Những lưu ý mẹ cần biết khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Những lưu ý mẹ cần biết khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

16/04/2018 22:04
Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của trẻ nhỏ, việc lựa chọn thời điểm thích hợp khi trẻ bắt đầu ăn dặm hay thực phẩm cho trẻ ăn dặm khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Nhiều bố mẹ đang rất vất vả trong việc tìm phương pháp ăn dặm cũng như tìm hiểu kiến thức về ăn dặm. Hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm câu trả lời cho những thắc mắc của bố mẹ trong nội dung bài viết dưới đây. 

1. Sách "Chat với bác sĩ" - Bs Trần Thị Huyên Thảo  

Chọn phương pháp ăn dặm nào là hợp lý (T73)

Khi nói vào về “phương pháp ăn dặm tốt nhất, phù hợp nhất” cho một em bé, chúng ta không nói về một phương pháp nhất định nào, mà là một cách tiếp cận linh động, để có thể phù hợp với nhu cầu riêng, sở thích ăn uống riêng, cũng như mức độ phát triển kỹ năng riêng, của từng bé một.

Khi nói về việc phù hợp nhất cho trẻ, chúng ta còn nói đến việc phù hợp nhất cho hoàn cảnh gia đinh và người chăm sóc trẻ nữa. Vì hoàn cảnh gia đình, thời gian dành cho nấu ăn, niềm yêu thích cũng như sự kiên nhẫn dành cho các món ăn, ở mỗi ba mẹ, mỗi gia đình là rất khác nhau.

  • Có gia đình có ba mẹ hoặc ông bà rất đam mê nấu nướng và chịu khó bỏ thời gian chuẩn bị bữa ăn cho cháu của mình từng chút, từng chút một. Có gia đình lại muốn nhanh gọn lẹ, đơn giản vì hứng thú làm chuyện khác hơn.

  • Có gia đình sắm đủ bộ nấu ăn, rây, hầm, nghiền... cho con. Có gia đình lại muốn sử dụng những đồ ăn sẵn trong nhà mình mà thôi... Những khác biệt này không nói lên được gia đình nào yêu thương con cái hơn, ma chỉ phản ánh đặc điểm và lựa chọn riêng của từng gia đình!

trẻ tập ăn dặm

Vì vậy chúng ta không cần thiết phải chết dí ở một phương pháp cho ăn nào cả, mà có thể linh động ứng dụng những phương pháp này thử xem mình và con có thích để có thể tiếp tục hay không. Và dần dần mẹ sẽ rút ra được một phương pháp riêng dành cho bé.

Nếu để ý kỹ, các phương pháp cho ăn kể trên sẽ có những quy luật cơ bản giống nhau, để chúng ta có thể sử dụng nhằm tập cho con một thói quen ăn dặm khỏe mạnh, lâu dài. Những điểm mà các mẹ cần lưu ý là:

  • Bắt đầu ăn dặm chính thức khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, đã biết giữ cổ tốt, đã có thể ngồi có hỗ trợ, có biểu hiện muốn ăn dặm và biết lùa thức ăn vào miệng chứ không có phản xạ lè lưỡi ra nhiều.

  • Bắt đầu việc cho ăn bằng cách giới thiệu vị riêng lẻ cho bé. Khi bé đã chấp nhận vị riêng lẻ rồi, chúng ta mới nên nấu chung các vị với nhau nếu muốn.

  • Nên sử dụng các loại thức ăn nhà làm và nên cho trẻ làm quen trước hết với những loại thực phẩm mà gia đình hay sử dụng. Không nên dựa vào thức ăn làm sẵn, ngoại trừ những thời điểm quá bận rộn hoặc đi chơi xa mà thôi. - Không nên nêm nếm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.

  • Có thể bắt đầu bằng những thức ăn mềm nhuyễn và chuyển dần sang thức ăn thô, lợn cợn ít, lợn cợn nhiều trong khoảng vài tháng đầu tiên.

  • Nhiều ba mẹ rất thích BLW và bắt đầu bằng phương pháp BLW bé tự chỉ huy, mà thấy con chưa sẵn sàng, thì cũng không nên cố ép làm gì. Thay vào đó, chúng ta có thể cho con tập BLW trước ở đầu cữ ăn và sau đó đút cho trẻ ăn những thức ăn thô có độ lợn cợn phù hợp.

