Có nên sử nêm mắm vào các món ăn dặm cho trẻ nhỏ?

Có nên sử nêm mắm vào các món ăn dặm cho trẻ nhỏ?

02/03/2020 17:03
Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, lượng muối có sẵn trong sữa mẹ và các thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày đã đủ cung cấp cho nhu cầu muối mỗi ngày của trẻ. Vì vậy đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị trong các món ăn dặm của trẻ nhỏ. 

Việc cho con ăn mặn từ sớm với chế độ ăn thừa muối, sẽ khiến thận bị làm việc quá tải, gây tác động tiêu cực tới cơ thể và não bộ của trẻ, thậm chí nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến tử vong.

Có nên nêm mắn vào thức ăn của trẻ nhỏ
Có nên nêm mắm vào thức ăn của trẻ nhỏ

Bài viết dưới đây của Ăn dặm 3in1 hi vọng sẽ giúp bố mẹ tự có câu trả lời chính xác cho bản thân mình nhé.

Nước mắm là gì?

Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm… khi được ướp muối lâu ngày. Đây là gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của Việt Nam và một số nước trên thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản…) 

Nước mắm có hai loại là:

  • Nước mắm truyền thống: Được sản xuất bằng cách lên men hỗn hợp cá biển (hoặc tôm, cua, sò, hến…) và muối trong 6 tháng hoặc lâu hơn.

  • Nước mắm công nghiệp: Được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, có thành phần chính là nước mắm cốt và thêm vào một số phụ gia thuộc các nhóm: chất điều vị, phẩm màu, hương liệu, hóa chất bảo quản, chất tạo sánh... để tạo nên mùi vị, độ mặn phù hợp với khẩu vị người dùng.

Có nên nêm mắm vào các món ăn dặm của trẻ nhỏ?

Nước mắm (dù là nước mắm truyền thống hay công nghiệp) đều có một thành phần không thể thiếu, đó là MUỐI. Thông thường, 1 tablespoon (tương đương với khoảng 15ml nước mắm) có chứa tới 1000mg (1g) muối (có thể là muối tự nhiên hoặc muối được thể hiện dưới các tên gọi như Sodium, Sodium Chloride, Sodium nitrite, Disodium EDTA… - tùy loại nước mắm)

Việc bổ sung muối thông qua gia vị chấm và khẩu phần ăn hàng ngày là cần thiết, nhằm cung cấp natri cho cơ thể. Thông thường, lượng natri này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cân bằng dịch cơ thể, tham gia vào các hoạt động dẫn truyền thần kinh, giúp các cơ hoạt động… 

Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn mặn từ sớm, lượng muối trẻ phải nhận vượt quá nhu cầu của cơ thể, nhiều cơ quan sẽ phải làm việc quá tải như thận, tim, hệ tuần hoàn… Nguy hiểm hơn là có thể gây ra các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), lượng muối TỐI ĐA nên cung cấp cho trẻ nhỏ mỗi ngày là:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: tối đa dưới 1g muối/ngày (tốt nhất là không nên sử dụng mắm cho trẻ dưới 1 tuổi)

  • Trẻ từ 1-3 tuổi: tối đa 2g muối/ngày

  • Trẻ từ 4-6 tuổi: tối đa 3g muối/ngày

  • Trẻ từ 7-10 tuổi: tối đa 5g muối/ngày

  • Trẻ từ 11 tuổi trở lên: tối đa 6g muối/ngày

Bố mẹ có thể căn cứ vào lượng muối tối đa mà cơ thể trẻ có thể xử lý để điều chỉnh việc nêm mắm, gia vị và lựa chọn, xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho bé nhé. Ăn dặm 3in1 đã có một bài viết về cách sử dụng rau gia vị cho trẻ nhỏ bố mẹ có thể tham khảo thêm tại ĐÂY

Lượng mắm nêm vào các món ăn dặm của bé như thế nào?

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi:  bố mẹ hoàn toàn không cần nêm muối, mắm hay bất cứ gia vị nào vào món ăn dặm của bé.

Trẻ từ 1-3 tuổi:  lượng muối tối đa mà cơ thể trẻ có thể xử lí 1 ngày là 2g. Trong khi đó, 1 quả trứng cỡ lớn đã chứa khoảng 425mg muối, tương đương ¼ lượng muối cơ thể trẻ có thể xử lí 1 ngày rồi. Chỉ cần bé uống 500ml sữa, ăn 1 quả trứng, 1 hộp sữa chua 100gram, 1 nhánh cần tây cả lá, 1 miếng phô mai, 50 gram thịt bò là đã gần đủ lượng muối bé cần thu nhận trong 1 ngày luôn, đồng nghĩa với việc mẹ không cần phải nêm thêm muối hoặc mắm trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé.

Trẻ nhỏ sau 3 tuổi: thời điểm này trẻ có thể ăn chung thức ăn và gia vị người lớn. Tuy nhiên bố mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại nước mắm truyền thống, thành phần 100% nguồn gốc tự nhiên cho bé và cả gia đình để tránh dung nạp thêm những chất phụ gia hóa học không cần thiết nhé. Đồng thời, bố mẹ cũng nên lợi dụng cơ hội này để xem lại chế độ ăn, từ đó điều chỉnh, giảm lượng mắm, muối trong các bữa ăn của gia đình. Vì theo WHO khuyến cáo, người trưởng thành cũng không nên ăn quá 6g muối/ngày, trong khi mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt trong một ngày là 9.4g, trong đó nam 10.5g và nữ 8.3g, cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới

Hi vọng với những thông tin tổng quát nhất về cách sử dụng nước mắm đã tổng kết trên đây, mỗi bố mẹ sẽ tự có câu trả lời và phương án phù hợp nhất về việc sử dụng mắm trong chế độ ăn dặm cho các bạn bé.

Nguồn tham khảo:

Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo: https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/195652280821835

Cuốn “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” - Tác giả: Mẹ Ong Bông, Hachun Lyonnet, Bubu Hương

Cuốn “Sổ tay ăn dặm của mẹ” - BS. Lê Thị Hải

Sodium: How to tame your salt habit; Mayo Clinic, America. How much salt do babies and children need? NHS Choices; National Health System, UK;2015

Tin liên quan

Thong ke

Video