Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mà bố mẹ lựa chọn dụng cụ ăn dặm và dụng cụ chế biến phù nhất với gia đình mình.
Ghế ăn dặm là vật dụng không thể thiếu đối với các bé ăn dặm blw. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm bé chưa ngồi vững, bố mẹ có thể kê thêm đệm vào để bé ngồi thoải mái, không bị ngã.
Khi trẻ đã ngồi vững thì có thể bỏ đệm để cho bé tự nhiên ngồi thoải thích nghịch, đùa.
Khi bé được tầm 9-10 tháng tuổi, bố mẹ có thể sắp xếp để ghế ăn dặm của con cạnh bàn ăn gia đình, để bé có cơ hội cùng cả nhà học ăn.
Bạn nên đặt miếng trải bàn nhỏ trên bàn ăn của bé, thông thường bé rất thích cảm giác được chạm khi ăn.
Nếu nhà bạn dùng ghế ăn dặm có sẵn bàn thức ăn thì có thể bỏ qua miếng trải bàn nhỏ này.
Nên chọn loại đơn giản, có gài ở phía sau cổ bé, không nên chọn loại dây gài dài làm bé khó chịu.
Ngoài ra bạn cũng có thể mua cho bé yếm có khay hứng, loại yếm này giúp mẹ dọn dẹp dễ dàng và đơn giản hơn sau mỗi lần cho bé ăn dặm.
Khi chọn mua những dụng cụ này bạn nên chọn vật dụng bằng nhựa cao cấp an toàn cho trẻ. Dụng cụ đều là loại đầu bo tròn, không sắc nhọn, bát đĩa có đế hút dính vào khay ăn.
Kích thước muỗng, thìa đa kích thước chứa dung lượng 2.5g – 5g- 10g, nên mua muỗng có độ nông vừa phải tiện cho bé tự xúc, nuốt và tạo cơ hội nhai.
Chén đựng thức ăn nên mua theo độ tuổi, màu sắc sặc sỡ để thu hút bé:
5.5 - 7 tháng tuổi: Bé thích màu đỏ - vàng
8 -10 tháng tuổi: Bé thích màu xanh, hồng, đỏ
Từ 10 tháng tuổi: Chọn màu theo sở thích riêng của bé.
Bạn nên bắt đầu cho bé cầm cốc khi bé được khoảng 10 tháng tuổi, thay thế việc uống nước dùng bình ty trước đây.
Cốc cho bé nên có 2 quai cầm 2 bên, như vậy sẽ giúp bé rèn luyện được kĩ năng ăn uống và tập trung hơn khi ăn, bé không còn nghĩ quá nhiều tới bình ty
Ống hút bạn nên mua loại an toàn và mua cả bịch lớn về tập và cho bé sử dụng dần.
Đây là những thứ giúp mẹ lau cho bé và dọn dẹp nhanh chóng sau khi cho bé ăn dặm xong.
Trẻ bắt đầu ăn dặm thường ăn rất ít, nếu cứ nấu từng bữa một thì sẽ mất rất nhiều thời gian của mẹ. Thay vào đó mẹ có thể nấu nhiều ra rồi đem cất cẩn thận vào các hộp nhỏ chia theo bữa cho bé rồi trữ lạnh.
Hộp đựng thức ăn trữ đồ sống, trái cây và đồ chín nên để riêng biệt, có thể có kí hiệu hoặc ghi tên để tiện tìm kiếm.
Dụng cụ chế biến thông thường: nồi hấp, xoong, chảo, dao lượn sóng, túi ziploc, khuôn tạo hình, khuôn cơm.