Sử dụng chất bột đường trong ăn dặm như thế nào?

Sử dụng chất bột đường trong ăn dặm sao cho đúng

24/04/2018 10:04

Trong bài này sẽ có đầy đủ những thắc mắc và những truyền thuyết các mẹ hay gặp khi sử dụng chất bột đường trong ăn dặm cho con.

Chất bột đường là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, sử dụng chất bột đường như thế nào cho hợp lý là câu hỏi rất nhiều bố mẹ thắc mắc khi bắt đầu cho con ăn dặm. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây của Ăn dặm 3in1 nhé!

1. Nên cho con ăn bột hay ăn cháo xay?

Bột là món ăn truyền thống cho bé khi bắt đầu ăn dặm, nhất là khi chưa có máy xay sinh tố. Ưu điểm của bột là tiện lợi, thời gian nấu nhanh, dễ thay đổi vị của thức ăn nấu cùng, nhưng bột có nhược điểm dễ bị mốc do để lâu hoặc khí hậu ẩm ướt.
 
Còn cháo xay nấu mất nhiều thời gian hơn nhưng có ưu điểm dễ hấp thu vì khi ninh nhừ gạo, các phân tử tinh bột được phân cát thành chuỗi nhỏ, và ngày nào ăn ngày ấy nên tươi hơn, không lo bị mốc. Nói ăn bột hay ăn cháo phụ thuộc vào sở thích của bé, hoặc nên ăn xen kẽ cả bột và cháo để thay đổi khẩu vị cho bé, nhưng nếu ăn bột mẹ nên lưu ý bảo quản bột tốt.

2. Nấu cháo cho con cho thêm gạo nếp, đậu xanh, hạt sen, được không?

Gạo nếp thành phần hoàn toàn giống gạo tẻ, mẹ cho bé ăn cũng không có vấn đề gì. Đậu xanh hoặc các loại đậu khác có nhiều đạm, đây là chất đạm có nguồn gốc thực vật cũng rất tốt. Để thay đổi khẩu vị cho bé thì thỉnh thoảng mẹ có thể nấu cháo gạo tẻ pha thêm chút gạo nếp và thêm 1 loại hạt gì đó.
 
Tuy nhiên mẹ đừng cho tất cả các thứ hạt vào 1 nồi cháo sẽ khiến lượng đạm thực vật trong cháo quá cao làm bé khó tiêu, thêm nữa ăn cháo như vậy vị cũng sẽ rất ngán nếu bé ăn nhiều và thường xuyên.
cháo cho bé ăn dặm
Có thể kết hợp nhiều nguyên liệu để tạo màu sắc và hương vị cho món ăn

3. Cháo nấu xong để được bao lâu?

Tốt nhất là cho bé ăn cháo ngay sau khi nấu xong vì mùi vị ngon mà chất lượng dinh dưỡng lại cao nhất. Nhiều mẹ thường nấu sẵn cháo hoặc bột để trong tủ lạnh cho bé ăn cả ngày, đặc biệt thời gian đầu bé mới tập ăn dặm lượng ăn còn ít, nhưng làm như vậy thì dinh dưỡng sẽ bị hao hụt đi rất nhiều.
 
Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để 2 tiếng là đã bắt đầu ôi thui. Còn trong ngăn mát tủ lạnh, thịt đã nấu có thể giữ được 3 tiếng nhưng vẫn bị vi khuẩn gây ôi thui tấn công, khi bé ăn buộc phải đun sôi lại để diệt vi khuẩn, nhưng việc đun lại càng làm thức ăn mất dinh dưỡng.
 
Mẹ hãy nấu cháo riêng để sẵn trong tủ lạnh (nhưng cũng không nên để quá 2 ngày), mỗi bữa lấy 1 lượng cháo vừa đủ ra nấu với rau thịt để bữa ăn của bé vừa giàu dinh dưỡng vừa hợp vệ sinh.

