Một lợi ích của sữa chua nữa là đây là loại thực phẩm “di động” cho bé bởi sữa chua không chỉ giúp cân bằng hệ tiêu hóa mà còn cực kì dễ mua dễ mang đi cho các chuyến vui chơi dài ngày của cả gia đình. Hơn hết, bố mẹ cũng đỡ đau đầu với bữa ăn phụ của con.
Trong sữa chua có chứa rất nhiều các men vi sinh sống (hay còn được gọi là lợi khuẩn – Probitocs) giúp cân bằng hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Một nghiên cứu từ Tạp chí Sinh hóa Dinh Dưỡng của Hoa Kỳ (tháng 1/2013) đã phát hiện ra men vi sinh trong sữa chua có nguồn gốc từ beta-casein sữa bò đã lên men giúp tái tạo và duy trì lớp dịch nhày bao phủ trên bề mặt ruột non. Lớp dịch nhày này có tác dụng như một lá chắn, tăng khả năng bảo vệ ruột non khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào đường ruột.
Do đó, cho bé ăn sữa chua giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa và giảm thiểu các tình trạng về đường ruột như tiêu chảy, táo bón,....
Sữa chua là một trong những thực phẩm chứa các vi khuẩn sống – vi khuẩn lành mạnh có tên là lactobacillus casei và các vi khuẩn vi khuẩn axit lactic. Đây là các vi khuẩn giúp hoạt hóa các tế bào miễn dịch, từ đó giúp cơ thể trẻ nhỏ tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịichj.
Sữa chua rất giàu vitamin K và canxi, đây là những dưỡng chất có vai trò rất lớn trong việc làm lành các vết thương và đảm bảo sự khỏe mạnh của hệ xương khớp. Vì vậy, nếu thường xuyên bổ sung sữa chua vào thực đơn ăn dặm của trẻ, cơ thể của trẻ sẽ được tăng cường sức khỏe của xương, phòng chống các bệnh về loãng xương sau này.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Tổng quan về dinh dưỡng” của Hoa Kỳ (năm 1995) cho thấy: Bổ sung thêm canxi cho trẻ em sẽ phát triển hệ xương khớp thêm chắc khỏe từ 1-5%, thậm chí 10% nếu nguồn canxi bổ sung xuất phát từ sữa. Ngoài ra, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu can-xi, đặc biệt là bổ sung sữa và chế phẩm trong giai đoạn xương đang phát triển có tác dụng phòng chống loãng xương lâu dài.
Các vi khuẩn lactobacillus trong các loại sữa chua có thể giúp làm giảm tình trạng viêm xảy ra khắp cơ thể, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp. Các vi khuẩn lành mạnh cũng có thể làm giảm và ngăn chặn tình trạng viêm trong ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và bàng quang.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn được sữa chua. Tuy nhiên, nên lưu ý là không cho bé ăn quá nhiều. Mùa đông vẫn có thể cho bé ăn được sữa chua, nhưng nên ngâm sữa chua vào nước nóng để sữa bớt lạnh trước khi cho bé ăn.
Mặc dù sữa chua rất rất tốt cho sức khỏe của bé nhưng bổ sung sữa chua vượt mức quy định thì cơ thể sẽ không hấp thụ hết và sẽ tự động loại thải ra ngoài theo hệ bài tiết.
Thời điểm thích hợp nhất để bé ăn sữa chua là:
Sau bữa ăn chính, sau khi uống thuốc 2 tiếng đồng hồ: Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ được hết giá trị dinh dưỡng trong sữa chua.
Trước khi bé đi ngủ 30 phút: vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.
Cách đơn giản nhất để lấy hết được lợi ích của sữa chua là cho trẻ sử dụng ngay sau khi mở nắp. Ngoài ra loại siêu thực phẩm này cũng có thể kết hợp với một số thực phẩm khác làm thành sinh tố vị khá hấp dẫn như sinh tố xoài, sinh tố bơ...
Không nên cho trẻ ăn sữa chua để chống đói, bởi vì khi bụng rỗng độ axit trong dạ dày lớn khiến cho những lợi khuẩn trong sữa chua bị giết chết, và lợi ích của sữa chua cũng bị giảm đi rất nhiều.
Gây khó tiêu: Thành phần của sữa chua có chứa đường lactose – đây là loại protein khó tiêu. Với những người không dung nạp lactose hoặc những người có vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn sữa chua quá nhiều gây đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,… Để tránh các hiện tượng này, bố mẹ nên tìm hiểu xem trẻ có vấn đề về hê tiêu hóa đồng thời lựa chọn các loại sữa chua thích hợp.
Gây béo phì: Trong sữa chua có chứa hàm lượng đường nhất định, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức. Vì vậy khi lựa chọn sữa chua bạn nên đọc phần giá trị dinh dưỡng trên bao bì để lựa chọn loại sữa chua có hàm lượng chất béo, hàm lượng đường thấp.
Dị ứng: Có rất nhiều trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò hoặc không thể uống được sữa. Vây nên, khi cho bé ăn sữa chua, mẹ hãy tuân thủ theo nguyên tắc 3days wait để kiểm tra xem bé có dị ứng với sữa chua hay không.
