Vậy làm cách nào để giúp trẻ hứng thú với mỗi bữa ăn, làm cách nào để khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số kinh nghiệm khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ mà Ăn dặm 3in1 đã tổng hợp, bố mẹ hãy tham khảo nhé!
Đầu tiên để khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ hãy phân biệt được trẻ đang biếng ăn do nguyên nhân nào, trẻ biếng ăn là do biếng ăn sinh lý hay biếng ăn bệnh lý.
Trẻ biếng ăn khiến các bố mẹ đều lo lắng, nhưng cũng có nhiều mẹ lo lắng thái quá dẫn tới việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng cho bé vì lo sợ con sút cân, con thiếu chất, mà chưa thực sự tìm hiểu sự biếng ăn xuất phát từ đâu. Hãy xem các biểu hiện biếng ăn dưới đây trước khi quyết định mua hay không mua các thực phẩm chức năng cho trẻ.
Biếng ăn sinh lý: Biếng ăn sinh lý là hiện tượng trẻ chán ăn, lười ăn, mải làm một việc gì đó trong một giai đoạn nhất định. Thông thường biếng ăn sinh lý trùng với 10 tuần khủng hoảng - 10 tuần phát triển kỳ diệu của trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Các biểu hiện dễ gặp nhất của tình trạng biếng ăn sinh lý là:
Trẻ tập lẫy, tập bò, tập đi
Trẻ mọc răng
Trẻ tập nói
Ngoài ra còn rất nhiều biểu hiện khác phụ thuộc vào từng tuần, từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Biếng ăn bệnh lý: là việc trẻ mắc một bệnh lý nào đó khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Các biểu hiện dễ gặp nhất của biếng ăn bệnh lý là:
Trẻ bị cảm cúm, sốt
Trẻ viêm họng, viêm đường hô hấp
Các rối loạn liên quan tới hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón
Xác định trẻ đang ở giai đoạn nào: Với biếng ăn sinh lý để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần xác định được giai đoạn này trẻ đang học gì, theo dõi trẻ để đưa ra cách khắc phục tốt nhất.
Trẻ không muốn ăn: mẹ chỉ cho bé ăn đúng bữa theo lịch sinh hoạt trong ngày của bé, để bé tự ăn, hết 30 phút nếu trẻ không ăn thì mẹ dọn bàn cất đi, không cho bé ăn thêm bất cứ thứ gì trước bữa ăn. Cứ như vậy khi nào trẻ đói trẻ sẽ tự giác đòi ăn.
Trẻ ngậm không nuốt thức ăn: Thay đổi thực đơn cho bé, làm các thức ăn trở nên mềm và mịn hơn để trẻ dễ nuốt hơn, chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé.
Trẻ không chịu ngồi vào bàn ăn: Giai đoạn bé đang tập đi chắc chắn nhiều mẹ sẽ bắt gặp biểu hiện trẻ đòi ra ngoài, không chịu ngồi yên một chỗ để ăn. Tuy nhiên nhiều bé do sợ độ cao mà cũng không thích ngồi vào ghế, trường hợp này mẹ cho bé ngồi ghế thấp hơn hoặc ngồi vào lòng mẹ khi có bữa ăn.
Ăn đúng bữa chính- phụ: Hạn chế tình trạng ăn vặt ở trẻ nhỏ, cho trẻ ăn đúng bữa, với cách này cơ thể trẻ mới có cơ hội được “ĐÓI”, khi trẻ đói trẻ sẽ ăn nhiều hơn, các bữa chính sẽ diễn ra ngon lành.
Trang trí món ăn đẹp mắt: Trẻ nhỏ thường thích thú với những đồ vặt màu sắc, món ăn cũng vậy, một cách giúp trẻ có thể ăn ngon hơn đó là trang trí món ăn đẹp mắt, hấp dẫn với màu sắc và hình thù khác nhau.
Vẫn là món bánh pancake ăn dặm bình thường nhưng nếu mẹ tạo màu cho bánh thêm hình trang trí thì món ăn sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Mẹ có thể xay rồi lấy màu từ những thực phẩm tự nhiên cho bé như: màu đỏ từ củ dền đỏ, màu xanh lá cây từ rau bina hoặc lá dứa, màu cam từ cà rốt, màu xanh da trời từ hoa đậu biếc,....
Tôn trọng sở thích, khẩu vị của con: Trẻ nhỏ cũng có những khẩu vị và sở thích riêng của bản thân, trẻ thích ăn món này, không thích ăn món kia. Vì vậy khi cho bé ăn mẹ hãy quan sát xem trẻ thích ăn như thế nào từ đó điều chỉnh và chế biến các món ăn hợp khẩu vị của bé.
Khen thưởng con: Trong quá trình cho con ăn mẹ cũng nên thường xuyên khen ngợi, tán thưởng con sẽ giúp con vui vẻ và ăn nhiệt tình hơn. Hơn nữa việc làm này sẽ giúp bé hiểu rằng hành động ăn của mình là đúng nên bé sẽ tự giác hơn trong ăn uống.
Loại bỏ các thói quen xấu: Những thói quen xấu của bé cần được loại bỏ để giúp các bữa ăn chính trở nên ngon miệng hơn và bé cũng không gây ra các phiền phức, một số thói quen xấu thường thấy khi chăm sóc cho trẻ:
Ăn vặt trước bữa ăn
Cho ăn thức ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ
Vừa chơi, vừa nghịch vừa ăn
Kéo dài thời gian bữa ăn, mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên duy trì khoảng 30 phút với bữa chính và 20 phút với bữa phụ
Với những chia sẻ trên, Ăn dặm 3in1 hy vọng bố mẹ đã có thêm kiến thức, cách khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ.
Mặt khác, nếu sau 2 – 3 tuần mà tình trạng biếng ăn của trẻ không chuyển biến tích cực hơn, trẻ bị sụt cân hoặc đứng cân trong một tháng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
18/04/2020
17/04/2020