Cách cấp đông, rã đông và chế biến thực phẩm đúng cách

Cách cấp đông rã đông thực phẩm đúng cách

27/04/2018 10:04
Cấp đông, rã đông thực phẩm tưởng chừng như một công việc đơn giản nhưng thực tế lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới chất lượng thực phẩm và sức khỏe của mỗi người

Có rất nhiều bố mẹ thắc mắc làm khi nào khi mẹ đi làm cả ngày mà vẫn có thể chuẩn bị những bữa ăn nhanh gọn, đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Cách duy nhất để mẹ có thể thực hiện được điều này là bảo quản thực phẩm đúng cách, biết cách cấp đông và rã đông thực phẩm. Vậy cách cấp đông thực phẩm là gì? Cách rã đông thực phẩm là gì? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây của Ăn dăm 3in1 nhé!

cách cấp đông rã đông thực phẩm cho trẻ

Nguyên tắc khi cấp đông và rã đông thực phẩm cho bé

Ở nhiệt độ dưới -18 độ C, các thành phần dinh dưỡng như vitamin và chất đạm không bị hỏng, chỉ có chất béo là tiếp tục bị oxi-hóa. Vì vậy cấp đông thực phẩm cần ở nhiệt độ thấp dưới -18 độ C

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới -18°c, ở nhiệt độ này các thành phần dinh dưỡng như vitamin và chất đạm không bị hỏng, chỉ có chất béo là tiếp tục bị oxi-hóa.

Khi cấp đông thực phẩm, nước trong tế bào bị kết tinh lại nên khi rã đông thành phần dinh dưỡng không bị ảnh hưởng. Vì vậy thực phẩm tươi mua về, chia thành từng phần nhỏ và cấp đông thì có thể bảo quản được lâu mà vẫn giữ được dưỡng chất của nó.

Một số câu hỏi thường gặp khi cấp đông, rã đông và chế biến thực phẩm

Thực phẩm tươi và thực phẩm đông lạnh cái nào tốt hơn

Nếu như thực phẩm nhà trồng được, khi nào ăn thì chỉ cần ra hái vào nấu luôn ăn luôn dĩ nhiên nó thật lý tưởng cho việc đảm bảo đến 90-95% dưỡng chất trong thực phẩm, hương vị cũng thơm ngon hơn.

Nhưng thực tế ta không thể nào trồng được tất cả các thực phẩm, và việc có thể đảm bảo 100% dinh dưỡng là không thể vì dinh dưỡng đã bắt đầu thất thoát từ khi hái chúng lên, chưa kể khâu sơ chế và nấu nướng nếu không cẩn thận thì dưỡng chất cũng đã bị thất thoát rồi.

Mặt khác, đối với các gia đình bận rộn hoặc đơn giản là không thể tự trồng được rau xanh thì việc đông lạnh thực phẩm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích của gia đình như:

  • Sử dụng thực phẩm quanh năm tránh tình trạng ăn thực phẩm trái mùa

  • Bảo quản thực phẩm được tốt hơn

  • Tiết kiệm thời gian chế biến, nấu nướng mà vẫn đa dạng được các món ăn cho trẻ

Hạn chế khi đông lạnh thực phẩm so với thực phẩm tươi

  • Đông lạnh sai cách khiến thực phẩm hư hỏng hoặc mất chất dinh dưỡng

  • Có thực phẩm không thể đông lạnh được

  • Một số thực phẩm khi đông lạnh dễ bị thay đổi màu sắc cấu trúc, mặc dù không bị hỏng

  • Khi đông lạnh không đủ nhiệt độ dễ khiến thực phẩm bị hỏng, có thể bề ngoài không nhận thấy nhưng thực chất bên trong thực phẩm đã hỏng.

Nấu rau củ thế nào để đảm bảo dinh dưỡng?

Rau củ càng để lâu càng mất chất, hãy ăn nấu rau tươi trong vòng 24-48h sau khi mua. Không nên cắt rau rồi mới rửa, nếu không mẹ sẽ “rửa” luôn cả vitamin đi. Nếu biết chắc chắn nguồn rau an toàn, mẹ không nên ngâm rau hoặc nếu có chỉ ngâm vài phút để rau còn nguyên chất.

