Bất cứ phương pháp ăn dặm nào cũng có nhưng những nguyên tắc cơ bản trong chế biến, ăn dặm bé chỉ huy cũng vậy. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng khi cho trẻ ăn dặm bé chỉ huy mà Ăn dặm 3in1 đã tổng hợp, các nguyên tắc này bạn nên tuân thủ để đảm bảo an toàn của bé, cũng như hiệu quả khi sử dụng phương pháp ăn dặm này.
Khi bắt đầu tập ăn dặm bé chỉ huy, bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm đơn giản, dễ ăn và dễ chế biến cho trẻ như: cà rốt, bông cải xanh, bơ,... và các loại thực phẩm nhiều sắt.
Đồng thời, quan sát xem trong gia đình có ai tiền sử dị ứng với món ăn nào đó hay không, từ đó bỏ qua món ăn đó hoặc áp dụng nguyên tắc 3 day wait với các thực phẩm đó, chằng hạn như hải sản, trứng, nấm, sữa bò,....
Giới thiệu cho bé các thức ăn có nhiều hương vị, độ thô mịn khác nhau (hạt tiêu, khổ qua,..) đây cũng sẽ là trải nghiệm thú vi, cho bé cơ hội nếm, trải nghiệm đa dạng thức ăn khác nhau.
Khi cho bé ăn dặm BLW, quan trọng nhất là cách cắt thực phẩm thành các miếng khác nhau (tùy theo từng giai đoạn mà cách cắt thực phẩm khác nhau). Khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé, bạn cắt các loại rau củ thanh các thanh cỡ dài 2 ngón tay hoặc nhỏ hơn. Bạn có thể dùng dao lượn sóng để cắt đồ ăn – cách làm này giúp bé dễ cầm nắm, giảm độ trơn trượt của thực phẩm.
Ban đầu, các món ăn chủ yếu được hấp, luộc. Thức ăn không nên nấu quá nhừ sẽ khiến bé bóp nát trong tay trước khi đưa được vào miệng (nên nhớ tay của trẻ lúc này còn rất lóng ngóng).
Không nên sử dụng của người lớn để chế biến ăn dặm cho con, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nếu sử dụng quá nhiều gia vị dễ tổn thương thận, khiến thận làm việc quá sức.
Cho bé ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, mặt đối diện với bàn, cánh tay và bàn tay ở tư thế thoải mái nhất. Trong trường hợp bé chưa ngồi vững bạn hãy chèn thêm gối hoặc miếng đệm để bé có thể ngồi được.
Đặt thức ăn trên khay trước mặt bé, hoặc cho bé lấy thức ăn từ tay của bạn, hỗ trợ bé cầm thức ăn đưa thức ăn gần tới miệng, không nên đút đồ ăn vào miệng bé, cố thuyết phục bé ăn được nhiều hơn so với nhu cầu.
Duy trì thói quen bú đủ, để bé luôn tỉnh táo khi bắt đầu vào bữa ăn dặm.
Không nên hối thúc, giục bé ăn hoặc làm mất tập trung khi bé đang ăn. Cha mẹ có thể quan sát hỗ trợ nhưng không làm ồn, nghịch điện thoại khi cho bé ăn.
Không để bé ngồi một mình với thức ăn. Tạo thói quen ăn uống khoa học, tự chủ
Cho bé ăn riêng hoặc ăn cùng lúc với bữa ăn của cả gia đình. Nếu bé ngồi được 1 lúc rồi đòi ra ngoài thì hãy cho bé ra ngoài và kết thúc bữa ăn của bé.
Tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây hóc cao như: khoai lang, khoai sọ, quả nhỏ (nho, cherry), quả hạch (hạnh nhân, óc chó,…)
Các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như: mật ong, lòng trắng trứng, hải sản, cam quýt. Ngoài ra nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng thì cần tìm hiểu kĩ các loại thực phẩm khi cho bé tập ăn dặm.
Các loại thực phẩm không lành mạnh chế biến sẵn như: khoai tây chiên, bỏng ngô, ngũ cốc ăn sáng, kẹo cao su,… những loại thực phẩm chứa đường và muối cũng không nên cho bé ăn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tự học thêm một số Kiến thức về ăn dặm bé chỉ huy để có thể tự tin nấu, chế biến, xử lý các tình huống khác nhau xảy ra trong quá trình ăn dặm của con.
Ăn dặm 3in1 (TH)
20/12/2019
24/05/2020