4. Có nên bảo quản cháo bằng bình giữ nhiệt?

Không nên, vì nhiệt độ thức ăn trong bình giữ nhiệt vẫn sẽ giảm dần đi, dù không giảm nhanh như ở ngoài. Khi nhiệt độ thức ăn giảm xuống dưới 60 độ C thì các vi khuẩn sẽ tấn công trở lại. Tốt nhất sau khi nấu xong, mẹ để cháo nguội, cho vào hộp kín và để vào tủ lạnh

5. Có nên cho con ăn cháo ăn liền?

Cháo ăn liền tiện dụng nhưng thành phần dinh dưỡng rất kém. Một gói cháo ăn liền gồm phần lớn là phôi cháo, còn các thành phần thịt, tôm, nấm, rau như quảng cáo chiếm tỉ lệ rất thấp. Ngay cả phôi cháo đã qua chế biến công nghiệp cũng mất nhiều dưỡng chất so với cháo nấu ở nhà.
 
Nói chung đây là thức ăn không được khuyến khích. Vì thế thỉnh thoảng mẹ cho bé ăn cháo ăn liền cũng được nhưng không nên cho ăn thường xuyên, bé sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Một cách khác là mẹ hãy thêm thịt thêm rau vào cháo ăn liền để bát cháo của bé có đủ dưỡng chất.

6. Có nên cho con ăn cháo dinh dưỡng?

Vì sự tiện lợi mà nhiều mẹ vẫn đến các cửa hàng cháo dinh dưỡng mua cháo cho bé ăn bất chấp những cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẹ “hồn nhiên” nghĩ rằng cháo này sẽ bổ, thơm, ngon hơn vì, ví dụ: “cháo nấu từ nước luộc cả chục con gà thì phải ngon hơn cháo nấu với miếng thịt gà bé tí chứ”.
 
Nhưng vấn đề là mẹ có kiểm tra được người ta nấu cháo từ nước gà hay không, và liệu gà họ dùng có đảm bảo tươi ngon hay không.
 
Hiện nay đã có rất nhiều báo chí điều tra về các cơ sở bán cháo dinh dưỡng. Sở y tế TPHCM từng kiểm nghiệm các mẫu cháo dinh dưỡng vào năm 2014, kết quả là 100% đều có hoá chất chống thiu. Khiến cháo có thể để mấy ngày trong điều kiện bình thường mà vẫn không đổi mùi vị.
 
Ngoài ra còn có các hoá chất tạo sánh mà chỉ cần bỏ vào 1 chút thì cháo loãng sẽ trở nên đặc quánh trông rất hấp dẫn. Một số cơ sở còn cho cả chất gây nghiện làm bé chỉ ăn cháo ở ngoài không ăn cháo mẹ nấu.
 
Trong trường hợp nới bán cháo không dùng hoá chất, thì mẹ cũng không biết được cháo đó có đủ dinh dưỡng thật không? Một bát cháo đủ dinh dưỡng phải đủ bốn nhóm thực phẩm, liều lượng hợp lý, tức là phải có chuyên gia dinh dưỡng tính toán, nhưng e là không cơ sở cháo nào mời chuyên gia cả. Một số mẫu cháo được kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng đạm thấp hơn tiêu chuẩn dành cho bé mà Viện Dinh dưỡng công bố.
 
Tốt nhất mẹ hãy tự nấu cháo cho bé. Các thiết bị trong bếp phổ biến hiện nay như tủ lạnh, máy xay, nồi hầm đã có thể tiết kiệm cho mẹ rất nhiều thời gian rồi.

7. Vì sao nên cho con ăn gạo nguyên cám?

Gạo nguyên cám chính là gạo lứt, tức là chưa qua công đoạn xử lý làm trắng làm bóng. Gạo nguyên cám với lớp vỏ lụa, cám và phần mầm giàu vitamin nhóm B, vitamin E, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho cơ thể bé. Trong khi đó gạo đã qua xử lý thì các vitamin đã bị rơi rớt đi nhiều, chất xơ cũng không còn. Vì thế mẹ nấu bột hay cháo cho bé từ gạo nguyên cám đều rất tốt.

8. Có nên cho con ăn yến mạch?

Yến mạch là món ăn bổ dưỡng và giàu năng lượng rất quen thuộc đối với người phương Tây, hiện nay nhiều mẹ Việt cũng biết tìm mua món ngũ cốc này cho bé yêu thưởng thức. Yến mạch là một loại ngũ cốc không cần phải bóc tách xử lý mà luôn ở dạng nguyên hạt có thể dùng ngay, chính vì thế dinh dưỡng trong yến mạch luôn được đảm bảo ở dạng nguyên thuỷ nhất, với protein, các vitamin nhóm B, các vi chất sắt, canxi, magie, selen, phot pho, lại có cả chất xơ hoà tan tốt cho tiêu hoá.
 
