Giải đáp 5 truyền thuyết sai lầm về phương pháp ăn dặm BLW

Giải đáp 5 truyền thuyết sai lầm về phương pháp ăn dặm BLW

21/12/2019 17:12
Có rất nhiều ngộ nhận sai lầm phổ biến về phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW), một phần do chúng ta đã quen với việc cho trẻ ăn cháo nhuyễn, một phần do quá nhiều thông tin, truyền thuyết khác nhau về BLW trên internet.

ăn dặm bé chỉ huy

Ăn dặm bé chỉ huy (ăn dặm BLW) là một phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ phương Tây, phương pháp ăn dặm này mới du nhập vào Việt Nam được rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn cho con ăn dặm. Tuy nhiên, trong quá trình ăn dặm của trẻ cũng không tránh được những truyền thuyết, ngộ nhận sai lầm về phương pháp này.

Hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu và giải đáp 5 truyền thuyết sai lầm về phương pháp ăn dặm BLW, từ đó giúp bạn hết băn khoăn, có thể tự tin nấu chế biến và cho bé ăn dặm theo phương pháp này.

1. Tại sao trẻ ăn gì ra nấy.

Trẻ ăn gì ra nấy là một trong những vấn đề tiêu hóa rất phổ biển ở trẻ nhỏ khi mới tập ăn dặm và hiện tượng này cũng khiến rất nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng là việc bé ăn và cho ra chất thải lổn nhổn đầy những mẩu thức ăn còn gần như nguyên hình dạng. Lo sợ thức ăn này sẽ thủng dạ dày của con.

Thực tế, hiện tượng trẻ đi phân lổn nhổn những mẩu thức ăn khi mới tập ăn dặm, đặc biệt ăn dặm BLW là điều không đáng lo ngại, bạn nên vui vì bé đã học được cách cho thức ăn vào miệng và nuốt chúng. 

Lý giải hiện tượng ăn gì ra nấy: 

  • Thức ăn thời kỳ trước dễ tiêu hóa: Trước 6 tháng tuổi (hoặc trước khi bé bắt đầu ăn dặm) dinh dưỡng duy nhất bé nạp vào là sữa. Sữa có thể tiêu hóa trực tiếp tại ruột mà không cần thêm các loại men hay dịch tiêu hóa nào. Vì vậy cơ thể trẻ chưa hề có phản xạ tiêu hóa thức ăn.

  • Khi ăn dặm: Trẻ được làm quen với thực mới, hệ tiêu hóa chưa thể lập tức phối hợp nghiền nát, tiết dịch tiêu hóa nên mới có hiện tượng ăn gì ra nấy. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng 1 tháng và có thể sẽ lâu hoặc nhanh hơn tùy vào loại thực phẩm bé ăn và cơ địa từng bé.

Nếu bạn nghĩ rằng cho con ăn đồ ăn xay nhuyễn, nghiền nát thì sẽ không gặp tình trạng này thì bạn đã lầm. Đơn giản là do đồ ăn nhuyễn khi thải ra sẽ trộn lẫn trong chất thải nên bạn không thể nhìn thấy mà thôi.

Một thử nghiệm đơn giản là bạn cho bé ăn riêng biệt một loại thức ăn có màu đậm như cà rốt luộc nghiền nát, hay rau xanh xay nhỏ, bạn sẽ thấy bé đi ra có những lợn cợn màu cam, màu xanh lẫn trong chất thải, tức là dù có xay nhỏ hay để nguyên miếng thì lúc đầu bé cũng không thể tiêu hóa hoàn toàn được thực phẩm như nhau vì hệ tiêu hóa chưa tiết ra đủ dịch tiêu hóa cần thiết.