Cắt rau xong nên nấu ngay, nếu mẹ cắt lâu rồi mới nấu sẽ khiến vitamin bị thất thoát. Rau củ chỉ nên nấu vừa, nấu lâu quá sẽ khiến vitamin trong rau củ bay hết. Nên dùng lửa to thay vì om lửa nhỏ. Mẹ có thể dùng lò vi sóng hấp chín rau củ để giữ được nhiều vitamin nhất. Nấu xong nên ăn ngay, rau đã nấu càng để lâu càng mất chất dinh dưỡng.

Hâm nóng thức ăn thế nào cho đúng?

Tốt nhất chỉ hâm lại thức ăn 1 lần. Hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần khiến dinh dưỡng bị mất, thậm chí gây ngộ độc.

Có nên nấu hầm một nồi cháo lớn cho tiện vì bé mỗi bữa ăn rất ít?

Mẹ có thể hầm cháo trắng rồi để trong ngăn mát tủ lạnh, đến bữa lấy 1 lượng vừa đủ ra nấu với thịt cá rau củ. Cách này giúp mẹ tiết kiệm thời gian đồng thời bé lại được đổi món liên tục. Tuy nhiên cháo trắng cũng không nên để quá 2 ngày trong tủ lạnh. Đặc biệt mẹ đừng hầm cháo với thịt thà rau củ rồi để lạnh cho bé “ăn 1 thể”, vì cháo sẽ mất dinh dưỡng, mất mùi vị thơm ngon và bị vi khuẩn xấu xâm nhập. Và bé ăn mấy bữa liền cùng 1 thứ sẽ rất chán.

Cách cấp đông rã đông thực phẩm đúng cách

Phân loại các loại thực phẩm cần đông lạnh

Để cấp đông rã đông thực phẩm đúng cách đầu tiên bố mẹ cần phân loại thực phẩm cần đông lạnh theo cách nào, thông thường có 3 cách đông lạnh thực phẩm.

  • Đông lạnh thực phẩm chuẩn bị một món ăn hoàn chỉnh (chưa nấu)

  • Đông lạnh thực phẩm tươi sống

  • Đông lạnh thực phẩm đã nấu sơ/nấu chín.

Các bước cơ bản khi đông lạnh thực phẩm tươi và cấp đông thực phẩm đã chế biến

  1. Chuẩn bị dụng cụ:  màng thực phẩm, túi zip thực phẩm đông lạnh, hộp lọ nhựa, thủy tinh chuyên dụng, băng dính lụa, bút dạ, ... 
  2. Dọn dẹp không gian tủ.
  3. Lên thực đơn, món ăn, nguyên liệu, ghi ra những thứ cần mua.
  4. Sơ chế thực phẩm
  5. Cấp đông thực phẩm

Rã đông thực phẩm đúng cách

Khi rã đông thực phẩm ăn dặm cho trẻ, mẹ tuyệt đối không thực hiện cách cách ra đông như sau:

  • Rã đông thực phẩm bằng nước nóng: khi rã đông thực phẩm bằng nước nóng sẽ khiến cho phần ngoài của thực phẩm đã rã đông nhưng phần trong vẫn còn đông lạnh, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

  • Rã đông thực phẩm sau đó lại cấp đông lại và rã đông cho lần sau: Thực phẩm sau khi rã đông để ở điều kiện môi trường bên ngoài rất dễ bị nhiễm khuẩn. 

Cấp đông và rã đông thực phẩm là một trong những công việc quan trọng giúp bố mẹ tiết kiệm thời gian và vẫn có các món ăn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. 

Để biết thêm nhiều kiến thức hay về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và thực đơn ăn dặm chi tiết, đặc biệt là các chế biến, cấp đông rã đông thực phẩm thực phẩm được hướng dẫn trực tiếp từ đầu bếp Hoàng Cường. 

Mời bố mẹ tham khảo các khóa học về Ăn dặm của FamiCook tại ĐÂY hoặc Inbox trực tiếp cho FamiEdu để được hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. 

Tin liên quan

Thong ke

Video