thì có thể  rây 8 phần, 2 phần còn lại giữ nguyên cấu trúc, sau dần dần giảm lượng rây.

Số lần ăn: bé có thể ăn 1 ngày 2 bữa, 1 lần vào buổi sáng, 1 lần vào buổi chiều tối.

Giai đoạn 3: từ 9-11 tháng tuổi:

Gợi ý các món ăn sáng cho bé 1 - 2 tuổi theo thực đơn 7 ngày

Thời gian này lưỡi của bé đã có thể hoạt động linh hoạt, đẩy thức ăn đến hàm, nghiền nát hoặc gặm bằng răng cửa. Mẹ đã có thể tăng độ cứng đồ ăn cho bé.

Độ cứng cơ bản của đồ ăn cho bé giống như chuối chín:

  • Cháo: mẹ nấu với tỉ lệ 1 gạo: 5 nước. Khi bé đã quen thì chuyển sang cháo có tỉ lệ 1 gạo: 3 nước, cháo đặc nguyên hạt.
  • Củ quả: hấp hoặc luộc đến khi đạt được độ cứng có thể nghiền nát bằng ngón tay rồi cắt nhỏ tầm 5-6mm.
  • Rau: luộc mềm và cắt nhỏ 
  • Cá thịt trắng: luộc chín rồi bỏ da và xương, cắt miếng tầm 5-8mm.

Số lần ăn: 1 ngày 3 lần. 

Giai đoạn 4: từ 12- 18 tháng tuổi

Các Món Ăn Sáng Cho Bé Từ 1 Đến 3 Tuổi Giúp Phát Triển Khỏe Mạnh

 

Đâylà giai đoạn răng của bé đã mọc khá nhiều, kỹ năng nhai nát, nuốt thức ăn cũng đã trở nên thành thạo.

Độ cứng cơ bản của đồ ăn cho bé giống như thịt viên:

  • Cơm: cơm nát. Khi bé đã quen thì chuyển sang cơm bình thường, hơi mềm hơn 1 chút.
  • Củ quả: hấp hoặc luộc đến khi đạt độ cứng mà mẹ có thể cắt dễ dàng bằng dĩa
  • Rau: luộc mềm, cắt rộng tầm 1cm
  • Cá, thịt: luộc chín rồi lọc bỏ da và xương, cắt miếng to vừa ăn 

Số lần ăn: 1 ngày 3 bữa chính và 1 bữa phụ.

Trong quá trình tăng độ thô thức ăn, nhiều bé chưa quen dễ bị oẹ thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy tăng thô dần dần cho bé, từ từ đúng cách, bé sẽ quen và hết sau vài ngày. Các mẹ đừng nên chỉ vì thấy bé có biểu hiện nôn oẹ khi tăng thô mà bỏ, sau này bé sẽ mất kĩ năng nhai, chỉ nuốt chửng và hễ ăn gì là lại oẹ.

Mẹ hãy kiên định và kiên trì trong quá trình tăng dần độ thô cho con. Mẹ hãy giúp con ăn ngoan, cùng con phát triển toàn diện từng ngày từng ngày. Hãy đăng ký khóa học Ăn dặm 3in1 của Hoàng Cường để giúp con có một quãng thời gian ăn dặm thật là vui vẻ và hạnh phúc.

Tin liên quan

Thong ke

Video