Để thực hiện BLW hoàn toàn nhiều khi là một thách thức vô cùng khó khăn với nhiều bậc phụ huynh. Vì vậy, theo Ăn dặm 3in1 nếu điều kiện không cho phép bạn có thể kết hợp giữa đút muỗng và BLW. Việc này đảm bảo con của bạn phát triển được các kỹ năng ăn uống đúng với sự phát triển của cơ thể, vừa giúp bạn và gia đình yên tâm hơn về lượng ăn hàng ngày của bé cũng như tránh những xung đột trong cách nuôi con của các hệ tư tưởng khác nhau.
Tách riêng biệt 2 bữa ăn BLW và bữa ăn đút: Điều này giúp bé nhận biết riêng biệt giữa 2 bữa ăn khác nhau. Bé sẽ hiểu như thế nào là ăn đút và như thế nào là ăn BLW.
Nếu kết hợp 2 cách ăn trong 1 bữa thì hãy cho bé ăn dặm BLW trước: Một bữa ăn thông thường kéo dài khoảng 30 phút, bạn hãy dành cho bé 10, 15 phút đầu tiên cho tập ăn dặm BLW, sau đó dọn dẹp toàn bộ đồ ăn rồi dành thời gian còn lại cho bé ăn đút.
Chọn phương pháp ăn đút: Bạn nên kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm truyền thống phương tây để kết hợp cùng ăn dặm BLW. Bởi vì hai phương pháp này cũng tách riêng các món, do đó bé có thể cảm nhận được mùi vị đặc trưng của từng món ăn và dễ dàng nhận ra nét tương dồng với BLW
Hãy tôn trọng con: Nếu như con lựa chọn BLW mà từ chối đút thìa thì hãy để cho con bé ăn theo BLW. Nếu như con thích mẹ đút hơn BLW cũng không sao cả, hãy đút cho con nhưng cũng vẫn giới thiệu đồ ăn BLW cho bé mỗi bữa, chắc chắn sẽ tới lúc bé hứng thú với việc tự mình ăn.
Khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW, bố mẹ hãy để cho bé tự chủ, tự quyết về số lượng thức ăn, thời gian ăn, nếu bé có dấu hiệu không muốn ăn hãy chấm đứt bữa ăn và cho bé ra khỏi ghế.
Dùng ghế ăn dặm: Luôn ngồi trong ghế ăn với lưng thẳng dù ăn BLW hay ăn đút. Không ti vi, không dồ chơi, không đi rong và không gây mất tập trung trong bữa ăn của bé. Dù con tự ăn hay bạn đút cho con hãy luôn tạo cho con một thái độ ăn tốt.
Thiết lập lịch sinh hoạt cho bé: Để việc kết hợp các phương pháp ăn dặm thành công,bạn hãy ghi nhớ rằng phải luôn thiết lập cho con một nếp sinh hoạt cố định vì nếu như bé có nếp ăn ngủ lung tung thì sẽ rất khó để sắp xếp bữa ăn hợp lý.
Nếu bạn thấy bé có sự lựa chọn giữa hai phương pháp pháp, thì hãy chỉnh lại lịch ăn của bé. Nếu bé không thích ăn đút thìa, hãy giảm bữa đút thìa và tăng BLW lên. Ngược lại, nếu bé không có hứng thú gì với BLW, hãy giảm bữa BLW xuống và tăng bữa ăn đút thìa lên.
Điều này có nghĩa là bạn có thể cho bé ăn BLW và ăn đút thìa trong cùng một bữa ăn hoặc ăn BLW riêng một bữa,ăn đút riêng một bữa.Tuy nhiên,theo kinh nghiệm thực tế,việc mẹ đút cho bé và cho bé tập BLW trong cùng một bữa ăn có thể gặp những trở ngại như sau :
- Bé cảm thấy bối rối vì vừa được đút,vừa cầm đồ ăn,bé không biết nên ăn như thế nào mới đúng.
- Tâm lý của mẹ thường không vững vàng nên khi đút cho con ăn thường mong con ăn nhiều hơn bình thường,hệ quả là chỉ tập trung đút cho con, con có quá ít thời gian khám phá với thức ăn.Nếu như con thích tự xử lý thức ăn hơn được mẹ đút,con sẽ có phản ứng chống đối và có thể khiến mẹ khó chịu và muốn ép con ăn.
