Những sai lầm cần tránh khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm BLW

Những sai lầm cần tránh khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm BLW

02/05/2020 10:05
Ăn dặm BLW là một phương pháp có nguồn gốc từ Châu Âu, Mỹ và được rất nhiều mẹ Việt lựa chọn và áp dụng cho bé nhà mình. Trọng điểm của phương pháp này là tôn trọng quyền quyết định của bé, không ép trẻ ăn, để trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ.

những sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm BLW

Trong phương pháp ăn dặm truyền thống bố mẹ hỗ trợ đút cho bé ăn, thì phương pháp BLW lại bắt đầu cho bé ăn bằng những thanh dài của rau củ luộc hoặc hấp. Bản thân bé sẽ tự tìm cách đưa thức ăn vào miệng, bé học được cách nhai, ăn thô sớm,… Tuy nhiên, nhiều mẹ chưa thực sự hiểu về phương pháp ăn dặm BLW này từ đó dẫn tới nhiều sai lầm trong quá trình cho bé tập ăn dặm

Cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu những sai lầm cần tránh khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm BLW.

1. Ham cho con ăn nhiều bỏ bê sữa

Rất nhiều bố mẹ nghĩ rằng việc cho bé ăn dặm đồng nghĩa với việc bé sẽ nhận nhiều dinh dưỡng từ thức ăn và quên đi khẩu phần ăn từ sữa của bé.

Trên thực tế, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi chính là sữa, ăn dặm chỉ là bước đệm giúp trẻ làm quen với các loại thức ăn, là tập kĩ năng như cầm nắm, xử lý thức ăn.

Sau 1 tuổi bé sẽ bắt đầu tự điều chỉnh để ăn nhiều hơn, đa dạng thực phẩm hơn và giảm lượng sữa đi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã trải qua quá trình rèn luyện và sẵn sàng cho việc xử lý lượng thức ăn lớn để cung cấp đủ các dinh dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển vượt trội trong thời kỳ tiếp theo của bé.

2. Nhầm lẫn các khái niệm hóc/ọe từ đó xử lý sai cách

Nguyên nhân dẫn đến những nhầm lẫn tai hại này chủ yếu vì cha mẹ đã không tìm hiểu kĩ và đọc kĩ các tài liệu về phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning cũng như học về phương pháp sơ cấp cứu khi trẻ bị hóc.

3. Hỗ trợ sai cách

Có 2 kiểu hỗ trợ sai cách trong ăn dặm BLW đó là:

Cha mẹ thấy thức ăn con cầm, nắm không biết cho vào miệng liền sốt ruột và giúp con bằng cách cầm thức ăn đút cho con.

Cha mẹ thấy con ăn dơ quá nên thường xuyên cầm khăn để 1 lúc lại giúp bé lau sạch tay, mặt và người.

4. Cho quá nhiều đồ ăn lên bàn

Thường cha mẹ thích trình bày thật nhiều đồ ăn lên bàn vì nghĩ rằng như thế con sẽ dễ chọn lựa hơn. Tuy nhiên, việc có quá nhiều thức ăn ở trên khay càng làm bé bối rối hơn, vì con không biết nên bắt đầu cầm thức nào đầu tiên, đồng thời vì con muốn khám phá tất cả các thanh thức ăn trên bàn nên con cầm một tí, có khi chưa kịp cho vào miệng thì đã vứt đi để được cầm một thanh khác lên. Một sai lầm nữa là cha mẹ đặt đồ ăn vào đĩa rồi mới đưa cho con.

Một biểu hiện thường bắt gặp khi tập cho bé ăn dặm BLW đó là bé sẽ vứt hết đồ ăn trong khay đi, rồi từ từ cầm khay thức ăn lên ngặm một cách vui vẻ hào hứng. Bé ngậm khay thức ăn bởi vì khay có kết cấu bằng nhựa, chất liệu khá quen thuộc đối với bé từ trước tới giờ.

Sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm blw
Quá trình ăn dặm chỉ cho bé ăn với lượng phù hợp khả năng và nhu cầu 

5. Chế biến thức ăn sai cách

Trong ăn dặm BLW, điều cực kỳ quan trọng đó là cách cắt thức ăn theo khả năng ăn thô và giai đoạn ăn của trẻ. Có 2 trường hợp bố mẹ thường mắc phải đó là: thức ăn quá nhừ, thức ăn cắt không đúng chuẩn (Quá ngắn, quá nhỏ,…)

6. Kì vọng quá lớn hoặc quá vội vàng

Việc kì vọng quá lớn vào khả năng của bé vô tình tạo một áp lực lên tâm lý của cha mẹ. Đa số những cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn vào con mình cũng hay bị mắc bệnh thích so sánh với trẻ khác cùng tháng với con mình. Họ lúc nào cũng chỉ mong con phải biết cầm nắm tốt, biết nhai tốt, biết nuốt nhanh, ăn được nhiều, luôn thích ăn và nếu con của họ không được như mong muốn , họ sinh ra chán nản, gây áp lực lên con bằng cách luôn cố ép con phải cầm thức ăn hay dụ dỗ để con ăn được nhiều.

Nếu không cải thiện được tình hình của con theo đúng như mong ước của họ thì họ sẽ cho rằng con không hợp với BLW và bỏ cuộc. Một lỗi khác mà cha mẹ cũng hay mắc phải đó là quá vội vàng cho con thử món mới hoặc quá vội vàng luyện tập cho con những kĩ năng mà con chưa thành thạo hoặc con chưa sẵn sàng để thực hành.

7. Lựa chọn thực phẩm ăn dặm không đúng theo từng giai đoạn

Một số loại thực phẩm không thích hợp trong giai đoạn mới tập ăn dặm của bé nhưng cha mẹ không để ý và vẫn cho bé ăn như khoai bứ, các loại đậu đũa, và một số loại quả, trái cây có hạt ở bên trong, rau lá và các loại quả, củ có vỏ mỏng vì các loại rau, vỏ này có thể dính vào vòm họng bé gây hóc.

8. Trẻ không có hoặc lịch sinh hoạt không ổn định.

Việc trẻ không có nếp sinh hoạt cố định hoặc nếp sinh hoạt thất thường có thể sẽ vẫn được nhiều bậc cha mẹ chấp nhận ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Nhưng khi bé đã ăn dặm, nếu trẻ bú và ngủ linh tinh thì nó sẽ ảnh hưởng đến lịch ăn của trẻ cũng như ảnh hưởng đến hứng thú ăn uống của trẻ. Có thể trẻ sẽ ngủ trong khi ăn hoặc là không có hứng thú ăn, hoặc quá đói để ăn dặm hoặc bú quá nhiều lần trong ngày khiến không hứng thú với thức ăn.

Bởi vậy trước khi cho bé tập ăn dặm theo bất kì phương pháp nào, để có được kết quả tốt, cha mẹ cần xem xét lại nếp sinh hoạt của con mình, nếu như có quá nhiều bất ổn thì hãy cân nhắc đến việc điều chỉnh lại trình tự sinh hoạt của con cho hợp lý.

Ăn dặm 3in1 TH 

Tin liên quan

Thong ke

Video