  • Bữa ăn nên chỉ kéo dài tối đa 30 phút mà thôi

  • Nên đút muỗng cho trẻ ăn nếu thấy trẻ không tự ăn hiệu quả.

  • Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và tuyệt đối không ép trẻ ăn.

Nói tóm lại việc ăn dặm là quan trọng và nên làm theo những quy tắc cơ bản để giúp trẻ nhai tốt, nuốt tốt, chấp nhận các loại thực phẩm phong phú khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng, việc ăn dặm, cũng chỉ là một trong nhiều hoạt động khám phá phát triển của con mình. Ngoại trừ việc ngồi ăn với nhau, chúng ta còn cần phải đọc sách cho nhau, hát hò ôm ấp chơi đùa vui vẻ, khám phá thế giới với nhau trong ngày nữa.

Vì vậy nên làm sao cho việc ăn dặm trở nên vui vẻ, đơn giản, không mất quá nhiều thời gian công sức cũng như để cho ba mẹ, ông bà không quá căng thẳng. Do đó đến cột mốc gần 6 tháng tuổi, cũng không phải là có ngã ba đường mà chúng ta phải nhất định chọn lựa một hướng đi, ba đường ray linh động mà chúng ta cso thể bắc cầu qua lại với nhau, để làm sao cho ta vui và con vui là được!

2.  Sách: " Ăn dặm không phải là cuộc chiến" 

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm? 

Tổ chức ý tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị về độ tuổi cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo cho bé và đến tận khi bé tròn 12 tháng thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của bé.

Dưới đây là những lí do vì sao không nên cho trẻ ăn dặm ở thời điểm trước 6 tháng tuổi:

  • Hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng còn non nớt nên chưa thể hấp thu được những thức ăn khó tiêu hoá hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức, do đó bé hầu như sẽ không nhận được dinh dưỡng từ thức ăn.

  • Khi bé ăn dặm quá sớm, do hệ tiêu hoá chưa tiêu hoá được thức ăn sẽ khiến bé luôn trong cảm giác no, từ đó bé sẽ ăn ít sữa đi, thậm chí do lạ miệng bé sẽ ham ăn dặm mà bỏ sữa.

  • Do đó trong 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của bé còn chưa phát triển trọn vẹn nên nếu cho các bé ăn dặm quá sớm thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dị ứng sẽ cao hơn khi cho các bé bú sữa hoàn toàn trong thời gian này

Dù bạn cho bé ăn dặm theo phương pháp nào thì hãy chờ đợi bé được ít nhất 5 tháng tuổi (đối với ăn dặm kiểu Nhật) để cơ thể bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc tiêu hoá 1 loại thực phẩm khác ngoài sữa.

>>> Độ thô trong ăn dặm cho con như thế nào là hợp lý

3. Sách: Để con được ốm - Uyên Bùi và Bs. Trí Đoàn. 

Đầu tiên chúng ta cần biết rằng, các khuyến cáo về độ tuổi thích hợp để ăn dặm thay đổi qua thời gian thông qua các nghiên cứu khác nhau. Trước đây, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em nên được ăn dặm từ tháng thứ 4 sẽ giúp trẻ đỡ bị dị ứng về sau.

Sau đó đã có những nghiên cứu khác phản bác lại những nghiên cứu đó: trẻ ăn một số thức ăn sớm quá (ngoài sữa mẹ) rất dễ bị dị ứng, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng như bị chàm. Do đó hiện nay, các tổ chức y tế khuyến cáo xung quanh 6 tháng thì trẻ có thể ăn dặm.

Tuy nhiên, không chỉ dựa vào tháng tuổi mà cha mẹ còn cần dựa vào sự phát triển kỹ năng và vận động của trẻ để quyết định việc cho trẻ ăn dặm.

Thông thường trẻ cần đạt được mốc phát triển vận động giữ được cổ bới nếu cổ không đủ vững thì trẻ không thể nuốt được thức ăn đặc và đồng thời trẻ phải quay qua quay lại được đủ để từ chối khi không thích ăn nữa hoặc khi trẻ đã no. Trẻ thường giữ được cổ thẳng trong khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi.