Một ý kiến khác cho rằng, như vậy lúc đầu tôi cho con ăn đồ xay nhuyễn sẽ làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa hơn là việc bắt đầu ngay bằng thức ăn nguyên miếng, về mặt logic điều này nghe có vẻ họp lý, nhưng cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể lại cho thấy rằng việc được tập luyện với thức ăn nguyên miếng ngay từ đầu sẽ làm hệ tiêu hóa nhanh chóng quen được với việc tiêu hóa thức ăn một cách có hiệu quả hơn.

Đặc biệt, khi bạn cho bé quyền được tự quyết định sẽ ăn như thế nào và bao nhiêu, khi ấy não bộ sẽ tiếp nhận được tín hiệu, chỉ đạo cho dạ dày nắm được lượng thức ăn cần phải co bóp nhào trộn, các tuyến tiết dịch biết được phải tiết ra lượng dịch bao nhiêu để tiêu hóa hết, cơ thể bé cũng biết lượng ăn bao nhiêu là đủ cho nhu cầu hoạt động và phát triển....

2. Ăn thô hại dạ dày gây thủng bao tử

ăn dặm bé chỉ huy

Đa phần khi nhắc tới phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, bố mẹ đều lo lắng “Ăn như thế hại dạ dày”, thậm chí còn kinh khủng hơn đó là “Ăn như thế bé dễ bị thủng dạ dày”.

Đây chính là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều gia đình mặc dù thấy lợi ích của phương pháp nhưng vẫn quyết định không cho bé ăn theo BLW. Những hiểu lầm này thường thấy ở cha mẹ Việt hoặc từ ông bà từ thế hệ trước.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu thật kĩ về BLW, thì bố mẹ hoàn toàn yên tâm và tin tưởng về phương pháp ăn dặm này: 

  • Đau dạ dày do vi khuẩn: Chế độ ăn uống không lành mạnh như đồ ăn nhanh, hút thuốc, rượu bia,... là các nguyên nhân dẫn dẫn bệnh đau dạ dày. Chứ không có lí thuyết khoa học nói đau dạ dày là do thức aw không được nghiền nhuyễn.

  • Việc làm nhỏ thức ăn là ở miệng chứ không phải ở dạ dày. Dạ dày chủ yếu là co bóp nhào trộn thức ăn cùng dịch tiêu hóa do gan, mật và tụy tiết ra. Việc trẻ nhai sẽ làm tuyến nước bọt tiết ra dịch vị, cũng là một loại men tham gia vào quá trình tiêu hóa. Khi ăn thô bé sẽ phải nhai để vừa làm nhỏ thức ăn vừa trộn dịch vị vào thức ăn. Khi thức ăn vào đến dạ dày thì sẽ được trộn thêm dịch tiêu hóa khác từ gan, mật, tụy.

  • Thức ăn được lên men và phân hủy thành dạng lỏng để thẩm thấu qua thành ruột.

Bạn nghĩ rằng cho con ăn lỏng, nhuyễn là giúp tiêu hóa dễ dàng hem nhưng thực tế lại làm cho ruột quá tải khi thức ăn không được trộn men tiêu hóa một cách tự nhiên. Đối vói thức ăn nhuyễn, bé chỉ cần nuốt nên đã bị thiếu đi dịch vị. Khi vào đến dạ dày, do không cần co bóp nhiều nữa nên cũng làm giảm lượng dịch tiêu hóa được trộn vào thức ăn.

Ăn thức ăn nghiền nhuyễn kéo dài sẽ dẫn tói các tuyến tiết dịch trong cơ thể giảm tiết dịch và dẫn đến hiện tượng chán ăn. Bé chán ăn mẹ lại cho uống men tiêu hóa và nếu dừng uống bé lại chán ăn bởi cơ thể bé không tự tiết ra các men tiêu hóa tự nhiên mà bị phụ thuộc vào men được bổ sung bên ngoài. Như cái vòng luẩn quẩn, các mẹ không tìm ra lời giải trong khi chính phương pháp cho ăn thiếu khoa học lại chính là câu trả lời.

