Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới Who, thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ được nhiều các dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ.
Cũng tại thời điểm này trẻ cần được làm quen với các thức ăn khác để chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển sau này. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng khoảng 87% trẻ từ 6-7 tháng tuổi có kĩ năng cầm nắm thức ăn bằng tay, tới tháng 8 kĩ năng này lên tới 96%. Do đó phần lớn các bé 6 tháng tuổi đều có khả năng tự ăn được – đây chính là thời điểm bố mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm BLW.
Cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với thời điểm mới sinh
Trẻ khá linh hoạt trong các hoạt động giữ đầu thẳng, trẻ có thể ngồi vững, cứng cổ
Trẻ thể hiện sự thích thú hay không thích đối với các món ăn. Ví dụ như quay mặt đi với đồ không thích ăn, không chịu há miệng với các món mà trẻ không thích.
Khi bé được 6 tháng tuổi bé có xu hướng sử dụng toàn bộ bàn tay của mình để nhặt đồ. Bé cũng có khả năng khép tay quanh thức ăn, vì vậy tránh làm cho việc phải há miệng quá rộng.
Bắt đầu cho bé ăn dặm với những thực phẩm mềm như cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, chuối, bơ,…. Khi bắt đầu ăn dặm bé sẽ dùng cả bàn để cầm thức ăn vì vậy bạn không nên nấu quá nhừ, chỉ cần nấu chín tới là được.
Bạn cũng nên sử dụng dao sóng để cắt thực phẩm cho bé, các đường vân sẽ giúp bé dễ dàng cầm nắm thức ăn hơn – thậm chí còn vui hơn khi bé nhai.
Khi cho bé ăn dặm BLW, bạn sẽ không thể nào tránh khỏi sự lộn xộn và bừa bãi. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian dọn dẹp sau mỗi bữa ăn, bạn hãy trải giấy báo hoặc tấm nhựa rộng bên dưới ghế ăn dặm của bé.
Bạn đừng quá lo lắng về việc bừa bộn khi bé tập ăn dặm. Hãy cố gắng tận dụng các vật dụng cần thiết để hạn chế việc tiếp xúc thức ăn ra sàn nhà hay quần áo của bé như: yếm ăn dặm, rèm tắm.
Mặc dù ăn dặm BLW là các trải nghiệm về các loại thực phẩm được cắt thanh dài (đặc biệt là các thực phẩm mềm lúc ban đầu), tuy nhiên, bạn cũng có thể cho bé tập ăn một phần bánh niếng, một chút cá hồi hoặc súp lơ tương tự như thực phẩm chuẩn bị cho bữa ăn của cả gia đình.
Khi cho bé ăn dặm BLW, bạn cũng đứng quá lo lắng khi bé chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định – điều quan trọng là bé khám phá được nhiều loại thực phẩm một cách độc lập. Hãy cố gắng dạy cho bé cách đưa thức ăn một cách an toàn nhất vào miệng, bằng cách đó bé sẽ rèn được kĩ năng ăn, hạn chế hiện tượng hóc, nghẹn.
Ăn dặm là quá trình giúp bé làm quen với một số loại thực phẩm, kết cấu thực phẩm khác nhau. Nhưng có một số thực phẩm cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn dặm cho bé dưới 12 tháng tuổi.
Mật ong
Phô mai
Gia vị: đường, muối
Sữa bò nguyên chất làm thức uống chính
Thực phẩm có nguy cơ mắc nghẹn cao: nho nguyên hạt, các loạt hạt nguyên hạt
Chất kích thích như socola, đồ uống chứa cafein như trà, cà phê,…
Thực phẩm không lành mạnh và qua chế biến như khoai tây chiên, ngũ cốc, các thực phẩm chứa đường khác.
Thời điểm bắt đầu tập ăn dặm, bé vẫn nên được cung cấp sữa mẹ hoặc sữa công thức đầy đủ, vì lúc này bé vẫn chưa ăn được nhiều, sữa vẫn được coi là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho cơ thể của trẻ.
Bé sẽ dần uống ít sữa mẹ/ sữa công thức hơn khi đã bắt đầu ăn được các thực phẩm rắn, từ 6 tháng – 12 tháng tuổi bé vẫn cần khoảng 500 – 600ml sữa mỗi ngày.
Tham khảo: https://www.annabelkarmel.com/advice/baby-led-weaning-ideas-and-tips/