Độ thô trong đồ ăn dặm cho con như thế nào là hợp lý?

Độ thô trong ăn dặm là gì? Cách tăng độ thô cho con như thế nào?

01/03/2018 11:03

Ở mỗi giai đoạn khác nhau con cần tăng dần độ thô để tập luyện phản xạ nhai, mẹ hãy tham khảo những kiến giải khác nhau của các tác giả về độ thô trong bữa ăn của con.

độ thô trong ăn dặm cho bé
3 cấp độ thô của rau xanh dành cho bé ăn dặm

Trẻ không ăn thô, trẻ không biết nhai là vấn đề gặp phải ở rất nhiều gia đình. Vậy nguyên nhân là gì, lí do tại sao lại như vậy, trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân, bố mẹ hãy cùng Ăn dặm 3in1 hiểu hơn về độ thô trong ăn dặm trong nội dung dưới đây. 

Sách "Làm mẹ không áp lực" - Bác sĩ Anh Nguyễn

1. Nhai và cấu trúc thức ăn - độ tho thức ăn theo độ tuổi của con. 

Câu hỏi: Đêm nay tôi nhận được tin nhắn của một người mẹ như sau: "con đã gần 17 tháng vẫn còn ăn cháo, nhưng chỉ nuốt trọng. Do sợ con không ăn thô được, ông bà giới thiệu cháo cho con đến bây giờ, bây giờ giới thiệu cơm ciho con thì con nhè ra, nên con vẫn ăn cháo" Người mẹ hỏi tiếp:"liệu có nên tiếp tục cho con ăn cháo hay phải tập bé ăn cơm

Trả lời: Nếu bé đã lỡ bị bỏ qua cấu trúc thì cha mẹ đừng quá ngạc nhiên là bé không có động tác nhai và hay nhè, không muốn ăn. Trên hướng dẫn của BYT Anh đã nói rõ: bé từ 7 tháng tuổi là chuyển sang dạng cấu trúc lumpy và từ 10 tháng tuổi đã phải cần được giới thiệu cấu trúc diced. Kéo dài cấu trúc cháo loãng sẽ trì hoãn khả năng sử dụng tốt các cơ để nhai, trì hoãn nhận biết về cấu trúc thức ăn và không phát triển vị giác. Do đó, việc biếng ăn cũng nằm trong hậu quả của việc trì hoãn này.

2. Giải pháp cho các bé đã bỏ qua cấu trúc

Trường hợp của bé như trên vẫn nên tiếp tục cho bé ăn cháo. Tuy nhiên, song song với điều này, cha mẹ nên giới thiệu cấu trúc khối lớn cho bé tập nhận biết cấu trúc và phát triển cơ để nhai. Một số cấu trúc khối lớn như đùi gà chỉ có vài mẫu thịt để bé gặm, miếng cá để bé cắn, rau củ cũng nấu mềm để bé tập cắn và nhai.

Bên cạnh cấu trúc lớn thì cha mẹ nên chọn cấu trúc có độ giòn và mỏng giới thiệu song song để bé có thể cắn vào nghe răn rắc. Thức ăn giời thiệu nên có 2-3 màu sắc khác nhau. Độ tuổi từ 1-2 tuổi, bé rất nhạy cảm với âm thanh và màu sắc thức ăn. Cha mẹ nên chú ý là: 2 cấu trúc lớn và giòn là giới thiệu riêng rẽ ở 2 dĩa khác nhau. Khi bé học dần cấu trúc và nhai, cha mẹ chuyển dần cháo sang cơm hạt hoặc mì nui, bỏ qua cơm nát.

3. Cấu trúc thức ăn theo đội tuổi: 

Tôi vẫn khuyên nếu ngay từ đầu cha mẹ cố gắng chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi sẽ dễ dàng hơn cho bé làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn. Nhiều cha mẹ quan tâm đến việc bé không đủ răng thì chuyển cấu trúc có được không?

Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ đã trả lời rằng: cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có, mà nó liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi. Cấu trúc thức ăn theo độ tuổi như sau:

Từ bắt đầu - hết 6 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỉ lệ 1:10 [ 1 muỗng gạo: 10 muỗng nước. Thịt cá rau củ cũng xay nhuyễn, mịn va rây. Nấu cháo đúng tỉ lệ trước, sau đó trộn chung với thức ăn. Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Puresed.

Từ 7- 9 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây). Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Lumpy.

Từ 10 - 12 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo (không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay). Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng. Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Diced.

Sau 12 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn bé đã hoàn chỉnh, bé có thể chuyển dần sang cơm hạt dẻo bình thường, thịt cá xé hoặc cắt nhỏ. Cha mẹ có thể thay đổi cháo, cơm, mì bún để đa dạng cấu trúc cho bé vì lúc này bé nào đã quen và đổi đúng cấu trúc thì việc đa dạng là làm bé làm quên dần với thức ăn người lớn sau này.