Dĩ nhiên có những trẻ giữ được cổ sớm hơn (số này rất ít) và có trẻ phải hơn 6 tháng mới đạt được đến cột mốc này. Do đó giữ được cổ là cột mốc quan trọng nhất trong việc xác định thời điểm cho trẻ ăn dặm.

Bên cạnh đó, trẻ còn cần đạt đến mốc có thể ngồi khi được hỗ trợ một phần. Và một điều quan trọng nữa là trẻ không còn phản xạ thè lưỡi đẩy ra những gì được đưa vào miệng. Phản xạ này là phản xạ bú và trẻ từ 4 tháng trở xuống vẫn còn phản xạ đó. Đa số trẻ từ tháng thứ 4 – 5 trở lên đều mất dần phản xạ này và sẵn sàng để ăn thức ăn đặc.

Vì sao trẻ cần ăn dặm từ 6 tháng trở đi (T 152) Việc cho trẻ ăn dặm không chỉ là một phần trong việc phát triển tự nhiên của trẻ mà từ 6 tháng trở đi trẻ cần thêm một số dưỡng chất mà sữa mẹ hay sữa công thức đơn thuần không cung cấp đủ cho nhu cầu hằng ngày của trẻ. Trong đó quan trọng nhất là chất sắt bởi trẻ cần để tạo các huyết sắc tố.

Mặc dù sữa mẹ là một nguồn cũng cấp sắt tốt, sắt trong sữa mẹ cũng được hấp thụ vào đường ruột của bé dễ dàng, lượng sắt này chỉ đủ trong 6 tháng đầu tiên.

Điều này xảy ra là vì hồng cầu của trẻ từ lúc sinh ra đời đến khoảng sau 120 ngày sẽ chết đi, do đó từ 6 tháng trở đi, trẻ cần bổ sung thêm sắt để cung cấp cho nhu cầu tạo hồng cầu, bởi sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên hemoglobin – huyết săc tố. Do đó trẻ nên được cho ăn dặm và bắt đầu với thực phẩm chứa nhiều chất sắt để bổ sung vào lượng sắt mà sữa mẹ đã không thể cung cấp đủ cho nhu cầu hàng ngày của trẻ.

Trẻ có thể ăn dặm sớm hay muộn hơi thời điểm 6 tháng không? Tôi thường được hỏi là có phải đúng boong đến 6 tháng tuổi thì mới nên cho trẻ ăn dặm. Trong thực tế, có nhiều trẻ thích ăn dặm sớm từ khoảng 5 tháng tuổi.

Cha mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn được chỉ cần trẻ đạt được các mốc phát triển về vận động. Dĩ nhiên cho trẻ ăn dặm sớm trước 4 tháng sẽ khiến trẻ bị mất đi nguồn dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ, nguồn cung cấp cho trẻ những kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Vì thế thời điểm xung quanh 6 tháng tuổi là hợp lí hơn để bắt đầu ăn dặm. Ngược lại nếu trẻ ăn dặm trễ quá thì sẽ có nguy cơ thiếu sắt.

Do đó đối với trẻ không thích ăn và mẹ kéo dài việc cho bú mẹ hoàn toàn đến tận 8 tháng thì những đứa trẻ đó nên được bổ sung thêm chất sắt cộng thêm một số vitamin khác. Nếu từ 6 tháng trở đi mà trẻ được ăn dặm với thực phẩm giàu chất sắt thì đa số trẻ không cần bổ sung thêm sắt.

Khóa học ăn dặm 3in1

Mẹ đang băn khoăn khi chưa tìm được phương pháp ăn dặm phù hợp với con mình,  bạn hãy tham khảo Khóa học ăn dặm 3in1 online từ FamiEdu để cùng học hàng trăm công thức kèm video hướng dẫn chi tiết cách chế biến. 

1 LẦN HỌC - CON ĐƯỢC ĂN NGON TRỌN ĐỜI

khóa học ăn dặm 3in1

Tin liên quan

Thong ke

Video