Có nhiều bố mẹ chỉ dùng một phương pháp ăn dặm cho bé nhà mình, tuy nhiên cũng có nhiều bố mẹ áp dụng đan xen các phương pháp ăn dặm khác nhau để bé có cơ hội được học và phát triển nhiều kĩ năng hơn.
Bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi bé sẽ bước sang một hành trình mới đó chính là ăn dặm, bất kì phương pháp ăn dặm nào cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy, bố mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu về từng phương pháp ăn dặm và lựa chọn được phương pháp ăn dặm tốt nhất đối với bé yêu nhà mình.
Mời mẹ cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của 4 phương pháp phổ biến nhất hiện nay là Ăn dặm truyền thống (ADTT), Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) và Ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW), Ăn dặm 3in1 để chọn được phương pháp ăn dặm thích hợp nhất nhé.
Chi tiết 4 phương pháp ăn dặm mẹ cần biết.
Đây là phương pháp ăn dặm phổ biến và lâu đời ở Việt Nam. Ở phương pháp này bố mẹ sẽ nấu các món cháo dinh dưỡng để tập ăn cho bé, đầu tiên bé sẽ được tập ăn dặm bằng bột hoặc cháo rây, kết hợp với đó là đạm và rau củ được nghiền nhuyễn trên tất cả trong một bát cháo.
Thời gian trẻ ăn dặm sẽ kéo dài từ 6 tháng cho tới 2 tuổi, bé sẽ được tập ăn dặm từ bột cháo vỡ, cháo nguyên hạt, đến cơm nát và cơm cùng người lớn.
Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống, bé thường được ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả nhà nên bé bị hạn chế cơ hội giao lưu, tiếp xúc cùng mọi người trơng suốt bữa ăn. Hơn hết do thói quen bế rong chơi ăn, thời gian ăn kéo dài từ đó hình thành cho trẻ thói quen xấu
Đảm bảo cho bé dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm chính như: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Việc ăn từ bột tới cháo loãng rồi cơm nát, tăng độ thô dần dần nên dạ dày bé không phải làm việc quá sức, tránh việc đau dạ dày sớm của bé.
Việc chế biến đồ ăn cũng rất dễ dàng và nhanh chóng không làm mất quá nhiều thời gian của bố mẹ. Bố mẹ có thể nấu sẵn cấp đông, mỗi lần sử dụng chỉ cần giã đông và hâm nóng là đã chế biến xong bát cháo thơm ngon cho bé ăn dặm.
Chế biến tất cả thực phẩm trong một tô cháo khiến bé không có cơ hội được nếm và cảm nhận hương vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau. Việc ăn cháo liên tục trong một thời gain dài khiến bé chán ăn, ngán ăn.
Các bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm truyền thống thường sẽ biết ăn thô muộn, nhiều bạn xảy ra tình trạng ăn ngậm, ăn không nhai. Nếu bố mẹ không chú ý việc tăng độ thô cho bé thì khi lớn bé sẽ không biết nhai, không có được các kĩ năng cần thiết về ăn thô.
Việc bế ăn, bế đi chơi,… sẽ khiến bé không có tính kỉ luật, không có thói quen ăn uống lành mạnh.
Khác với ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ chế biến và để riêng rẽ từng loại thức ăn khác nhau, từng loại sẽ được xếp cho vào các bát hoặc khay khác nhau. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng trú trọng giúp bé ăn thô sớm, chính vì vậy các bé có thể 1 tuổi đã ăn được cơm.
Thực phẩm được chế biến riêng nên khi ăn bé sẽ ăn từng món một. Vì vậy bé có cơ hội cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn khác nhau.
Bé có khả năng ăn thô sớm
Hạn chế sử dụng gia vị công nghiệp chỉ tập trung sử dụng các gia vị tự nhiên của rau củ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, tránh gây hại cho gan và thận của trẻ.
Bé được rèn luyện kĩ năng ăn uống tập trung từ nhỏ chính vì vậy hạn chế tình trạng ăn rong, ăn nghịch đồ chơi. Bé cũng học được tính tập trung, thói quen ăn uống lành mạnh
Dành nhiều thời gian để chế biến các món, các loại thực phẩm khác nhau cho bé. Nếu bạn không có thời gian nên xem xét khi áp dụng phương pháp ăn dặm này cho bé nhà mình.
Giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm bé thường có xu hướng chỉ thích một loại, một số đồ ăn nên bé thường không tăng cân.. Từ đó dẫn tới việc mẹ phải chịu áp lực từ gia đình và người xung quanh khi theo phương pháp này.
Đây là phương pháp ăn dặm phổ biến ở các nước châu Âu và Mỹ và du nhập về Việt Nam những năm trở lại đây. Đặc trưng ăn dặm của phương pháp ăn dặm này là ngày từ đầu tập ăn dặm bé đã ăn thô như người lớn. Bố mẹ không cần phải nấu cháo hay nghiền nhuyễn thức ăn mà chỉ cần nấu chín các loại rau củ và cắt thành các thanh dài như ngón tay người lớn để bé tiện cầm nắm.
