Bài viết dưới đây của Ăn dặm 3in1 sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan, bổ ích về DHA với sự phát triển của trẻ nhỏ.
DHA(Docosa-Hexaenoic - Acid) là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3 (acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3), ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là Acid béo alpha-linolenic (ALA, 18 carbon, 3 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3).
Ngoài các acid béo thuộc nhóm omega-3, còn phải kể đến acid béo không no omega 6 (Arachidonic acid-AA, 20 carbon, 4 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon thứ 6). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.
Nghiên cứu từng được đề cập trên đài BBC, Anh đã cho thấy: Khi cơ thể trẻ không lấy đủ chất béo Omega-3 DHA trong 1 thời gian đủ lâu. Não bộ cảm thấy rằng: khó có thể đủ DHA cho toàn hoạt động của nó nếu cứ tuyển chọn hoặc chờ “nhân vật quan trọng này”, nó đã tự quyết định chọn “ứng viên ưu tiên thứ 2” cho nó là DPA. Mặc dù DPA chỉ khác DHA một điểm rất nhỏ, nhưng cũng chính điểm nhỏ này làm nó trở nên không hoàn hảo. Sự thay thế này có thể làm các tế bào não của trẻ nhận tín hiệu và xử lý thông tin kém hơn. Do đó, trẻ cần duy trì đủ DHA trong giai đoạn phát triển não bộ để tránh việc não bộ phải dùng DPA để thay thế.
Hãy tưởng tượng, điều gì xảy ra khi bạn hết loại gạch yêu thích để lót sàn nhà mặc dù chỉ cần 2-3 viên nữa là xong. Tiếc là loại gạch đó không còn sản xuất năm nay nữa. Để hoàn tất căn nhà đúng hạn, bạn phải dùng 2-3 viên loại khác để lấp vào, dù sao nó vẫn không thể hoàn hảo được đúng không!
Đừng trách não bộ, nó chỉ phải lựa chọn 1 trong 2 điều sau: Để tồn tại hoặc là không thể tồn tại.
Nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ nhỏ của nhóm GS. Brenna, ĐH Cornell, Mỹ đã chia sẻ: phần lớn các chất béo omega-3 DHA sẽ tập trung trên màng tế bào não đến 3 tuổi với tốc độ khoảng 4mg/ngày. Điều này cho thấy nhu cầu và vai trò quan trọng của DHA trong những năm đầu đời là rất lớn. Việc hoàn thiện số lượng DHA này cũng cho thấy hiệu quả song song với các phát triển về nhận thức và hoạt động giao tiếp liên quan đến học kỹ năng và ngôn ngữ trong độ tuổi này.
1. Giúp tăng trưởng tế bào thần kinh.
2. Giúp kết nối tín hiệu giữa 2 tế bào thần kinh.
Một tế bào có đến hàng trăm, hàng ngàn kết nối với các tế bào thần kinh xung quanh nó. Hãy tưởng tượng rằng trong 1 hoạt động nào đó của trẻ cần hàng ngàn đường truyền tốc độ cực nhanh giữa các tế bào để đảm bảo trẻ học hỏi hành động đó.
Điều gì giúp các đường truyền này lưu chuyển mượt mà và điều hòa nhận – trả nhịp nhàng. GS. Richardson, GS đầu ngành tại ĐH Oxford về não bộ trẻ nhỏ, đã cho thấy DHA đóng vai trò quan trọng trong các kết nối giữa các tế bào thần kinh. Hơn nữa, nghiên cứu của bà còn cho thấy sự không nhận đủ DHA trong chế độ ăn hằng ngày có mối liên hệ đến khả năng học hỏi tiếp thu kém của trẻ ở trường.
Đây có lẽ là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm. Như chúng ta đã biết: Dinh dưỡng đầy đủ hợp lí trước 3 tuổi sẽ giúp trẻ có não bộ khởi đầu khỏe mạnh. Não bộ là 1 hệ sống. Nghĩa là dinh dưỡng giúp não bộ đạt sự trưởng thành đầy đủ các tế bào thần kinh và sẵn sàng đảm nhận vai trò. Nhưng, nếu thiếu giao tiếp, hoạt động hay các yếu tố kích thích thì nó chỉ là 1 mô hình hoàn hảo đặt trong phòng thí nghiệm. Do đó, đây là 1 số điều cha mẹ có thể tham khảo để trẻ có một não bộ khởi đầu khỏe mạnh.
Theo GS. Georgieff, ĐH Minnesota, trong giai đoạn phát triển trước 5 tuổi, những chất dinh dưỡng quan trọng trong phát triển não bộ đó là: chất béo omega-3 DHA, EPA, sắt, vitamin E và chất đạm. Do đó, để phát triển trí não toàn diện trong giai đoạn quan trọng này, trẻ cần:
Cho trẻ bú mẹ, khuyến khích trẻ bú mẹ theo nhu cầu của trẻ
Duy trì đủ 200-280mg chất béo omega-3 DHA/ngày.
Có 2 cách được khuyên để duy trì chất béo omega-3 cho trẻ nhỏ:
Từ tháng thứ 8, trẻ có thể làm quen với các loại cá giàu chất béo omega-3 như cá thu, hồi, chép hoặc lươn. Duy trì 2 ngày khoảng 80-100g thịt cá nấu/ngày cho mỗi tuần.
Bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng, liều dự phòng 200-280mg/ngày. Đối với trẻ dưới 5 tuổi chỉ nên bổ sung các dòng DHA dạng lỏng để trẻ có khả năng hấp thụ tốt nhất vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện.
Trong những năm gần đây, theo báo báo của TS. Fard, ĐH Deakin, một số loại DHA tinh khiết dạng lỏng bổ sung cùng EPA như Kids Smart Drops DHA của Nature’s Way ( Úc ) cho thấy lợi ích giúp gia tăng hoạt động DHA và miễn dịch liên quan đến EPA.
Theo hướng dẫn của Hiệp hội dinh dưỡng Anh, loại DHA bổ sung hàng ngày cho trẻ nhỏ nên tránh chiết xuất từ gan cá và nên lựa chọn những loại DHA tinh khiết (tức không chứa các chất phụ gia thay đổi hương vị, không chứa chất bảo quản) để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Rau củ quả có màu vàng, tím nên cho bé ăn đủ 4 bữa/tuần. Một số loại rau củ quả bạn có thể tham khảo như : rau chân vịt, rau kale, su hào, trái bơ…
Duy trì 2 ngày thịt bò/tuần, với lượng 80-100g thịt bò nấu chính/ngày
Những đứa trẻ thường xuyên được cha mẹ cho những cơ hội sau sẽ phát triển não bộ khỏe mạnh:
1. Trẻ được cha mẹ giáo dục cách nhận ra hành vi sai và đúng sẽ tốt hơn là la mắng/đánh đập trẻ. Đánh/la mắng chỉ làm trẻ hoảng sợ, mà không học được bài học về hành vi đó.
2. Trẻ được khuyến khích và động viên chơi thử 1 hoạt động mới sẽ tốt hơn là cha mẹ ép trẻ chơi tham gia vì mong muốn trẻ không thua thiệt với một bé nào đó.
3. Cha mẹ dành thời gian cùng chơi với trẻ sẽ mang nhiều lợi ích cho phát triển tư duy và nhận thức, thay vì chúng ta lại dành thời gian cho chiếc điện thoại của mình
4. Luôn giúp trẻ tư duy và suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề thay vì suy nghĩ giúp trẻ, luôn gợi mở để trẻ đưa ra quyết định trong mọi tình huống.
5. Cha mẹ giúp trẻ dành thời gian tham gia phát triển kỹ năng giao tiếp và vui chơi lành mạnh hơn là giới thiệu cho trẻ làm quen với màn hình điện tử như TV, điện thoại, Ipad trước 18 tháng tuổi (trừ thời gian giao tiếp với người thân qua Skype vì đây cũng tính là hoạt động giao tiếp tích cực nếu cuộc trò chuyện mang ý nghĩa giao tiếp). Giới hạn thời gian thụ động sử dụng màn hình điện tử dưới 2 tiếng/ngày cho trẻ từ 3-5 tuổi. Dùng thời gian thụ động này để giúp não bộ có thử thách thông qua lựa chọn những chương trình giáo dục hợp lý và bài bản, hơn là chơi game.
Nguồn tham khảo: Bác sĩ Anh Nguyễn
03/03/2020