Yến mạch là thức ăn rất lành, bé có thể thưởng thức ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Hiện nhiều siêu thị hay cửa hàng thực phẩm cho người nước ngoài đều có bán yến mạch, có thể ở các dạng nguyên hạt, cắt nhỏ, cán mỏng hay dạng bột với thành phần dinh dưỡng không khác biệt. Tuỳ độ tuổi của bé mà cách chế biến.

9. Có nên cho con ăn mì tôm?

Mì tôm không phải là món ăn lành mạnh cho bé. Thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột và chất béo nên ăn thường xuyên về sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Mì tôm còn ức chế khả năng hấp thu các chức dinh dưỡng khác đối với bé tuổi ăn dặm và bé ăn thường xuyên không có lợi cho sự phát triển của não. Trong mì tôm có quá nhiều chất phụ gia, quá nhiều muối và chất béo bão hoà (chất béo trong mì tôm là chất béo dạng trans – chất béo bị oxy hóa khi chao mì ở nhiệt độ cao), ăn quá nhiều có nguy cơ gây ung thư.
 
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mì tôm không tốt cho xương và thận, gây béo phì ở trẻ em, làm sao suy giảm hệ miễn dịch. Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ mì tôm hàng đầu thế giới, một chỉ số rất đáng lo ngại cho sức khỏe của người Việt nói chung và các em bé nói riêng. Tuy nhiên nếu bé chán ăn, cần đổi món thì thi thoảng cũng có thể cho ăn mì tôm, nhưng khi nấu phải cho thêm thịt, trứng và rau, nếu chỉ ăn mì tôm không bé sẽ thiếu chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

10. Con ăn cơm sớm sẽ mau cứng cáp?

Quả thật nhiều bé phàm ăn thì một tuổi, thậm chí chín tháng đã nuốt được cơm. Tuy nhiên cho bé ăn cơm quá sớm không hề có lợi như nhiều mẹ nghĩ. Khi rang hàm của bé chưa phát triển, bé sẽ ăn theo kiểu nuốt chửng, dạ dày non yếu của bé sẽ khó tiêu hóa thức ăn đó, thậm chí còn bị rối loạn tiêu hóa. Và do hấp thu dinh dưỡng khó khăn nên bé chưa thể ăn nhiều cơm được như so với ăn cháo. Khi ăn cơm, bé thường chỉ ăn cơm mà không chịu ăn thức ăn nên thường thiếu chất.
 
Thêm nữa khi khó tiêu hóa, bé sẽ cảm thấy đầy bụng và chán bú hơn, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng bé nhận được.Thông thường khoảng 18 tháng khi về có chừng 14 răng sữa thì có thể ăn cơm nhão và 24 tháng có thể ăn cơm mềm. Mốc thời gian này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn đôi chút với một số bé. Có thể cho bé ăn cơm nếu bé thích, nhưng mẹ phải đảm bảo cho bé ăn cả thịt cá rau củ.

trẻ tập ăn cơm

 

11. Ăn cơm sớm con sẽ bị đau dạ dày?

Thực ra đau dạ dày không phải do ăn cơm sớm, vì nguyên nhân đau dạ dày 90 % là do vi khuẩn HP (Helicobacter Polory). Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt, do đó có thể lấy từ người này qua người khác do ăn uống chung. Mẹ nếu nhiệm HP khi nhai hoặc mớm cơm cho bé sẽ lấy vi khuẩn cho bé. Vì vậy nếu bé có nhu cầu ăn cơm sớm thì mẹ vẫn cho ăn được, nhưng phải đảm bảo đủ cả thịt cá rau củ.

12. Cơm với các loại bún, miến, bánh phở, mì nui, mì spaghetti, thứ nào nhiều năng lượng hơn?

Các loại bún, phở, mì đã qua tinh chế đều hao hụt đi khá nhiều năng lượng, cho nên cơm nấu trực tiếp từ gạo vẫn giầu năng lượng nhất. Vì thế các món bún, miến, mì chỉ nên là thức ăn đổi vị cho bé, không nên ăn thường xuyên, và cũng nên chọn mua ở những nguồn an toàn. Trong quá trình chế biến bún, phở, mì, người ta có thể dùng các từ hóa chất tẩy trắng, làm dai, phụ gia bảo quản thực phẩm, tạo mùi thơm, không an toàn cho bé và cho cả người lớn.

