Khi nhắc tới thực phẩm dinh dưỡng để cho bé ăn dặm, chắc chắn mọi người sẽ đều nghĩ ngay tới thịt gà, cá hồi, thịt bò,… mà thường bỏ qua thịt vịt. Thực tế thịt vịt có tính hàn nên thường được dùng để giải nhiệt, giải độc.
Cùng với đó trong thịt vịt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, vitamin A, B1, D,… đặc biệt đây còn được coi là siêu thực phẩm giàu chất sắt tốt cho cơ thể của trẻ nhỏ.
Cùng Ăn dặm 3in1 điểm qua một số lợi ích sức khỏe mà thịt vịt mang lại cho trẻ nhỏ và cả gia đình trong nội dung dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt rất cao, trong 100g thịt vịt có chứa tới gần 20g protein cao hơn rất nhiều so với thịt bò, lợn, trứng, chưa kể các chất dinh dưỡng khác như: canxi, sắt, các loại vitamin,… đều rất cao.
Theo Đông y, khi ăn thịt vịt cơ giúp cơ thể tư âm, dưỡng vị, cùng với đó có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu tiện bất lợi, bổ ngũ tạng và thủy đạo, giải độc. Chính vì vậy, ăn thịt vịt cực kỳ tốt cho sức khỏe của mỗi người.
Thịt vịt là một trong những thực phẩm giàu vitamin như: A, 8 loại vitamin nhóm B,… và các khoáng chất như: canxi, sắt, … Đây đều là những dưỡng chất giúp cơ thể trẻ nhỏ phát triển toàn diện.
Các vitamin có trong thịt vịt còn giúp trẻ nhỏ có được làn da sáng khỏe, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
Sắt được biết tới là dưỡng chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh giàu năng lượng, nếu cơ thể thiếu sắt bạn sẽ thường xuyên mệt mỏi, cơ thể không có năng lượng và đương nhiên không muốn tham gia vào bất cứ công việc hay hoạt động nào đó.
May mắn khi thịt vịt là một loại thực phẩm rẻ phù hợp với tiêu dùng của người Việt nhưng lại là một nguồn cung cấp sắt hàng đầu, thực tế cho thấy lượng sắt trong thịt vịt cao hơn rất nhiều lần so với thịt bò.
Đây là lợi ích cực kỳ tốt của thịt vịt, nó giúp cơ thể hỗ trợ điều trị bệnh về tim mạch, lao phổi. Ngoài ra thịt vịt vì giàu chất dinh dưỡng nên rất tốt cho những người chán ăn, suy nhược cơ thể, người thể chất yếu khi khỏi bệnh.
Lợi ích của thịt vịt còn đến từ các chất như canxi, phốt pho, đây là các chất cần thiết cho cơ thể của trẻ nhỏ, giúp trẻ có hệ tim mạch và huyết áp khỏe mạnh, tránh mọi ảnh hưởng xấu từ muối natri.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như toàn bộ dinh dưỡng trong thịt vịt, bạn nên lựa chọn thịt vịt được nuôi thả tự nhiên, không sử dụng chất kích thích hay các thuốc tăng trưởng.
Khi mua vịt, bạn nên chọn những nơi có uy tín, đã có kiểm nghiệm rõ ràng, thịt vịt tươi ngon tránh những con vịt có mùi lạ, có đốm ở phần da. Nếu mua vịt chưa thịt thì lựa chọn những con trông nhanh nhẹn, lông mượt sạch. Nếu mua thịt vịt đông lạnh kiểm tra xem bên trong túi có nhiều nước đông không, nếu có quá nhiều nước thì do bảo quản không tốt hoặc đã rã đông và cấp đông lại, bạn không nên mua chúng.
Nếu bạn mua thịt vịt về dùng ngay thì có thể để ở ngăn mát 2-4 ngày, nếu mua về không dùng ngay bạn nên chia nhỏ thịt vịt, ghi rõ ngày bọc kín lại bằng túi hoặc hộp và bảo quản ở ngăn đá để giữ thịt được tươi ngon hơn.
Một đặc trưng của thịt vịt mà rất nhiều người ngại chế biến đó chính là mùi hôi. Vì vậy, để có những món ăn thơm ngon bắt buộc bản phải khử mùi trước khi chế biến thành các món ăn khác nhau. Một trong những cách được rất nhiều người áp dụng đó là: bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn, muối hoặc rượu trắng sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo.
