Những chú ý quan trọng khi bắt đầu cho con ăn dặm

Những chú ý quan trọng khi bắt đầu cho con ăn dặm

30/04/2020 10:04
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm bố mẹ thường lo lắng không biết bắt đầu cho con ăn dặm từ đâu, ăn dặm và cần lưu ý những điều gì. Bố mẹ hãy cùng tham khảo một số lưu ý về ăn dặm mà FamiCook đã tổng hợp dưới đây.

Những chú ý quan trọng khi bắt đầu cho bé ăn dặm

1. Cho con ăn ngồi hay nằm

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, rất nhiều mẹ thường kê gối cho bé ăn nằm vì thấy dễ đút hơn và có cảm giác bé ăn được nhiều hơn, nhưng thực chất đây là một cách cho ăn phản khoa học. Việc bé nằm ăn khiến bé dễ bị sặc thức ăn rất nguy hiểm. Vòi nhĩ (vòi thông giữa tai và vòm mũi họng) của bé ngắn, rộng, lại nằm ngang nên khi bị sặc, thức ăn lỏng có khả năng bị đẩy vào tai giữa gây viêm tai giữa.

Dĩ nhiên không phải cứ ăn nằm là sẽ bị sặc và viêm tai, nhưng mẹ nên loại trừ các nguy cơ đối với bé. Chính vì vậy, khi bé được 6 tháng và mới bắt đầu tập ăn dặm, dù bé ngồi hơi lắc lư một chút, mẹ vẫn có thể cho bé ngồi ghế tập ăn có chế độ điều chỉnh độ dốc ở lưng. Hoặc nếu bế bé mẹ cũng để bé ngồi thẳng lưng, chỉ hơi ngả đầu bé một chút.

2. Bắt đầu ăn dặm cho con ăn bột ngọt hay bột mặn?

Điều này không có nguyên tắc tuyệt đối, tuy nhiên vị ngọt sẽ quen thuộc với bé hơn là vị mặn, nên có thể tập ăn với cháo sữa, khoai lang, chuối, xoài nghiền nhuyễn bé sẽ hợp tác hơn. Vị mặn ở đây có nghĩa là vị của thịt, trứng, cá, tôm, rau xanh chứ không phải của mắm, muối, bột nêm vì các gia vị này chưa nên cho vào thức ăn của bé dưới 1 tuổi.

3. Có nên cho con ăn mì chính và các loại hạt nêm

Mì chính không chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà chỉ là một gia vị tạo cảm giác “ngọt”. Hiện chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của mì chính đối với bé, nhưng nếu dùng lâu và nhiều có thể khiến bé bị “nghiện” mì chính, phụ thuộc vào loại gia vị này mà không cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của các thực phẩm, dễ từ chối các các thức ăn có mùi vị khác.

Vị giác của trẻ thời kỳ ăn dặm đang hình thành nên mẹ cần thận trọng khi nêm nếm gia vị vào đồ ăn của bé.

Hiện tại hạt nêm đang thay thế mì chính trong các gia đình vì quảng cáo gây cảm tưởng rằng hạt nêm chiết xuất từ thịt thăn, xương ống, rong biển nên hơn mì chính. Kỳ thực trong hạt nêm có khoảng 30% là mì chính và một số chất điều vị “siêu ngọt”, cộng với bột sắn, bột bắp, muối, đường. Còn thành phần chiết xuất từ xương, thịt thì “siêu ít” và không chắc có đúng là chiết xuất từ xương thịt hay không.

Vì vậy, không thể nói bột nêm “lành” hơn mì chính. Thậm chí nhiều mẹ nhầm tưởng về giá trị dinh dưỡng của hạt nêm khi nấu bột nấu cháo cho bé chỉ bỏ mỗi hạt nêm vì nghĩ trong đó có “chất” rồi, điều này hoàn toàn sai lầm. Tốt nhất mẹ không nên nêm cả mì chính và hạt nêm vào đồ ăn của bé.

4. Có nên cho con ăn thêm đường

Cũng như muối, nhu cầu đường của các bé dưới 1 tuổi thường được bổ sung thông qua các thực phẩm hàng ngày, vì vậy cho đường vào thức ăn của bé là không cần thiết. Tuy nhiên nếu trong thời gian mới ăn dặm bé thích bột ngọt thì mẹ có thể chế biến hợp lý, như nấu súp bí đỏ với trứng, thêm dầu ăn và chút đường.

Nhưng không nên cho bé ăn đường thường xuyên có thể hình thành thói quen ăn nhiều đồ ngọt của bé sau này. Hơn nữa đồ ăn nhiều đường cũng ảnh hưởng đến những chiếc răng sữa của bé.

gia vị sử dụng
Trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị nêm vào đồ ăn dặm 

5. Các thức ăn nào dễ gây dị ứng cho con khi mới tập ăn dặm

Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường với thức ăn, do hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Trẻ em, đặc biệt các bé dưới 3 tuổi dễ bị dị ứng thức ăn do hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao.