13. Mẹ có nên chan canh cho con dễ ăn?

Điều này không nên các mẹ nhé! Nhiều mẹ hay chan canh vào cơm cho bé dễ nuốt nhưng cách này vừa không tốt cho hệ tiêu hóa, vừa làm giảm hiệu quả dinh dưỡng. Cơm chan canh khiến trẻ nuốt nhanh, ít nhai, làm cho dạ dày phải co bóp, hoạt động vất vả hơn. Nuốt nhanh khiến nước bọt có chứa enzim tiêu hóa tiết ra ít hơn.
 
 Bé sẽ không kịp cảm nhận vị ngon của thức ăn nên về lâu dài có nguy cơ chán ăn, ngại ăn những đồ thô hơn như thịt, rau. Chan nước canh khiến dạ dày nhanh no trong khi lượng dinh dưỡng thu nạp vào lại ít. Vì thế mẹ nên cho về ăn cơm riêng, thỉnh thoảng cho bé húp một thìa canh riêng là được. Nếu bé đã quen chan canh thì bớt dần lượng nước canh cho đến khi chỉ chan ướt cơm rồi chuyển sang cơm khô.

14. Có nên cho con ăn đồ nếp (xôi, các loại bánh bột nếp)?

Cũng có thể cho bé ăn để thay đổi món, nhưng không nên ăn quá nhiều vì đồ nếp thường no lâu, khó tiêu, ảnh hưởng đến các bữa ăn tiếp theo của bé.

15. Có nên cho về ăn bánh mì?

Bánh mì là thức ăn truyền thống của người phương tây, rất ngon lành, vậy không có lý do gì để mẹ ngăn bé thưởng thức. Tuy nhiên dưới một tuổi chỉ nên cho bé ăn làm bữa phụ, vì gluten – một dạng prôtêin có trong bánh mì sẽ hơi hơi khó tiêu, và cũng vì trong bánh mì thường có đường và muối hai thứ không cần thiết cho cơ thể bé.
 
Trên một tuổi tùy vào sở thích và sức ăn của bé, có thể cho bé ăn kèm theo phomat, trứng, thịt xay và các thứ rau phù hợp. Lưu ý là bánh mì nguyên cám sẽ tốt hơn vì giàu dưỡng chất hơn.

16. Có nên mớm cơm, nhá cơm cho con ăn?

Đây là một phương pháp khá phổ biến của người Việt trước đây, ngày nay với sự trợ giúp của máy xay, nồi hầm, các loại cháo bột xay sẵn thì lối ăn này đã bớt phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại. Hiện giới khoa học có 2 luồng quan niệm, một bên cho rằng việc nhá cơm mớm cơm là không hợp vệ sinh, vì trong khoang miệng người lớn có một số vi khuẩn có hại cho bé, kể cả khi người lớn khỏe mạnh bình thường.
 
Con bên kia cho rằng nếu người lớn khỏe mạnh thì việc mớm cơm nhá cơm không vấn đề gì, vì kháng thể có trong nước bọt mẹ có thể làm giảm đáng kể sự lây nhiễm mầm bệnh trong đó, và việc tiếp xúc với các vi khuẩn trong nước bọt của mẹ cũng giúp trẻ rèn luyện hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.Theo tôi, việc mớm cơm vẫn là không nên vì có nhiều người lớn mang bệnh mà không biết và có thể truyền bệnh cho bé. Và có một điều rõ ràng là thức ăn khi được mẹ nhai nhuyễn thì đã bị mất đi hương vị và một phần dinh dưỡng, khiến bé không cảm nhận được mùi vị nguyên bản của thức ăn.

Khóa học ăn dặm 3in1

Mẹ đang băn khoăn khi chưa tìm được phương pháp ăn dặm phù hợp với con mình,  bạn hãy tham khảo Khóa học ăn dặm 3in1 online từ FamiEdu để cùng học hàng trăm công thức kèm video hướng dẫn chi tiết cách chế biến. 

1 LẦN HỌC - CON ĐƯỢC ĂN NGON TRỌN ĐỜI

khóa học ăn dặm 3in1

Tin liên quan

Thong ke

Video