Đây là món ăn được chế biến vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sơ chế thật kĩ để loại bỏ mùi hôi của thịt vịt, sau đó cho vào nồi luộc và chờ chín. Thịt vịt chín bạn gỡ lấy phần thịt để cho bé ăn cùng với cơm hoặc ăn riêng mình thịt.
Cũng tương tự như món vịt luộc ở trên bạn làm sạch thịt vịt, luộc chín để nguội rồi xé thành các miếng nhỏ.
Chuẩn bị thêm một số các rau thơm và gia vị như: sả, tỏi, gừng, ớt, rau mùi, dưa chuột, cà rốt. Các nguyên liệu này làm sạch rồi thái hoặc băm nhỏ, trộn đều cùng với thịt vịt với một chút nước mắm, muôi, nướt cốt chanh. Để thêm phần hấp dẫn bạn cho thêm một chút vừng lên vậy là đã có món nộm vịt thơm ngon cho cả gia đình.
Nguyên liệu:
40g thịt vịt
30g gạo tẻ
20g đậu xanh
Hành lá, gừng, rau mùi
Cách làm:
Gạo và đỗ xanh vo sạch rau đó cho nước vào nồi đun.
Thịt vịt sơ chế sạch, lọc lấy phần thịt đem băm nhỏ
Gừng nướng lên rồi băm nhỏ lọc lấy nước.
Khi cháo được bạn cho thịt vịt và nước gừng vào ninh cùng. Đun tới khi cháo và thịt đã chín mềm thì tắt bếp. (Nêm nếm gia vị tùy chỉnh theo độ tuổi của trẻ)
Bỏ cháo ra ngoài rắc lên trên chút hành và rau mùi đã băm nhỏ.
Đối với cách nấu cháo vịt với các loại rau, bạn làm tương tự làm nhỏ các nguyên liệu trước ở bên ngoài rồi cho vào nấu cùng với phần cháo đã ninh trước.
Cháo thịt vịt bạn có thể nấu cho bé ăn khi bé được trên 8 tháng tuổi, tùy vào khả năng ăn thô của con mà chế biến cho phù hợp nhất.
Nguyên liệu:
Măng tươi
Thịt vịt
Hành khô
Gừng
Hành lá
Bún
Cách làm:
Măng tươi tước sợi, đem luộc ninh với nước để loại bỏ độc tố có trong măng.
Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái sợi. Hành lá rửa sạch cắt khúc.
Thịt vịt sơ chế sạch rồi chặt thành từng khúc.
Hành khô bóc vỏ rồi băm nhỏ
Phi thơm hành và gừng, cho vịt vào đảo đều, nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, tiêu, 1 muỗng cà phê đường.
Cho nước vào ngập vịt, hầm 30 phút, chú ý vớt bọt để nước trong. Cho măng vào nồi canh sôi nêm nếm lại lần nữa. Cuối cùng múc vịt nấu măng ra bát, rắc hành lá, ăn kèm với bún và rau sống.
Nguyên liệu:
Một con vịt
Đại táo
Liên nhục
Bạch quả
Nhân sâm 3g.
Cách làm:
Vịt làm sạch, đại táo tách bỏ hạt, liên nhục ngâm bóc bỏ vỏ và tâm sen, bạch quả bỏ vỏ và ruột, nhân sâm thái lát nhỏ vụn. Dùng rượu, tương và dầu quét đều ngoài da và trong bụng vịt, sau đó cho cả 4 vị thuốc vào bụng vịt, khâu lại, hầm chín rồi ăn.
Lưu ý: Mặc dù thịt vịt rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng nên đa dạng các thực phẩm khác nhau trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé, đừng vì lợi ích của thịt vịt nhiêu mà bỏ qua các siêu thực phẩm dinh dưỡng khác cho trẻ nhỏ.
Để học thêm nhiều cách chế biến món ăn thơm ngon cho bé ăn dặm, và chế biến thành món ngon cho cả gia đình bạn hãy tới và tham gia học thực hành nấu ăn dặm cùng đầu bếp Hoàng Cường.
08/10/2020
21/09/2020