- Mẹ vừa đút cho con ăn vừa cho con nghịch đồ ăn có thể khiến con nghĩ rắng thức ăn đó là đồ chơi,nên sẽ không tập trung tìm hiểu cách xử lý thức ăn và ăn thực sự,tạo thái độ vừa ăn vừa chơi của bé.
Vì cậy tốt nhất bạn nên tách riêng bữa đút thìa và bữa BLW cho bé,để hỗ trợ bé tập trung ăn hơn.
Vào khoảng 9,5 tháng tuổi ,bé sẽ bắt đầu biết lựa chọn kiểu ăn dặm mà bé thích,không phải bé nào cũng chọn ăn dặm bé chỉ huy,có bé sẽ ưu thích được bón cho ăn hơn.Hãy tôn trọng bé,dù bé không thích BLW,nhưng việc bạn tôn trọng lựa chọn của bé cũng chính là tình thần BLW.Chỉ cần khi đút cho bé,bạn vẫn giữ vững tinh thần bé chỉ huy : cho con ngồi một chỗ ăn – tôn trọng sức ăn và sở thích của con – không ép con ăn,không sử dụng thủ thuật ( cho xem ti vi,dụ dỗ ) để cho con ăn được nhiều thì bé vẫn giữ được niềm yêu thích vơi các món ăn.Bạn cũng đừng lo em bé của bạn sẽ dựa vào mẹ để cho ăn cả đờn,các bé vượt bậc về sự tự lập,và kể từ đó bé sẽ bắt đầu có ý thức muốn được tự làm mọi việc,trong đó có việc tự ăn.
Bữa sáng: ăn đút – bữa chiều ăn BLW
Khi cho bé ăn đút thìa mẹ vẫn cho bé uống sữa trước, ăn sau.Tuy nhiên bé ăn ngay sau khi uống sữa chứ không cần phải cho bé ăn sau khi uống sữa 1 – 2h như khi tập ăn BLW nữa.
Giai đoạn tập bốc nhón:
Bữa sáng: ăn đút – bữa trưa + tối : ăn BLW
Bữa trưa: ăn BLW – bữa sáng + tối: ăn đút
Khi cho bé ăn đút mẹ cho bé ăn trước, uống sữa sau. Bữa săn kéo dài trong khoảng 30 phút. Với bé BLW sắp xếp theo hướng dẫn ở các chương trước. Nếu bạn cho bé ăn kết hợp cả BLW và ăn đút trong cùng một bữa thì bạn cho bé ăn trưa và bữa tối, sau đó thì uống thêm sữa.riêng bữa sáng và bữa phụ chiều, bé chỉ cần bú sữa là đủ.
Giai đoạn bé tập dùng thìa :
Bữa sáng + tối : ăn đút – bữa trưa + chiều ăn BLW
Bữa sáng + trưa : ăn đút – bữa chiều + tối : BLW h
Bữa sáng + chiều ăn BLW – buổi trưa + tối : ăn đút .
Nếu mẹ muốn kết hợp BLW và ăn đút trong cùng một bữa thì ở giai đoạn bốc nhón, bạn kết hợp cho bé ăn 2 – 3 bữa gồnm bữa trưa – phụ chiều (không bắt buộc) – bữa tối. Riêng bữa sáng bé chỉ cần uống sữa là đủ. Với bé ở giai đoạn tập thìa,bạn có thể kết hợp BLW cả bữa sáng nếu bé có nhu cầu.
Với các bé dưới 1 tuổi, sau bữa ăn mẹ vẫn bù sữa cho con.trên 1 tuổi có thể cho uống sữa kèm với bữa đút,riêng bữa BLW không bú sữa.
Ở giai đoạn này bạn nên khuyến khích các bé tự ăn và tập xúc thìa,do đó chúng tôi khuyên bạn ưu tiên các bữa BLW và giảm bữa đút xuống còn 1 bữa bất kỳ trong ngày
Bé không bú sữa sau khi ăn nữa.
Nguồn tham khảo: Sách ăn dặm không phải là cuộc chiến