>>> Cách tăng dần độ thô và tập nhai cho con

 Sách: Ăn dặm không phải là cuộc chiến

Ăn thô thể có ảnh hưởng đến dạ dày không?

Dưới đây là những kiến thức đúng về chức năng và cách tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa đã được tham khảo từ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa:

1. Bắt đầu quá trình tiêu hóa.

Đường tiêu hóa là một đường uốn lượn xuyên suốt chiều dài cơ thể. các bộ phận trong hệ tiêu hóa gồm có: khoang miệng gồm lưỡi răng nướu làm nhiệm vụ nhai và nuốt thức ăn, tiếp đến cuống họng là đường đi của thức ăn để vào thực quản/ thực quản xuyên suốt phần trên và dưới của khoang ngực, nối cuống họng với dạ dày dùng để vận chuyển thức ăn. Dạ dày dẫn đến ruột non và cuối cùng là ruột già (đại tràng).

Quá trình tiêu hóa thức ăn đã bắt đầu ngay khi chúng ta cho thức ăn vào miệng, tức là hoạt động nhai và nuốt thức ăn. Như vậy, trước khi vào đến dạ dày, thức ăn đã được tiêu hóa chất liệu. Đây chính là nhiệm vụ làm nhỏ thức ăn của miệng. Bé sẽ phải ngay để vừa làm nhỏ thức ăn vừa trộn nước bọt vào thức ăn. Trong nước bọt có enzyme tiêu hóa tên là amylase để tiêu hóa tinh bột từ đường phức thành đường đơn, vì vậy nhai kỹ sẽ giúp dạ dày bớt quá tải.

2. Quá trình tiêu hóa thức ăn chính trong dạ dày.

Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa: chứa thức ăn và tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức ăn

a. Chức năng chứa thức ăn của dạ dày Do dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa và cơ của nó rất đàn hồi nên dạ dày có khả năng chứa đựng rất lớn, có thể đến vài lít. đến cuối bữa ăn, thức ăn được chưa ở vùng thân của dạ dày theo thứ tự sau: - Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh tiếp xúc với niêm mạc dạ dày. - Thức ăn vào sau nằm ở chính giữa.

b. Quá trình tiêu hóa trong dạ dày Giai đoạn đầu sau khi ăn, trong dạ dày có 2 quá trình tiêu hóa thức ăn: - Thức ăn ở giữa dạ dày chưa ngấm dịch vị, pH còn trung tính nên amylase nước bọt còn tiếp tục phân giải tinh bột chín thêm một thời gian nữa cho đến khi phần thức ăn ở giữa cũng ngấm dịch vị thì amylase nước bọt mới ngừng hoạt động. - Thức ăn nằm xung quanh đã ngấm dịch vị và được dịch vị tiêu hóa. dịch vị gồm có axit Chlorhydric, dung môi albumin của dạ dày giúp cho việc thủy phân protein thành những thành phần đơn giản hơn. Tinh bột trong dạ dày được thủy phân cho đến khi thức ăn đậm tính axit mới thôi. - Lúc này việc tiêu hóa tinh bột cơ bản kết thúc.

c. Hoạt động cơ học của dạ dày Bình thường tâm vị của dạ dày đóng kín, khi động tác nuốt đưa thức ăn xuống sát ngay trên tâm vị thì thức ăn sẽ kích thích gây ra phản xạ ruột làm tâm vị mở ra và thức ăn đi vào dạ dày. Thức ăn vừa vào sẽ kích thích dạ dày gây ra phản xạ ruột làm tâm vị đóng lại. Tâm vị sẽ tiếp tục mở ra khi động tác nuốt trên tiếp tục đưa lượng thức ăn khác xuống sát ngay trên tấm vị.

Thức ăn sẽ ở lại dạ dày đến khi hoàn toàn biến thành dung dịch và được quấy trộn không ngừng để hoàn toàn trộn lẫn với dịch vị. Hoạt động quấy trộn đó của dạ dày được gọi là nhu động. Khi thức ăn đi vào dạ dày thì nhu động bắt đầu xuất hiện. đó là những làn sóng co bóp lan từ vùng thân đến vùng hang vị dạ dày, khoảng 15 20 giây một lần, càng đến vùng hang vị, Nhu động càng mạnh. Nhu động của dạ dày có hai tác dụng:

  • Nghiền nhỏ thức ăn thêm nữa và trộn đều thức ăn với dịch vị để tạo thành dung dịch.
  • Đẩy phần dung dịch nằm ở xung quanh đi xuống hang vị và ép vào khối dung dịch này một áp suất lớn để làm mở môn vị, đẩy dung dịch đi xuống ruột non.

