Cải bó xôi là một loại rau không những dễ ăn mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Bố mẹ còn băn khoăn về lợi ích của cải bó xôi thì hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Ăn dặm 3in1 nhé!
Cải bó xôi sở hữu lượng dưỡng chất, vitamin phong phú và rất dồi dào. Trong đó, đặc biệt phải kể đến:
Hàm lượng beta-carotene có trong cải bó xôi cao hơn cả carot vốn là một loại củ có chứa nhiều carotene đây là dưỡng chất tham gia có vai trò tích cực trong quá trình hình thành và duy trì sự khỏe mạnh của da và răng cũng như giúp củng cố thị lực.
Hàm lượng vitamin C trong cải bó xôi cao gấp đôi so với rau cải trắng.
Rau cải bó xôi cũng chứa rất nhiều hàm lượng protein và khoáng chất cho cơ thể cụ thể với 500g cải bó xôi chứa tới 12,5g protein tương đương 2 quả trứng gà. Trong 100g cải bó xôi có chứa tới 558 mg gấp 1,5 lần kali có trong chuối.
Không chỉ vậy, lượng chất dinh dưỡng dồi dào trong cải bó xôi còn rất cần thiết cho quá trình trao đổi năng lượng, duy trì cơ và chức năng hệ thần kinh, điều hòa nhịp tim, đem lại hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ.
Cải bó xôi là loại rau rất nhiều chất xơ, đây là chất giúp làm sạch hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Nhiều mẹ còn coi rau cải bó xôi như một phương thuốc chữa giun sán an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu đề cập tới công dụng loại bỏ giun sán của rau cải bó xôi, vì vậy với mẹo vặt hay nay bố mẹ chủ động áp dụng một cách có chọn lọc.
Trong cải bó xôi có chứa beta-carotene – một chất đã được chứng minh có thể đẩy lùi một số rối loạn đường hô hấp mãn tính như bệnh hen suyễn. Khi cho con ăn cải bó xôi thường xuyên, trẻ sẽ nhận được thêm nhóm chất beta-carotene giúp cải thiện chức năng hô hấp của trẻ tốt hơn, bệnh hen suyễn sẽ thuyên giảm.
Trong 100 gram rau cải bó xôi cung cấp đến 0.48 mg vitamin K. Lượng vitamin K dồi dào này có thể giúp xương bé trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, chúng còn giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi của xương.
Bên cạnh đó, lượng magie rất phong phú trong cải bó xôi cũng chính là dưỡng chất tuyệt vời để tạo nên hệ xương chắc khỏe ở trẻ.
Trong rau cải bó xôi có chứa hàm lượng lớn Lutein- dưỡng chất duy trì một đôi mắt sáng khỏe, có chức năng giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở mắt.
Cải bó xôi là loại rau giàu hàm lượng sắt – thành phần chính để tạo hồng cầu. Để ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ, hay cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ, mẹ nên bổ sung cải bó xôi vào khẩu phần ăn của con hàng ngày nhé.
Trong rau cải bó xôi có chứa Axit Folic – một loại dưỡng chất giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đặc biệt, rau cải bó xôi tốt cho bà bầu nhờ hàm lượng axit folic cao làm tăng sự sản xuất hồng cầu nên rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, axit folic giúp các mẹ bảo vệ em bé của mình tránh khỏi dị tật hở môi, hở hàm ếch và nứt đốt sống bẩm sinh.
Ngoài ra, với lượng axit folic có sẵn, cải bó xôi tốt cho bà bầu nhờ ngăn chặn nguy cơ sinh non. Vì vậy, trong quá trình phát triển của thai kỳ mẹ hãy thường xuyên sử dụng thêm rau cải bó xôi nhé.
Đối với cải bó xôi, bố mẹ có thể cho trẻ ăn dặm với cải bó xôi ngay khi bắt đầu tập ăn dặm. Với các bạn ăn dặm bé chỉ huy thì nên bắt đầu tập với phần cọng, các bạn ăn dặm truyền thống thì có thể nấu riêng súp cải bó xôi, hoặc các món cháo khác nhau kết hợp cùng cải bó xôi.
Dưới đây là một số món ăn đơn giản cho bé được chế biến từ cải bó xôi, mẹ cùng tham khảo nhé:
Món này cực kì dễ làm, mẹ chỉ cần một ít phút là đã hô biến được một bữa ăn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng cho bé rồi.
Nguyên liệu:
Thịt heo băm nhỏ
Cải bó xôi
Gạo
Cách làm:
Lấy một nồi nhỏ, vo sạch gạo sau đó cho vào nồi nấu nhừ
Thịt lợn băm nhỏ. Cải bó xôi rửa sạch rồi thái nhỏ.
Khi cháo chín, mẹ cho thịt lợn đánh tan trong nước rồi cho vào rồi. Tiếp đó cho thêm rau vào đun chín. Việc cho thịt lợn đánh tan trong nước giúp thịt không bị vón cục và tan đều trong cháo.
Khi rau và thịt chín mẹ tắt bếp vậy là đã có bát cháo thịt bằm cải bó xôi thơm ngon cho bé rồi.
Vị ngọt của tôm, vị thơm mát của cải bó xôi hòa quyện sẽ tạo ra món cháo rất hấp dẫn cho các bạn bé.
Nguyên liệu:
Tôm
Cải bó xôi
Dầu oliu
Gạo
Cách làm:
Gạo mẹ vo sạch cho vào nồi nấu cháo cho nhuyễn mịn.
Tôm mẹ bóc vỏ, bỏ chỉ ở sống lưng rửa sạch rồi băm nhỏ.
Cải bó xôi rửa sạch, băm nhỏ.
Khi cháo chín nhừ, mẹ cho tôm đánh tan với nước rồi cho vào khuấy đều. Tôm chín thì cho tiếp cải bó xôi.
Sau vài phút, mẹ tắt bếp, đổ ra bát. Sau đó mẹ có thêm một chút dầu oliu và trộn đều để tăng thêm hương vị thơm ngon của món cháo.
Đây là món ăn rất mát, mẹ có thể chế biến để bé đổi món nhé
Nguyên liệu:
Cải bó xôi (lấy phần lá)
Đậu phụ non
Nước dùng (dashi, nước dùng gà hoặc tảo bẹ cá bào)
Cách làm:
Lá cải bó xôi mẹ rửa sạch, luộc chín rồi giã nhỏ và rây qua lưới.
Đậu phụ non luộc qua nước sôi, sau đó dằm nát.
Trộn rau cải, đậu phụ và thêm một chút nước dùng/nước rau củ luộc vào là món ăn đã hoàn thành rồi.
Khi mua cải bó xôi nên chọn lựa chọn những cành rau còn tươi, xanh lá, và không bị gãy dập vàng úa.
Cách bảo quản cải bó xôi tốt nhất sau khi mua về là giữ nguyên túi để dưới ánh sáng hoặc để ở ngăn mát của tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để rau quá lâu chỉ mua một lượng vừa đủ sử dụng trong gia đình.
Đối với các bạn nhỏ ăn dặm theo phương pháp BLW, ban đầu khi tập ăn dặm mẹ nên chế biến phần cọng lá cho bé trước, sau đó khi bé đã ăn thô tốt mới cho ăn phần lá trực tiếp hoặc thêm vào các món cơm, món bánh.
Ăn dặm 3in1 (TH)