BLW hay bé chỉ huy chính là việc cho bé tự chủ về ăn uống, tự học cách khám phá mùi vị, nhận biết và kết cấu của thức ăn. Từ đó tạo cho bé cơ hội về khả năng lựa chọn, cũng như hứng thú với các bữa ăn của mình.
Việc ăn trên ghế, không đồ chơi, không ăn rong, đúng giờ sẽ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho bé.
Bé học được cách sử dụng bàn tay, hàm, lưỡi để cắn nhai thức ăn, điều này hỗ trợ rất lớn cho việc trẻ học nói sau này.
Chế biến đồ ăn dặm cho trẻ cũng rất nhàn, toàn bộ đồ ăn lúc mới tập chủ yếu là rau củ quả luộc hoặc hấp.
Thời gian đầu bè thường ăn được rất ít, tăng cân chậm
Đồ ăn to cũng nguy cơ bé bị hóc nghẹn nhiều hơn so với cách ăn truyền thống, hay ăn dặm kiểu Nhật.
Sau mỗi bữa ăn dặm BLW, mẹ thường mất nhiều thời gian dọn dẹp cũng như tắm rửa lại cho bé.
Mẹ chịu nhiều áp lực từ gia đình và mọi người xung quanh.
Đây là một phương pháp ăn dặm mới do đầu bếp Hoàng Cường sáng lập nên. Với phương pháp ăn dặm 3in1 bố mẹ có thể linh động kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để có thể tạo điều kiện cho bé được học và rèn những kĩ năng tốt. Điều quan trọng nhất trong quá trình ăn dặm là giúp bé có những bữa ăn vui vẻ, đầy đủ dinh dưỡng chứ không phải cứng nhắc áp dụng bất kì phương pháp ăn dặm nào.
Phương pháp ăn dặm 3in1 là phương pháp kết hợp cho bé giữa ăn đút và ăn bốc, nhằm khuyến khích các mẹ nuôi con thông thái, thay đổi cách chế biến, cách cho bé ăn dặm sao thật phù hợp với tính cách và khả năng ăn uống của con. Sau này, khi bé được kết hợp nhiều kiểu ăn và cách ăn khác nhau, trẻ sẽ tự định hình được khả năng, tính cách, khả năng ăn của chính bản thân mình.
Thay đổi linh hoạt tùy vào khả năng ăn của bé: bố mẹ có thể xen kẽ giữa việc ăn đút và tập kĩ năng ăn bốc cho con, ban ngày mẹ đi làm bé sẽ ăn cháo, tối mẹ sẽ tập cho bé các kĩ năng khác bằng việc ăn bốc.
Phát triển các kĩ năng ăn uống cần thiết: Cho bé ngồi trong ghế ăn dặm, giúp bé tập trung ăn uống, tránh tình trạng ăn rong, ăn chơi như chúng ta vẫn thường thấy
Giảm áp lực đối với ông bà: các bố mẹ thường hay vấp phải ý kiến, không đồng tình với ông bà khi cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm truyền thống hoặc phương pháp ăn dặm BLW. Tuy nhiên, với phương pháp ăn dặm 3in1 mẹ kết hợp nhiều kiểu ăn cho con, giảm được rất nhiều áp lực từ gia đình.
Tiết kiệm thời gian chế biến món ăn cho con: với phương pháp ăn dặm 3in1 mẹ có thể cho bé ăn cháo vào ban ngày hoặc ăn cháo vào những ngày bận rộn, cuối ngày hoặc những ngày rảnh mẹ tập luyện cho bé các kĩ năng "ăn bốc"
Tôn trọng con: Việc tôn trọng sở thích, nhu cầu ăn uống của con, sẽ biến mỗi bữa ăn của con trở nên vui vẻ hơn, trẻ cũng không bị quá nhiều áp lực đè nặng.
Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm về cách kết hợp giữa nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau có thể tham khảo Phương pháp ăn dặm 3in1 tại ĐÂY
Trên 4 phương pháp ăn dặm trên, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo thực tế thời gian cũng như điều kiện của gia đình mẹ hãy cân nhắc và lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất dành cho bé.
Mẹ có thể học cách của nhiều mẹ, tận dụng thế mạnh của mỗi phương pháp để tạo ra một “kiểu của con” hợp lý nhất. Ví dụ vẫn chế biến kiểu truyền thống nhưng chú ý các bước ăn thô đúng thời điểm, cho bé ăn nhạt, cho bé ăn tập trung thay vì đi rong, vừa chơi vừa ăn. Hoặc nếu mẹ đi làm, bé ở với ông bà thì ban ngày bé ăn theo truyền thống, còn tối mẹ cho ăn theo cách khác.
Có rất nhiều kiến thức dinh dưỡng khác nhau tại Ăn dặm 3in1 mà bố mẹ có thể tham khảo trong Kiến thức ăn dặm để giúp bố mẹ trao dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình nuôi dạy con.
05/01/2018
07/05/2020
04/01/2018