Lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì đối với cơ thể 

Lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì đối với cơ thể 

28/04/2020 10:04
Cỏ lúa mì là một loại thực phẩm được làm từ cây lúa mì, nó được đánh giá là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Với hàm lượng chất xơ cao, cỏ lúa mì được rất nhiều bố mẹ Việt lựa chọn để bổ sung chất xơ cho các bé

Giá trị dinh dưỡng của cỏ lúa mì, cỏ lúa mạch

Giá trị dinh dưỡng của cỏ lúa mì đã được ghi nhận từ khá lâu, đặc biệt những người theo đuổi cuộc sống lành mạnh từ lâu đã tin dùng cỏ lúa mì như một thực phẩm dinh dưỡng tốt cho cơ thể. 

Các dạng của cỏ lúa mì phổ biến hiện nay 

Lúa mì sinh trưởng và phát triển tương tự cây lúa nước của nước ta. Sau khi gieo hạt một thời gian cây non nên tương tự như cây mạ thì được gọi là “cỏ”. Người ta sẽ thu hoạch phần lá của cỏ rồi về chế biến thành các loại khác nhau đưa ra thị trường như: bột, nước xay,....

Giá trị dinh dưỡng của cỏ lúa mì 

Cỏ lúa mì được rất nhiều gia đình Việt ưa chuộng vì nó có những thành phần dinh dưỡng giống rau nhưng hàm lượng lại cao hơn rất nhiều. Trong cỏ lúa mì có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cụ thể như: 

  • Cỏ lúa mì chứa một hàm lượng cao chlorophyll (chất diệp lục), các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C, vitamin nhóm E…. Những thành phần này có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. 

  • Sắt: Hàm lượng sắt trong cỏ lúa mì rất cao khoảng 4,2mg sắt trong 100g cỏ, trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ được nhận đủ sắt trong 4 tháng đầu đời, sau đó nên được bổ sung thêm sắt vì sữa mẹ có rất ít sắt. Việc bổ sung thêm cỏ lúa mì rất tốt để giúp bé hạn chế nguy cơ thiếu sắt của cơ thể. 

  • Khoáng chất và vi lượng: thành phần của cỏ lúa mì rất giàu kẽm, Selen, Phốt pho, Kali, Canxi,.... đây đều là các khoáng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 

  • Axit béo: trong cỏ lúa mì có chứa hàm lượng axit Linoleic - đây là một axit béo Omega 6 không bão hòa có tác dụng cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, đồng thời có tác dụng lớn đối với da, tóc của cơ thể. Loại axit này cơ thể không có khả năng hình thành mà hình thành do chế độ ăn uống. 

  • Enzyme: Trong cỏ lúa mì có chứa tới gần 100 loại enzyme và 17 loại amino acid  tốt cho cơ thể.. 

Lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì được trồng bằng cách gieo hạt 

Lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì đối với cơ thể

Rất nhiều người ưa thích sử dụng cỏ lúa mì bởi nó giúp cơ thể khỏe mạnh  và có thể hỗ trợ ngăn ngừa  một số loại bệnh thông thường như cảm cúm, ốm, sốt, các vấn đề tiêu hóa. 

Sau đây là những lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì mang lại:

Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Có lúa mì là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E, 17 loại amino acid. Tất cả các chất này đều hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, đặc biệt hữu hiệu trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. 

Lợi ích này còn giúp cơ thể ngăn ngừa một số dạng nhiễm trùng của vết thương, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh khi các chức năng của hệ miễn dịch đều được hoạt động tối ưu. 

Tăng cường thị lực, duy trì một đôi mắt khỏe

Thêm vào đó cỏ lúa mì còn chứa nhiều vitamin A – một vitamin thiết yếu cho sự phát triển thị lực của trẻ mà năm nào trẻ cũng cần phải uống bổ sung 2 lần theo chương trình quốc gia. Bố mẹ thường biết rằng cà rốt giàu vitamin A, nhưng nếu trẻ không thích ăn cà rốt thì việc bổ sung cỏ lúa mì để bổ sung vitamin A cho trẻ là lựa chọn phù hợp.

Giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

Các chất có trong cỏ lúa mì giúp cơ thể đào thải độc tố, điển hình như các chất diệp lục không chỉ giúp tiêu diệt độc tốc mà còn giúp hỗ trợ chức năng gan hoạt động bình thường. 

3 chất được tìm thấy trong cỏ lúa mì giúp gan phát triển khỏe mạnh đó là  Choline- ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan, Magie- giúp thanh lọc các chất béo và Kali- có chức năng tương tự như một loại thuốc bổ và chất kích thích.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Là thực vật nên một ưu điểm nữa của cỏ lúa mì là hàm lượng chất xơ. 100mg cỏ lúa mạch chứa 4.2 gram chất xơ, chất xơ trong cỏ lúa mì giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt là hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ. 

Ngoài ra, trong cỏ lúa mì còn chứa tới 80 enzyme các loại, các enzyme này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng khác nhau. Từ đó các triệu chứng như đầy bụng, chướng bụng cũng hạn chế xảy ra hơn. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cỏ lúa mạch giúp ức chế sự gia tăng huyết áp sau bữa ăn, rất phù hợp để sử dụng cho những người bị cao huyết áp.

Một số món ăn ngon dễ làm từ cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì là một thực phẩm ngoại nhập, hiện ở nước ta chỉ có dạng bột của loại cỏ này hoặc một số người tự mua hạt về gieo và trồng tại nhà. Cỏ lúa mì không có vị gì, chỉ có mùi thơm khá dễ chịu mùi thơm của cỏ lúa mì tương tự thơm thơm nhẹ như mùi lá nếp mà chúng ta vẫn hay thường dùng. Với dạng bột này, bố mẹ có thể dễ dàng làm một số món ăn đơn giản sau cho bé: 

1. Pha trộn làm nước uống hoặc ăn kèm sữa chua

Với bột cỏ lúa mì bố mẹ có thể pha cùng với sữa, sữa chua rồi trộn cung một số trái cây cho bé ăn cùng. Mùi thơm nhẹ của cỏ lúa mì cùng với vị ngọt của trái cây chắc chắn các bé sẽ rất thích. Đôi khi mẹ có thể pha trực tiếp hoặc làm nước ép từ cỏ lúa mì cho bé.

Nước ép từ cỏ lúa mì
Nước ép từ cỏ lúa mì 

2. Làm thạch

Bột cỏ lúa mì có màu xanh bắt mắt, bố mẹ có thể sử dụng làm màu của thạch rau câu cho bé, trong quá trình tự làm thạch chỉ cần pha nước với một chút bột cỏ lúa mạch là thạch có màu xanh và mùi thơm hấp dẫn. Các em bé rất thích ăn thạch nhưng bố mẹ nên làm thạch lỏng, mềm và chỉ cho các bé trên 1 tuổi ăn thạch để tránh hóc nghẹn.

3. Làm bánh kem

Làm bánh, kem: Bố mẹ có thể thêm một chút bột cỏ lúa mì trong quá trình trộn bột, trộn nguyên liệu làm kem để kem có màu xanh mát dễ chịu và vị cỏ lúa mạch hấp dẫn hơn cho bé.

Ngoài ra bố mẹ có thể dùng bột cỏ lúa mì này pha nước uống, làm mặt nạ đắp cũng thú vị lắm đấy!

Ăn dặm 3in1 (TH)

Tin liên quan

Thong ke

Video