Tuy nhiên, việc ăn món nào và ăn bao nhiêu vẫn do bé quyết định. Vào giai đoạn tập thìa trở đi , nếu bé ăn BLW tốt, bạn có thể cho bé ăn một bữa ăn hoàn chỉnh vào bữa trưa.
1. Chúng ta không cần lo lắng bé không ăn đủ các nhóm chất sẽ bị thiếu chất trong giai đoạn dưới 1 tuổi. Vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ , nên trẻ hoàn toàn có thể nhận đủ chất dinh dưỡng ở giai đoạn này chỉ với sữa.
Tuy nhiên sau giai đoạn 1 tuổi, tổng lượng sữa tươi và các chế phẩm khác từ sữa chỉ được giới hạn ở mức 400-500ml sữa mẹ có thể cho bé uống với lượng nhiều hơn , nhưg nếu lượng sữa bé bú và lượng thức ăn bé ăn được bị chênh lệch quá nhiều , thì mẹ cũng phải điều chỉnh lại cách cho con bú hoặc giảm lượng sữa mẹ hoặc cho bú theo cữ , để đảm bảo bé nhận được tương đối đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn
Ở giai đoạn bốc nhón và tập thìa cho bé dưới 1 tuổi : 1-2 bữa/ngày là lý tưởng nhất cho nếp sinh hoạt của bé
Ở giai đoạn tập thìa cho bé trên 1 tuổi: 2 bữa chính bữa trưa và tối là hai bữa cần thiết , 2 bữa phụ sáng và chiều là 2 bữa tùy theo ý của bé , nếu sau khi bú sữa bé muốn ăn thêm thì mẹ sẽ cho bé ăn một món nhẹ nào đó
2. Đến giai đoạn này, bạn cho con ăn 1 món mới liên tục trong vòng 2 ngày vào bữa ăn đầu tiên của ngày, bữa sau đó bé ăn các thực phẩm đã thử qua và được kiểm chứng không gây bất cứ vấn đề gì
3. Khi lập bảng thực đơn cho bé, bạn hãy lập 1 danh sách các loai thực phẩm theo nhón (rau củ, trái cây, ngũ cốc, đạm )
4. Luôn chú trọng vào những loại thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sạch sẽ và đảm bảo an toàn. Bạn hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, đừng cho trẻ ăn lệch, nhất là rau, củ , quả cho ăn càng nhiều màu sắc thì càng tận dụng được các loại vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm đó. Việc chuẩn bị một kế hoạch thực đơn tuần hoặc tháng có thể sẽ giúp ích trong việc lựa chọn thực phẩm đa dạng và cân bằng
1) Không chỉ chú trọng đến dinh dưỡng mà trẻ còn cần chăm tập luyện thể dục thể thao
2) Hãy ngừng cho trẻ ăn khi trẻ thấy no
3) Không bắt trẻ ăn quá nhiều
4) Hạn chế muối trong thức ăn của trẻ
5) Hãy đảm bảo 50% khẩu phần ăn của trẻ là rau củ quả
6) Uống sữa tươi không đường
7) Cố gắng cho trẻ ăn thực phẩm nguyên cám (whole grain) để có một trái tim khỏe mạnh
8) Hạn chế không cho trẻ ăn các thực phẩm chứa đường tinh luyện
9) Cho trẻ uống nhiều nước
10) Hãy để bữa ăn của trẻ có đủ 4 nhóm thực phẩm Rau củ - Quả - Protein
Thứ 2:
Bữa 1: củ đậu + cơm nắm ruốc + xoài
Bữa 2: Nui xào thịt gà , súp lơ trắng + táo
Thứ 3
Bữa 1 : củ đậu + mì udon xào tôm, su su + lê
Bữa 2: bánh mì chấm canh khoai tây, cà rốt + dưa hấu
Thứ 4
Bữa 1 : Cá hồi áp chảo + củ cải luộc + khoai tây nướng + chuối
Bữa 2: ớt chuông + ngô bao tử + dưa gang
Thứ 5
Bữa 1: Cá hồi sốt xoài + đậu đũa luộc + bánh mì nướng + quả bơ
Bữa 2: Canh bí đỏ sườn + cơm trắng + táo
Thứ 6
Bữa 1 : bánh pancake + bầu luộc + nho
Bữa 2 : kimbab ( xúc xích, cà rốt) + đu đủ
Thứ 7
Bữa 1 : Nui nấu bông cải xanh thịt gà + nho
Bữa 2 : Măng tây nướng + fish and chips + chuối
Chủ nhật
Bữa 1 : Xôi nắm + su hào luộc + dưa hấu
Bữa 2 : Bí đỏ xào tỏi + thịt lợn luộc + dưa gang
Thứ 2:
Bữa 1: xôi nắm + củ đậu + nho
Bữa 2: cơm nắm + canh bầu nấu tôm + xoài
Thứ 3
Bữa 1 : cà chua + bánh mì Baguette + chuối
Bữa 2: su hào luộc + khoai tây Korokke + bơ
Thứ 4
Bữa 1 : cà chua bi + cá hồi nướng + nui trộn dầu oliu + dưa hấu
Bữa 2: mướp đắng nhồi thịt + bánh bao + đu đủ
Thứ 5
Bữa 1: đậu phụ rán + cơm nắm + xoài + canh bông cải xanh, lơ trắng
Bữa 2: Ngô bao tử, bí xanh luộc + chả cá + lê
Thứ 6
Bữa 1 : đậu phụ sốt cà chua + salad nga + táo
Bữa 2 : bánh mì french toast (lòng đỏ trứng ) + ngô bao tử xào thịt gà + dưa hấu
Thứ 7
Bữa 1 : phở gà + bầu luộc + vú sữa
Bữa 2 : xôi nắm ruốc tôm + bí đỏ luộc + chuối
Chủ nhật
Bữa 1 : rau củ chấm sữa chua ( cà rốt , ớt chuông , dưa chuột ) + vú sữa
Bữa 2 : mì ý thịt lợn sốt cà chua + nho
Tham khảo: Sách ăn dặm không phải là cuộc chiến