Cam là một trong những loại trái cây có múi giàu vitamin C – đây là một dưỡng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng tự nhiên, thanh lọc cơ thể và làm đẹp da. Bên cạnh việc tách múi ăn trực tiếp, bạn có thể vắt lấy nước cam, trữ đông và sử dụng dần.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, do thực hiện sai cách từ đó dẫn tới trường hợp nước cam bị đắng và khó uống. Vậy vì sao lại dẫn tới hiện tượng này? Bí quyết để có những cốc nước cam thơm ngon bổ dưỡng như thế nào?
Nước cam bị đắng là do lượng tinh dầu có trong vỏ cam, khi bạn vắt cam không đúng cách một phần tinh dầu trong vỏ cam sẽ được tiết ra và hòa cùng nước cam. Nếu tinh dầu vỏ cam bị hòa lẫn quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng nước cam có vị đắng và rất khó uống.
Nếu lượng tinh dầu trong vỏ cam ít, vị đắng sẽ không lập tức có. Sau khi bạn để nước cam ra ngoài môi trường, tinh dầu sẽ nổi trên bề mặt khiến nước cam bị đắng và khó uống. Chính vì hiện tượng này mà nhiều người nhầm tưởng nước cam vắt để ngoài không khí lâu bị đắng.
Nguyên nhân chính dẫn đến nước cam bị đắng là do tinh dầu tại vỏ cam, do đó cách tối ưu nhất để nước cam có thể giữ lâu không bị đắng chính là hạn chế tối đa tinh dầu ở vỏ rơi vào nước cam. Các bước đơn giản vắt nước cam không bị đắng:
Bước 1: Gọt toàn bộ phần vỏ cam trước khi tiến hành vắt. Lớp vỏ ngoài của cam chứa rất nhiều tinh dầu, chính vì vây khi bạn gọt vỏ cam thì sẽ loại bỏ được phần tinh dầu trong vỏ cam, tạo điều kiện khi vắt nước không bị dính nhiều tinh dầu nữa.
Bước 2: Cho các quả cam đã gọt vỏ vào lò vi sóng trong khoảng 30s, việc này làm cho toàn bộ số tinh dầu còn lại trong cam bị bay hơi, và tạo điều kiện để việc vắt cam được nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Bước 3: Dùng các dụng cụ đơn giản hoặc máy vắt nước cam để vắt nhanh hơn và gọn hơn. Hạn chế việc vắt cam bằng tay.
Khi bạn thực hiện theo 3 bước trên là có thể đảm bảo nước cam vắt ra không bị đắng. Tuy nhiên, để bảo quan, trữ đông nước cam sau này sử dụng sao cho giữ được vị ngon và dinh dưỡng có trong nước cam, đồng thời hạn chế những phản ứng tạo vị đắng. Bố mẹ cần có cách bảo quản nước cam.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, để nước cam được lâu cách tốt nhất là bảo quản đông (tức là cho cam lên ngăn đông của tủ lạnh), việc này giữ cho nước cam ít bị điến đổi ra vị đắng. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi nhà khoa học Paula Mapelli thuộc trường Đại học Seville còn chứng minh rằng, trong quá trình trữ đông nước cam, các chất chống oxy hóa có trong nước cam vẫn sẽ được bảo toàn nguyên vẹn, nên các gia đình có thể trữ đông nước cam và dùng dần vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Khi trữ đông nước cam bạn nên cho nước cam vào túi zip chặt (khuyên nên dùng các túi trữ sữa – vừa tiện vừa an toàn). Bạn nên cho nước cam vào đầy túi để hạn chế không khí bên trong nước cam. Khi uống bạn chỉ cần bỏ xuống ngăn mát dã đông là được.
Cũng tương tự như vậy khi bạn muốn bảo quản nước cam trong ngăn mát tủ lạnh, bạn nên rót đầy nước cam vào các chai thủy tinh tối màu có nắp đậy. Nắp đậy giúp nước cam tránh bị vi khuẩn xâm nhập, đỡ lẫn mùi thức ăn khác trong tủ lạnh, cùng với đó là tránh nước cam bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Còn việc sử dụng chai màu sắc giúp ngăn cản quá trình phân hủy vitamin bởi ánh sáng.
Thực chất nước cam không bị đắng do không khí, tuy nhiên khi tiếp xúc với không khí bên ngoài nhiều khiến nước cam bị mất dần dinh dưỡng vốn có. Vì vậy, ngay sau khi pha xong bạn hãy cố gắng uống ngay hoặc chú ý bảo quản nước cam theo chú ý ở trên để luôn có được những ly nước cam thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà.