Trong các loại ngũ cốc phổ biến, ngô được biết tới là loại ngũ cốc có chứa hợp chất phennolic cao nhất, đây là hợp chất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm. Đặc biệt trong ngô cũng chứa rất nhiều khoáng chất, nhóm vitamin khác nhau, đây đều là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trong ngô giàu chất xơ không hòa tan – chất hỗ trợ quá trình tiêu hóa khiến quá trình được thuận lợi, diễn ra nhanh chóng.
Chất xơ này trong ngô cũng hỗ trợ phát triển các vi khuẩn có lợi trong ruột già, cung cấp năng lượng cho các tế bào ở ruột, từ đó giảm cá nguy cơ mắc các vấn đề ở đường tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi chỉ cần khoảng 19 gram chất xơ, trẻ 4-8 là 25 gram.
Trong ngô có chứa nhiều vitamin B1 giúp acetylcholine – một chất truyền tín hiệu hệ thần kinh cho bộ nhớ được vận hành trơn tru. Cung cấp đầy đủ vitamin B1 giúp cơ thể luôn trong tình trạng khỏe mạnh, đầu không bị mệt, kích thích các tế bào não phát triển khỏe mạnh.
Beta – carotenoid và flate là hai chất có nhiều trong ngô, đây là chất giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng của mắt. Ngoài ra Beta – carotenoid khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, loại vitamin cần thiết cho sự phát triển mắt của trẻ nhỏ.
Ăn ngô mỗi ngày có thể tăng cường thị lực và các nguy cơ rối loạn về mắt.
Vitamin E trong ngô có khả năng phân chia tế bào từ đó giúp cải thiện làn da duy trì làn da tươi sáng. Ngoài ra, vitamin A và chất chống oxy hóa trong loại rau củ này bảo vệ làn da khỏi tổn hại dưới ánh nắng mặt trời.
Ngô có hàm lượng folate cao, một chén ngô hạt có chứa tới 75.4 mcg. Một chén ngô hạt cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin C, magie, kali, sắt, kẽm,… đây đều là những dưỡng chất quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Ngô là loại thực phẩm có thể bào quản và lưu trữ được trong thời gian dài. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một số quy tắc bảo quản và chọn mua ngô để ngô luôn giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất:
Khi chọn mua bắp bạn phải chọn loại còn tươi ngon, lớp vỏ ngoài còn xanh chưa bị khô. Râu ngô phải còn mềm, mượt, cuống ngô phải còn tươi không bị thâm.
Hạt ngô phải mẩy đều, bóng và thẳng tắp, nên mua những bắp ngô thon dài vừa phải.
Không chọn hay tận dụng bắp để lâu ngày, đã bị héo hay có dấu hiệu hư hỏng.
Để bảo quản bắp được lâu và ngon hơn, sau khi mua về nhà bạn rửa sạch, tách riêng hạt rồi cho vào hộp kín để trong ngăn mát của tủ lạnh.
Một lưu ý nhỏ cho bố mẹ là chúng ta không nên dùng túi nilong vì nilong làm cà rốt dễ bị thối rữa.
Ngô luôn có trong danh sách những thực phẩm đầu tiên để bắt đầu cho con ăn dặm. Với cách chế biến khá đơn giản, ngô có thể được sử dụng với đa dạng các món ăn khác nhau cho bé ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật.
Bố mẹ có thể luộc hoặc hấp ngô lên chín rồi cắt miếng vừa cho bé tập ăn dặm, hay làm sữa ngô, cháo ngô cho bé,… tất cả cách này đều đơn giản, dễ làm.
Một số món ăn dinh dưỡng bố mẹ có thể làm cho bé ăn dặm:
Nguyên liệu nấu cháo gà với bắp:
Cách làm:
- Gạo rửa sạch, cho vào nồi tỷ lệ nước 1:10 (tức là 1 gạo 10 nước) đặt lên bếp đun trong 1 giờ hoặc nấu bằng nồi áp suất trong 15 - 20 phút.
- Đem nấm hương ngâm với nước để chúng nở mềm. Sau đó đem rửa sạch và băm nhỏ nấm hương.
- Ngô cần tách lấy hột và đem xay nhỏ. Lườn ga đã được làm sạch, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn
- Đến khi cháo sôi thì mẹ cho hỗn hợp các nguyên liệu đã qua sơ chế ở trên vào và nấu chín. Đem cháo chín xay nhuyễn rồi cho thêm 1,5 thìa cà phê dầu ăn vào là xong.
Nguyên liệu nấu cháo ngô
Cách làm:
- Gạo vo sạch với nước, ngâm 1-2 giờ khi nấu cháo, lấy một nồi lớn cho nhiều nước vào và nấu thành cháo trắng, nấu đến khi hạt cháo nở đều, cháo mềm, nhuyễn ra.
- Ngô nếp tách lấy hạt, sau đó nghiền nhuyễn.
- Khi nồi cháo chín, hạt nở và mềm thì cho ngô khuấy đều. Đun thêm cho cháo sôi một chút nữa, nêm mắm vừa ăn, thêm chút dầu ô liu. Tắt bếp.
Có rất nhiều công thức và thực đơn khác nhau tại Ăn Dặm 3in1 mà mẹ có thể tham khảo để làm phong phú thêm tại chuyên mục Món ngon cho bé