3. Ăn thô có hóc không?

Các các hỏi liên quan tới ăn dặm BLW mà chúng tớ thường xuyên nhận được đó chính là sợ con hóc, ọe khi tập ăn dặm. Thực tế đa phần trẻ đều sẽ ọe ra đồ ăn khi mới bắt đầu, lý giải cho vấn đề này chính là do trẻ chưa quen với việc xử lý thức ăn, bé lại hay nuốt vội như ti mẹ nên khi thức ăn vào trong phản xạ tự nhiên của cơ thể chính là ọe thức ăn ra ngoài. Dần dần khi cơ thể trẻ quen với thức ăn sẽ không còn hiện tượng này nữa. 

Hiện tượng bị nghẹn và ọe ở trẻ dưới 1 tuổi thực chất không nguy hiểm như ở người lớn. Ở người lớn, phản xạ ọe được khỏi động ở phần cuống lưỡi, do đó khi dị vật vào tận bên trong mới xảy ra phản xạ ọe để đẩy dị vật ra ngoài. Còn vói các bé 6 tháng tuổi thì phản xạ ọe được kích hoạt ngay ở đầu lưỡi nến bé dễ ọe thức ăn hơn so với người lớn.

Có rất nhiều mẹ đánh đồng phản xạ ọe khi bị nghẹn vói việc bị hóc và cảm thấy lo sự khi bé ho, sặc và nôn trớ ra thức ăn. Tuy nhiên, dấu hiệu ho và ọe ra thức ăn thực chất lại là dấu hiệu cho thấy bé đang tự giải quyết đưực vấn đề. Ngược lại, khi một em bé bị hóc thực sự thường sẽ im lặng, mặt tím ngắt, không thể ho, khóc hay nói gì vì lúc này đường thở đã bị dị vật bít hoàn toàn. Đây là dấu hiệu rất nguy cấp và lúc này bé cần được trợ giúp để đẩy dị vật ra bằng các phưong pháp sơ cứu khẩn cấp. Vì vậy, hãy luôn cho bé ngồi thẳng lưng khi ăn và để bé được chủ động điều tiết việc ăn uống của bản thân để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Một lưu ý vô cùng quan trọng khác liên quan đến vấn đề này đó là: Trong trường hợp bé có dấu hiệu bị nghẹn, ho và đang cố gắng ọe để đẩy thức ăn ra ngoài, cha mẹ nên bình tĩnh quan sát và để bé tự giải quyết. TUYỆT ĐỐI KHÔNG CAN THIỆP BẰNG CÁCH CHO TAY VÀO MÓC HỌNG CON HAY CHO CON UỐNG NƯỚC, những hành động này không giúp bé khỏi nghẹn nhanh mà thậm chí còn đẩy các dị vật đi sâu hơn vào đường thở, dẫn đến nguy cơ bị HÓC tăng cao.

  • Hãy nhớ, một khi bé vẫn có thể ho, ọe, khóc thì bé vẫn có khả năng tự xử lý vấn đề - dấu hiệu nghiêm trọng và đáng lo lắng lại là khi bé trở nên im lặng, không thể ho, khóc và ọe.

  • Các yếu tố có thể gây nghẹn , hóc : người khác đưa thức ăn hoặc đồ uống vào miệng bé , tư thế ngả ra sau, cho con ăn dặm quá sớm khi bé chưa ngồi vững , cho ăn thức ăn ko hợp với lứa tuổi

  • Có những nguy cơ hóc, nghẹn ko chỉ đến từ thức ăn vì vậy nếu nhà có trẻ con bạn nên tìm hiểu về cách sơ cứu trẻ khi bị hóc , nghẹn

4. Không có răng thì không nhai được

ăn dặm bé chỉ huy không có răng làm sao nhai được

Một quan niệm rất sai lầm đang phổ biến hiện nay là việc cho rằng các em bé phải mọc đủ răng hàm mới có thể nhai và ăn được các đồ ăn thô. Nếu đợi đến lúc đó khả năng bé bị hóc sẽ cao hơn vì phản xạ ọe an toàn đã đẩy về phần cuống lưỡi.