Bé bị dị ứng có các biểu hiện dị ứng sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ, với các triệu trứng nhẹ như đau bụng, nôn, nổi mẩm đỏ, ngứa khắp người, nóng ran, tiêu chảy hoặc nặng hơn như khó thở, thở rít, trụy mạch, tụt huyết áp. Một số trường hợp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.

Các món ăn có thể gây dị ứng cho trẻ gồm hải sản (tôm, cua, ngao, sò hoặc một số loại các có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, lươn, cá trích...), lòng trắng trứng, lạc (đặc biệt là với bé bị hen suyễn), lúa mì, sữa bò, thực phẩm chua như dâu tây, cà chua vì có hàm lượng axit cao.

6. Có nên thường xuyên cho con ăn các loại bột dinh dưỡng đóng hộp

Hiện có nhiều nhà sản xuất cung cấp thức ăn đóng lọ dùng sẵn cho em bé để mẹ đỡ vất cả với cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên thức ăn đóng lọ được chế biến công nghiệp mùi vị không thơm ngon như đồ tươi và thường chứa chất bảo quản không co lợi cho dạ dày của bé. Thêm nữa, thức ăn đóng lọ không được đa dạng bằng thức ăn tự chế biến có thể khiến bé nhàm chán. Vậy nên thỉnh thoảng mẹ có thể thay đổi thức ăn đóng lọ cho bé nhưng không nên dùng thường xuyên hãy tự nấu để bé có thể làm quen với nhiều loại thức ăn và những mùi vị tươi ngon.

7. Dạ dày con chừng nào?

Khi sinh ra, dạ dày của bé chỉ bằng quả ảnh đào, lại chưa giãn nở nên mỗi lần bú chỉ chứa được 5 – 7 ml sữa. Tầm 3 ngày sau khi chào đời dạ dày bé bằng quả mơ, chứa được 22 – 27 ml sữa. Một tuần sau sinh dạ dày bé bằng quả mận, chứa được 45 – 60ml sữa. Một tháng sau sinh, dạ dày bé mới to bằng quả trứng gà lớn, chứa được 80 – 100ml. Từ 1 – 6 tháng dung tích dạ dày bé không thay đổi nhiều.

Bé từ 6 tháng đến 1 tuổi, dạ dày bằng 1/5 dạ dày của người trưởng thành, tức là chứa được một lượng thức ăn từ 200 – 250 ml, tương đương một bát ăn cơm hoặc hơn. Bé từ 1 – 2 tuổi dung tích dạ dày khoảng 250 – 300ml.

Dạ dày của bé sơ sinh có hình tròn, nằm ngang và nằm cao. Cơ dạ dày của bé còn yếu nên bé dễ bị nôn trớ sau khi ăn xong. Đến khoảng 1 tuổi dạ dày bé có hình dài thuôn thuôn, nằm đứng. Sau 7 tuổi thì dạ dày bé hoàn toàn giống người lớn.

bé đang tập ăn dặm

8. Vì sao mẹ không nên ép con ăn

Tình trạng ép con ăn khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Có lẽ xuất phát từ nỗi ám ảnh về vóc dáng của bé và từ quan niệm phổ biến trong xã hội “nặng cân là khỏe mạnh” mà nhiều bố mẹ dùng đủ cách để bé chịu ăn: đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi, nịnh nọt, dọa nạt.

Trên thực tế, việc ép bé ăn chỉ là để thỏa mãn ý muốn của ông bà, bố mẹ chứ không phải là nhu cầu của bé. Từ trong bản năng, bé biết mình khi nào cần ăn và ăn bao nhiêu là đủ. Việc ép ăn có thể để lại những hậu quả xấu:

  • Gây tổn thương tâm lý cho bé: bé luôn ở trông trạng thái sợ hãi, đau khổ, ức chế vì bị ép ăn, nhiều bé phản kháng bằng những biểu hiện cộc cằn, hung dữ, quậy phá.

  • Tạo thói quen xấu cho ăn uống: việc ép bé ăn khiến bé chỉ còn ăn vì sợ, ăn vì được thưởng chứ không còn ăn vì ham muốn, vì thấy thức ăn ngon. Về lâu dài, không có gì lạ khi bé ngày càng chán và biếng ăn.

  • Gây nguy cơ béo phì và lồng ruột cao: bé bị ép ăn sẽ có nguy cơ béo phì 31,4% so với các bé khác, kéo theo đó là nguy cơ về các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, gout khi bé trưởng thành. Những bé bụ bẫm bị ép ăn nhiều khiến nhu động ruột phải hoạt động nhiều cũng có nguy cơ bị lồng ruột cao.)

Có thể mẹ quan tâm: Khóa học Ăn Dặm Từ Trái Tim Online

Có rất nhiều kiến thức dinh dưỡng khác nhau tại Ăn dặm 3in1 mà bố mẹ có thể tham khảo trong Kiến thức dinh dưỡng để giúp bố mẹ trao dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình nuôi dạy con. 

Tin liên quan

Thong ke

Video