Bật mí cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống hiệu quả

Bật mí cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống hiệu quả

25/05/2023 21:05
Ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời ở Việt Nam, rất phổ biến và rất dễ thực hiện. Bé đến tuổi ăn dặm sẽ bắt đầu ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác nhau. Sau đó sẽ đổi sang ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn và cuối cùng là cơm.

Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì?

 

Ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời ở Việt Nam, rất phổ biến và rất dễ thực hiện. Bé đến tuổi ăn dặm sẽ bắt đầu ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác nhau. Sau đó sẽ đổi sang ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn và cuối cùng là cơm. Trong phương pháp ăn dặm truyền thống bé sẽ bắt đầu từ 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu ăn dặm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện, bé bắt đầu tập ăn dặm các loại bột cùng với thức ăn xay nhuyễn.

Khi áp dụng phương pháp này cho con mẹ cần rất khéo léo kết hợp các loại thực phẩm để nấu các món ăn dặm hấp dẫn bé từ màu sắc cho tới mùi vị. Việc lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh cũng là một yếu tố quan trọng để mùi vị của đồ ăn được hấp dẫn và đảm bảo dinh dưỡng.

Đặc điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

  • Nấu bột, cháo lẫn cùng với thịt, rau thành một bữa ăn đủ dinh dưỡng cho bé
  • Mức độ ăn thô đi dần dần từ bột đến cháo vỡ, cháo nguyên hạt, cơm nát và đến cơm như của người lớn, kéo dài từ 6 tháng đến khi bé được khoảng 2 tuổi.
  • Bé thường không ăn cùng cả nhà nên bữa ăn hay kéo dài.
  • Thông thường bữa ăn của bé sẽ được cho ăn bế, ăn rong, không tập trung ăn uống nên rất dễ hình thành các thói quen xấu.

Cách tăng thô cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn

Khi sử dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ nên chia cho bé ăn theo từng giai đoạn khác nhau, cụ thể như sau:

Từ 6 tháng tuổi

26 thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân |  Cleanipedia

Giai đoạn này bé mới bắt đầu làm quen ăn dặm, kỹ năng của bé chỉ là “nuốt chửng”. Mẹ nên cho bé ăn bột hoặc nấu cháo loãng theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước kết hợp với nước dashi và các thực phẩm được ninh kỹ, sau đấy lọc qua rây hoặc xay thật kĩ để thu được hỗn hợp loãng, mềm mịn.

Đối với các loại củ: nên rây ngay sau khi nấu chín, vì khi còn nóng rây sẽ dễ dàng hơn.

Đối với các loại rau: lấy riêng phần lá rau cho bé bởi vì lá mềm hơn và nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu xong mẹ xay nhuyễn rồi rây lại.

Trong giai đoạn tập cho bé ăn thô này bé sẽ tập kỹ năng phản xạ của lưỡi, đưa và đẩy thức ăn từ trước ra sau rồi nuốt. Thời gian đầu tập ăn mẹ nên cho bé ăn 1 bữa chính, sau đó có thể kèm thêm 1 bữa phụ. 

Từ 7- 8 tháng tuổi

Giai đoạn này mẹ có thể nấu cháo cho bé theo tỉ lệ là 1 gạo: 7 nước. Thời gian đầu cháo sau khi đã nấu chín vẫn cần rây tuy nhiên rây cháo theo tỉ lệ 8 phần rây: 2 phần nghiền bằng muỗng. Đến khi bé được khoảng 7 tháng rưỡi- 8 tháng tuổi thì không rây mịn nữa mà chỉ cần nghiền nhuyễn bằng muỗng là được.

Vào thời điểm này lưỡi của bé bắt đầu hình thành phản xạ đẩy thức ăn lên xuống giữa hàm trên và hàm dưới để làm tan thức ăn.