Sữa chua là một trong những thực phẩm quen thuộc của người Việt bởi không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có thể biến tấu thành món ngon cho bữa sáng, bữa phụ của bé một cách nhanh chóng.
Tham khảo một số công thức chế biến món ăn đơn giản từ sữa chua của Ăn dặm 3in1 dưới đây:
Nguyên liệu:
2 hộp sữa chua không đường
4 thìa nước cốt chanh
¼ thìa cà phê muối
2 thìa cà phê mật ong
½ thìa cà phê dầu oliu
Chi tiết cách làm:
Cho tất cả nguyên liệu trên trừ dầu oliu vào máy xay, xay nhuyễn
Đổ hỗn hợp ra bát rồi trộn đều cùng dầu oliu, bảo quản ngăn mát tủ lạnh và dùng dần
Với các nguyên liệu đơn giản như: bánh mì : 2 lát; Sữa chua: 50g; Thanh long: 30g; Trứng gà: 1 quả là mẹ có được những chiếc bánh mì kẹp sữa chua thanh long đỏ cho bữa ăn dặm của bé. Chi tiết cách làm mẹ có thể xem TẠI ĐÂY
Nguyên liệu:
50g Yến mạch
1hộp Sữa chua
1 Chuối
200ml nước
Hũ thủy tinh
Chi tiết cách làm:
Yến mạch bạn cho lên bếp đun với lửa nhỏ rang đều tới khi vàng, chín đều thì tắt bếp. Sau đó chờ yến mạch nguội một chút thì bạn cho vào nước ngâm khoảng 20 – 30 phút. Sau đó bạn vớt ra để ráo nước. Việc bạn rang yến mạch thì sẽ giúp yến mạch thêm ngon và béo hơn.
Bạn lấy cối xay cho yến mạch cùng 200ml nước, xây tới khi được hỗn hợp nhuyễn thì thôi. Sau khi xay xong, bạn dùng rây lọc lại để loại bỏ phần bã đi nhé!
Tiếp theo vẫn cối xay đó bạn bóc vỏ cho chuối vào xay cùng, xây thật nhuyễn mịn.
Sau đó bạn lấy một nồi nhỏ cho hỗn hợp chuối yến mạch vào đun ấm khoảng 40 - 50 độ C. Sau đó bạn cho sữa chua vào khuấy cho đều để tạo men. Tiếp tục cho hỗn hợp vào từng hũ thủy tinh. Nếu bạn có máy làm sữa chua thì ủ cho nhanh theo hướng dẫn của máy hoặc ủ bằng nồi cơm điện cũng được bạn nhé.
Khi ủ xong bạn đem bỏ sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh sau 4-5h là bạn đã có món sữa chua yến mạch chuối thơm ngon rồi. Khi ăn món này bạn có thể cắt thêm chuối hoặc rắc một vài loại quả khô cho bé ăn kèm nếu con đã ăn được thô tốt.
Tự làm sữa chua từ sữa mẹ: Đây là cách giúp các mẹ tận dụng được nguồn sữa dư thừa hàng ngày. Để làm sữa chua từ sữa mẹ, mẹ chỉ cần chuẩn bị sữa mẹ 200ml, 4 muỗng cà phê sữa chua.
Chi tiết cách làm:
Để sữa chua không đường ở nhiệt độ phòn
Đổ sữa mẹ vào nồi để thanh trùng, đun nóng ở nhiệt độ 80 độ C cho đến khi sủi bọt lăn tăn ở mép nồ. Không được để sữa đạt đến điểm sôi. Sữa mẹ khi trữ đông sẽ có mùi gây khó chịu do trong sữa mẹ có enzyme lipase, việc đun và thanh trùng sữa mẹ như vậy sẽ làm bất hoạt enzyme này.
Nhanh chóng ngâm nồi sữa đã thanh trùng vào âu nước đá, để sữa nguội đến khoảng 45 độ C.
Cho sữa chua làm men vào sữa mẹ, khuấy nhẹ nhàng.
Tiệt trùng cốc, hũ thủy tinh. Chia lượng sữa vừa pha được ra các cốc, hũ thủy tinh nhỏ.
Xếp lần lượt sữa chua và nồi cơm điện, đổ nước nóng già (khoảng 80 độ) vào 2/3 cốc ủ trong vòng 6-8 tiếng. Thời gian ủ lâu hay nhanh tùy thuộc vào việc bạn muốn sữa chua của mình chua đến mức độ nào. Sữa chua ủ từ 4-6 tiếng sẽ ít chua, và loãng, càng ủ lâu sữa sẽ càng chua và đặc hơn. Không nên ủ quá 12 tiếng. Không mở nắp hộp để kiểm tra trong quá trình ủ.
Ủ xong bạn cho ngay sữa chua và tủ lạnh. Nếu sử dụng máy làm sữa chua, bạn chỉ cần cho sữa vào hộp đựng sữa chua được cung cấp kèm theo máy, bấm nút và để máy tự ủ trong khoảng 6-8 tiếng hoặc theo hướng dẫn sử dụng của máy
Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sữa chua từ sữa công thức hoặc sữa tươi cũng rất ngon. Chi tiết cách làm mẹ có thể xem thêm tại ĐÂY
Với những lợi ích và công dụng tuyệt vời mà Ăn dặm 3in1 đã chia sẻ ở trên, hi vọng bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
05/03/2020
03/03/2020