3. Hoàn thành quá trình tiêu hóa

Dung dịch thức ăn đi xuống phần đầu ruột non (hành tá tràng) vẫn tiếp tục được tiêu hóa. Dịch vị từ tụy và gan giúp thủy phân dung dịch thức ăn. việc thủy phân protein kết thúc, mở được thủy phân thành các phần nhỏ hơn, sự thủy phân tinh bột được hoàn thành. thức ăn qua tiêu hóa ở đây được hấp thụ vào máu và hệ bạch huyết. Trong đại tràng, nước bị thấm hút còn chất cặn bã thô, rắn thành chất thải và được đẩy ra ngoài.

Quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra trong vòng 18 -30 tiếng kể từ khi thức ăn được đưa vào miệng. Như vậy, cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày không hề giống như cơ chế của một chiếc máy xay. Do đó truyền thuyết: ăn thu hại dạ dày là một truyền thuyết hoàn toàn sai lầm.

Sự thực là ăn thôi không hại cho dạ dày mà còn giúp cho dạ dày và ruột của bé. bởi đơn giản bé có thời gian nhai thức ăn và trộn amylase vào thức ăn hỗ trợ cho quá trình nghiền nhỏ thức ăn của dạ dày.

Bạn nghĩ rằng cho con ăn lỏng, nhuyễn là giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn nhưng thực tế lại làm cho ruột quá tải khi thức ăn không được trộn men tiêu hóa một cách tự nhiên. Đối với thức ăn nhuyễn, Bé chỉ cần mua nên đã bị thiếu đi dịch vị. Khi vào đến dạ dày, do không cần co bóp nhiều nữa nên cũng làm giảm lượng dịch vị được trộn vào thức ăn. Các bé được đút thường bị cho ăn quá nhanh trong khi các bé được tự ăn ngay từ đầu sẽ không bị hối thúc ăn nên thường dành nhiều thời gian để nhai hơn trước khi nuốt cũng như nạp vào hệ tiêu hóa một lượng thức ăn nhỏ hơn giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

Việc thức ăn nghiền nhuyễn kéo dài sẽ dẫn tới các tuyến tiết dịch trong cơ thể giảm tiết dịch và dẫn đến hiện tượng chán ăn. Bé chán ăn mẹ lại cho con uống men tiêu hóa và nếu dừng uống bé sẽ lại chán ăn bởi cơ thể bé không tự tiết ra các men tiêu hóa tự nhiên mà bị phụ thuộc vào men được bổ sung bên ngoài. Như cái vòng luẩn quẩn các mẹ không tìm ra lời giải trong khi thủ phạm chính là “phương pháp ăn thiếu khoa học”.

Khoa học đã chứng minh bệnh đau dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn có tên Helicobacter Pylori (HP) gây ra. ngoài ra các nguyên nhân khác của đau dạ dày: chế độ ăn uống không điều độ (ăn quá nhanh, ăn vặt, ăn không đúng bữa, ăn trước khi đi ngủ, vừa ăn vừa hoạt động), hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu cũng như stress kéo dài. như vậy, không hề có lý thuyết nào nói rằng ăn thức ăn thô là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày.

Sách: Chat với Bác sĩ - Bs. Trần Thị Huyên Thảo 

Trong một vài tháng đầu tiên khi bắt đầu ăn dặm mẹ có thể cho bé làm quen với nhưng thức ăn thô. Khi ăn thô bé không những được tập nhai, tập nuốt tót, mà còn thêm kỹ năng cầm nắm, đưa thức ăn vào miệng, luyện cơ hàm khỏe, luyện xương hàm săn chắc nữa, dạ dày và ruột thì được tập luyện co bóp tiêu hóa thức ăn.

Trẻ ăn nhuyễn quá lâu dài, không được tập nhai, tập nuốt tốt, đó chính là lý do làm co bao tử và đường ruột cảu bé yếu đi vì không được tập tành. Những bé cho ăn thô muộn sau này tập nhai nuốt quá trễ, sẽ càng dễ ói, càng dễ bị các vấn đề về tiêu hóa, hàm mặt, răng miệng về sau. Vì vậy khi thấy bé có biểu hiện của ăn thô (theo tuổi) thì các mẹ nên bắt đầu giới thiệu và tập cho con cách ăn thô để con có thể phát triển toàn diện từ trong ra ngoài.

Khóa học ăn dặm 3in1

Mẹ đang băn khoăn khi chưa tìm được phương pháp ăn dặm phù hợp với con mình,  bạn hãy tham khảo Khóa học ăn dặm 3in1 online từ FamiEdu để cùng học hàng trăm công thức kèm video hướng dẫn chi tiết cách chế biến. 

1 LẦN HỌC - CON ĐƯỢC ĂN NGON TRỌN ĐỜI

khóa học ăn dặm 3in1

 

Tin liên quan

Thong ke

Video