Bé sẽ bắt đầu tập ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Khi đó, mẹ có thể cho con làm quen những món ăn mới làm từ lòng đỏ trứng gà, tiếp đến là các loại cá thịt trắng như cá lóc, cá chép, cá chẽm... và đến các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ… Ngoài ra, giai đoạn này có thể tập cho bé ăn thô bằng các loại thực phẩm sau đã chế biến thành thức ăn: ức gà, tôm sông, lươn, cua đồng, thịt chim bồ câu, thịt lợn, thịt bò...

Từ 9- 11 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi thì cần bổ sung những loại vitamin gì? | Vinmec

Kỹ năng nhai của bé đã trở nên thành thục hơn nên mẹ hãy nấu cháo với tỷ lệ 1 gạo : 5 nước. Sau đó, trẻ 11 tháng có thể chuyển sang cháo sệt nguyên hạt và cháo đặc nguyên hạt với tỷ lệ 1 gạo : 3 nước. Cách tập cho bé ăn thô với các món ăn có thể đa dạng hơn giai đoạn trước đó.

  • Các loại củ quả được mẹ thái to hơn và đôi khi có dạng hình que (dài 5mm) để bé tập nhai dần 
  • Đối với nhóm thực phẩm cung cấp đạm, các món ăn cho bé có thể chế biến bằng nhiều kiểu đa dạng hơn như hấp, xào, luộc, chiên.
  • Độ mềm của món ăn tương đương với quả chuối, kích thước to bằng hạt đậu đỏ là phù hợp. Tập cho bé ăn thô giai đoạn này diễn ra thuận lợi hơn trước vì bé đã có khả năng tự cầm ăn.
  • Kỹ năng ăn uống của bé giai đoạn này khác biệt ở hoạt động của lưỡi. Trẻ đã bắt đầu có những phản xạ lưỡi để đưa thức ăn sang 2 bên và lúc này hàm đã có phản xạ nhai.
  • Bữa ăn của bé giai đoạn này vẫn nên duy trì 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Mẹ có thể chế biến các món ăn mới làm từ cá biển loại nhỏ, tôm cua biển, mực, nội tạng, tim, gan...

Từ 12- 18 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, lợi của bé đã phát triển khá tốt, bé cũng có nhiều răng và có thể ăn được những thức ăn cứng. Để bé hứng thú với đồ ăn và không dễ chán ăn, mẹ nên chế biến thức ăn đa dạng hơn. Đầu giai đoạn này mẹ có thể cho bé tập ăn dần bằng cơm nát, đồ băm nhỏ, đến giữa và sau giai đoạn này bé có thể ăn cơm mềm giống như người lớn, mẹ có thể giúp bé tập thói quen tự lập bằng cách tự xúc ăn.

  • Với rau củ vẫn phải nấu chín mềm sau đó cắt nhỏ tầm 1cm
  • Với nhóm cung cấp đạm bé cũng có thể ăn đa dạng hơn, cá có thể thái hạt lựu lăn qua bột mì chiên giòn, làm chả cá hoặc món cá kho mềm; thịt có thể hầm với rau củ...
  • Bé tập nhai với độ cứng của thức ăn nên tương đối như thịt. Lúc này lưỡi của bé đã di chuyển thuần thục hơn, răng của bé đã có phản xạ nhai tốt hơn và lực nhai mạnh hơn.
  • Thời điểm hiện tại bé có thể ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ mỗi ngày. Bé trên 1 tuổi đã có thể ăn được lòng trắng trứng, thức ăn của bé có thể bắt đầu nêm gia vị trong thức ăn nhưng cần nêm nhạt hơn so với người lớn.

Trên đây là những chia sẻ về cách tăng thô cho bé ăn dặm truyền thống theo từng giai đoạn giúp rèn luyện kỹ năng ăn của bé được tốt nhất. Chúc mẹ thành công!

Hãy đăng ký khóa học Ăn dặm 3in1 của Hoàng Cường để giúp con có một quãng thời gian ăn dặm thật là vui vẻ và hạnh phúc.

Tin liên quan

Thong ke

Video