Tuy nhiên, có một điều rất nhiều người lớn không hề biết tới, đó là phản xạ nhai của con người bắt đầu có vào khoảng 7 tháng tuổi và cũng giống như bất kỳ kĩ năng nào khác, nếu không được tạo điều kiện để thực tập đúng thòi điểm thì phản xạ này sẽ mất đi.

Rất nhiều bà mẹ đã gặp vấn đề với việc ăn thô của con khi bé được 2 hoặc 3 tuổi, thậm chí lớn hon. Đa phần trẻ không thể ăn được thô là do không được luyện tập và trẻ đều được ăn cháo, cơm hoặc đồ ăn xay nhuyễn cho tới ít nhất 2 tuổi.

Nhai là sự kết hợp giữa lưỡi và các cơ trong khoang miệng, lưỡi đảo để nhào trộn thức ăn vói nước bọt, các cơ được não điều khiển để di chuyển 2 hàm và nghiền nát thức ăn, bé có nhiều hay ít răng không còn quan trọng nữa, vì răng nếu không có sự điều khiển của não và các cơ thì cũng chỉ giống như “sản phẩm trưng bày” mà thôi.

Trải qua nhiều quá trình phát triển trong thời kỳ mang thai, khi sinh ra em bé có một lớp “đệm nướu” mà ta thường hay gọi là “lợi”. Nhiều người thường nghĩ rằng “lợi” của em bé mềm và yếu, tuy nhiên nếu bạn hỏi những bà mẹ đang cho con bú về cảm giác mỗi khi bị bé “cắn” bằng lợi thì bạn sẽ biết sự lợi hại thực sự của “bộ nhá” thòi kỳ khai sơ này. Thực tế cho rằng dù không có răng trẻ vẫn có khả năng nhai rất tốt. 

5. Ăn nhạt vậy sao ăn được

Quan niệm cho thêm đường và muối hay gia vị vào thức ăn dặm để trẻ ăn ngon miệng hơn là một quan niệm sai lầm cực kì phổ biến ở Việt Nam. Bởi đa phần ai cũng nghĩ  hoàn toàn vô hại khi nêm một chút đường chút muối thậm chí là nước mắm vào thức ăn tự nấu, hoặc cho trẻ ăn cháo/bột đóng hôp, sữa chua có đường, nước ngọt, kẹo…Tuy nhiên, việc làm này khiến các cơ quan của trẻ hoạt động kiệt sức, đặc biệt là thận.

Lượng muối mà cơ thể trẻ cần trong ngày rất ít: dưới 12 tháng tuổi ít hơn 1g muối/ngày, 1-3 tuổi khoảng 2g muối/ngày và trên 4 tuổi chỉ cần khoảng 4g muối/ ngày. Bạn có biết trong SỮA MẸ và các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, trái cây, thịt cá, rau tươi đã có chứa một hàm lượng muối nhất định. Do vậy việc nêm nếm muối vào thức ăn của trẻ nhỏ là hoàn toàn không cần thiết.

Xem thêm: Hiểu đúng về cách sử dụng gia vị trong ăn dặm

Về đường, Ăn dặm 3in1 xin nhấn mạnh “vị ngọt mà bé chọn” là đường tự nhiên, đường trong SỮA MẸ, trong các thực phẩm tự nhiên chứ không phải là đường kính tinh luyện mà người lớn chúng ta ăn mỗi ngày đâu bạn nhé. Nếu bạn cho con ăn đường phụ gia quá sớm, bé về sau sẽ dễ bị sâu răng, béo phì, tăng nguy cơ tiểu đường…

Ăn dặm 3in1 (TH)

Tin liên quan

Thong ke

Video