Rau gia vị là gì ? Có nên sử dụng rau gia vị cho bé ? Chắc chắn đây là câu hỏi mà được rất nhiều mẹ quan tâm, cùng Ăn Dặm 3in1 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
"Bé như vậy làm sao ăn được hành/ tỏi
Con nít làm sao cảm nhận được rau thơm là gì đâu
Cho thêm chúng vào có mùi lạ, con sẽ không ăn đâu"
Đó là những suy nghĩ của rất nhiều ông bà, bố mẹ khi chế biến các món ăn dặm cho con. Mọi người đều lo sợ mùi đặc trưng của rau gia vị mà ảnh hưởng tới bữa ăn dặm của bé. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng, các loại rau gia vị không chỉ góp phần tăng hương vị cho món ăn mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, kích thích sự ngon miệng, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trong ẩm thực người ta chia gia vị ra rất nhiều loại khác nhau, phân chia có thể theo tính chất hoặc theo cấu tạo. Trong đó, rau gia vị là khái niệm dùng để chỉ các loại rau ăn được có hương vị tự nhiên như thì là, tía tô,…
Thông thường rau gia vị thường được ăn khi còn tươi, nó thường được coi là các loại rau sống thơm ngon trong bữa cơm gia đình. Nhưng đối với trẻ nhỏ thì các loại rau gia vị cần được chế biến, để phù hợp với trẻ, tùy đặc tính của rau mà sẽ chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Ấn Độ và Thái Lan : thường dùng cho bột cà ri, nước cốt dừa cho vào thức ăn của trẻ em từ khi còn rất sớm nhất là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm
Các nước phương Tây cũng thường xuyên bổ sung thêm các loại gia vị rau củ như : húng quế, mùi tây, ngò gai,…
Ở Nhật họ cũng tập cho bé ăn các loại rau gia vị từ rong biển, mè, cà ri
Gia vị rau củ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như Vitamin A, nhóm vitamin B (B1. B2, B6,…) và các khoáng chất như sắt, kẽm, magie,….Điều này giúp cơ thể bé tự tổng hợp được các kháng sinh thực vật, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
Các gia vị mang tính ấm nóng như tía tô, gừng, … có thể giúp bé giải cảm, ngăn ngừa một số bệnh như cảm cúm, đầy hơi.
Đa dạng các loại rau gia vị giúp kích thích sự phát triển hoàn hảo khứu giác của bé.
Trang trí bằng rau gia vị giúp món ăn của bé thêm hấp dẫn, giúp trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn hơn.
Gừng tốt cho việc điều trị các rối loạn về dạ dày, làm ấm cơ thể
Quế tốt cho việc điều trị các rối loạn bụng, tiêu chảy, có thể chống nấm và chống vi khuẩn
Tỏi giúp tăng sức đề kháng, tốt cho huyết áp
Rau mùi kích thích sự ngon miệng và hạn chế đau khớp
Rau thì là tốt với trẻ đau bụng, tiêu hóa khó khăn
Bạc hà kích thích tiêu hóa, tốt cho đường hô hấp. Và rất nhiều công dụng khác nhau từ các loại rau gia vị khác nữa.
Để tiện cho các loại gia vị tự nhiên bổ sung vào các bữa ăn dặm của con hàng ngày, bố mẹ có thể tìm mua các bột tỏi, bột gừng hữu cơ,... Tham khảo thông tin sản phẩm tại FamiShop.
Bé dù lớn nhưng không biết ăn các loai rau gia vị, bé kén ăn hoặc không thích ăn nên khi nấu cơm bố mẹ phải nêm riêng gia vị khác nhau. Khi đi ăn ở ngoài cũng cần nhắc nhà bếp làm riêng một bát không có gia vị cho con.
Khi không sử dụng rau gia vi cho bé trong thời kỳ ăn dặm là lúc bố mẹ bỏ Qua giai đoạn vàng giúp bé kích thích phát triển vị giác. Nếu bé có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại rau gia vị khác nhau từ nhỏ bé sẽ được trải nghiệm nhiều mùi vị khác nhau, hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh, đa dạng khi trưởng thành.
Phần lớn các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé được 8 tháng tuổi trở lên, khi bé đã ăn dặm thành thạo mới cho bé làm quen với các loại gia vị và thảo dược để giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã quen với nhiều loại thức ăn nên dễ tiếp nhận các món ăn có rau gia vị.
Sử dụng rau gia vị cho bé ăn dặm rất đơn giản như nêm nếm thêm vào bột, cháo, canh, súp,… tuy nhiên khi tập ăn mẹ cần chú ý những điểm sau :
Tập cho bé ăn từng chút một để làm quen với mùi vị với, áp dụng đúng nguyên tắc khi cho con ăn dặm là "Ăn ít tới nhiều, ăn từ loãng tới đặc".
Bố mẹ nên áp dụng nguyên tắc “4 ngày chờ đợi”. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng khi cho con thử món mới, bố mẹ nên dùng liên tục trong khoảng thời gian là 3-4 ngày để theo dõi xem bé có dị ứng với loại rau đó không. Nếu sau khoảng thời gian đó, con không có biểu hiện khác thường như: đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, phát ban hay đi ngoài, bạn có thể khẳng định rằng loại rau gia vị đó an toàn với bé. Ngược lại, bạn hãy dừng ngay việc dùng loại thức ăn này nhé.
Khi mới cho bé tập ăn, bố mẹ nên nấu chín không nên cho bé ăn “Sống” như người lớn, nhưng cũng không nên nấu chín quá kỹ sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, bố mẹ nhất thiết phải xay hoặc băm nhuyễn, đặc biệt với các loại như tỏi, gừng, nghệ… không để bé ăn trực tiếp cả miếng bởi có thể khiến bé bị hóc dẫn đến ngạt thở. Đối với những bé lớn hơn, đã có thể ăn thức ăn thô, bất kỳ món xào, nấu, hầm đều có thể chế biến thêm các loại rau gia vị cùng món ăn.
Nội dung chia sẻ trên được FamiEdu tham khảo của bác sĩ Anh Nguyễn. FamiEdu mong rằng với những kiến thức trên giúp bố mẹ thêm tự tin, an nhiên hơn trong quá trình nuôi dạy con.
Có rất nhiều kiến thức dinh dưỡng khác nhau tại Ăn dặm 3in1 mà bố mẹ có thể tham khảo trong Kiến thức dinh dưỡng để giúp bố mẹ trao dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình nuôi dạy con.
22/11/2019