Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu và biết cách bày mâm cỗ cúng ông Táo đầy đủ nhất.
Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo gồm:
3 chiếc mũ Táo quân: hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả 3 chiếc mũ này đều được làm rất khéo léo và trang trí màu sắc sặc sỡ. Ở nhiều địa phương thay vì mua 3 chiếc mũ Táo quân, để đơn giản người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công kèm theo đó là một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Toàn bộ những đồ “vàng mã” này đẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian thường gọi đơn giản là “hóa vàng”.
Điểm đặc biệt trong lễ cúng ông Công ông Táo chính là phương tiện để ông Táo về chầu trời. Theo phong tục, ở miền Bắc người ta sẽ cúng bằng cá chép còn sống hoặc cá chép giấy, ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng và đưa ông táo về trời. Cá chép sống mọi người đem thả tại ao, hồ, sông, cá chép giấy thì “hóa vàng” cùng với tiền vàng, và mũ Táo quân. Ở miền Trung, người ta sẽ cúng bằng một con ngựa giầy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, các gia đình chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy trong dịp tết này.
Tuy theo từng phong tục, hoàn cảnh gia đình mà mâm cỗ cúng Táo quân được làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay đơn giản (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Thông thường mâm cỗ cúng ông Táo truyền thống bao gồm các món cơ bản như sau:
1 đĩa gạo.
1 đĩa muối.
5 lạng thịt vai luộc.
1 bát canh mọc.
1 đĩa xào thập cẩm.
1 đĩa giò.
1 con cá chép rán (hoặc sống) – tương truyền cá chép là vật gần gũi với ông Táo đây là vật giúp ông Táo di chuyển về chầu trời
1 đĩa xôi gấc.
1 đĩa chè kho.
1 đĩa hoa quả.
1 ấm trà sen.
3 chén rượu.
1 quả bưởi.
1 quả cau, lá trầu.
1 lọ hoa đào nhỏ.
1 lọ hoa cúc.
1 tập giấy tiền, vàng mã.
Để lễ cúng ông Táo được diễn ra thuận lợi nhất, lễ cúng thường được diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo từng điều kiện gia đình mà có thể cúng trước, tuy nhiên không nên cúng sau trưa ngày 23 tháng Chạp.
Những năm gần đây do công việc bận rộn nhiều gia đình có xu hướng cúng sớm vào dịp cuối tuần để chuẩn bị, theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy dù cúng sớm gia đình nên bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp.