Theo khuyến nghị của hiệp hội dinh dưỡng Lâm sàng Anh và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyên: nên giới thiệu thịt động vật cho bé từ tuần thứ 2 của ăn dặm hoặc từ 6 -6,5 tháng để trẻ được cung cấp đầy đủ đạm và nguyên tố sắt cho phát triển cơ thể và não bộ.
Tuy nhiên, giai đoạn nào ăn gì? Ăn như thế nào? Cách lựa chọn thịt như thế nào? Có nên cho bé ăn nội tạng (tim, gan, …) hay không? Toàn bộ những thắc mắc bạn hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu trong nội dung dưới đây:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Mayo Clinic nên chọn thịt heo /bò ở các phần sau:
Thịt heo/ thịt bò nên cho bé ăn từ 6-6,5 tháng tuổi một ngày nên dùng 2-3 ngày thịt heo.
Đối với thịt gà nếu mua loại còn sống nguyên con nên chọn gà mái tơ hoặc gà chỉ đẻ 1 lứa. Nếu mua thịt gà đã làm sẵn nên chọn thịt hồng tươi, không bị tái, không bị bở.
Khi cho bé ăn nên dành cho bé phần ức gà vì đây là phần thịt mềm giàu kẽm, protein, và ít chất béo.
Thịt gà nên cho bé ăn từ 7.5 tháng tuổi, một tuần khuyên dùng từ 1-2 ngày.
Đọc thêm: Công việc nấu ăn cho con và gia đình trở nên đơn giản hơn với khóa học "Ăn cả thế giới"
Chọn tôm còn tươi ngon, bỏ sạch phần đầu tôm, gạch tôm, vỏ tôm và phần chỉ ở sống lưng. Khi chế biến tôm bạn nên chế biến cùng cà chua, hoặc trứng gà để tăng chất dinh dưỡng cho bữa ăn.
Tôm sông nên cho bé ăn từ 7.5 tháng tuổi còn tôm biển thì 9 tháng tuổi. Không nên cho bé ăn quá 2 ngày/ tuần vì hàm lượng choresterol trong tôm khá cao.
Cua biển chỉ ăn phần thịt trắng, không ăn gạch cua bởi gạch của chứa nhiêu chất đạm có thể gây dị ứng đối với một số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Đối với cua biển bạn nên hấp nguyên con, xé nhỏ phần thịt trắng của cua, cho bé ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu cháo hoặc xào.
Đối với cua đồng thì bạn bỏ gạch cua, xay nhuyễn, lược qua rây và chế biến nấu cho bé hoặc chiên với trứng.
Cua đồng nên cho bé ăn sau 7.5 tháng, còn cua biển thì nên cho bé sau 9 tháng tuổi. Tuần không nên cho bé ăn quá 2 ngày.
Theo hướng dẫn về chọn cá của New York State Fish Advisories, khi chọn cá biển thì không chọn những con có kích thước quá to, khi cho bé ăn thì chọn phần bụng cá, đuôi cà và lưng cá.
Cá đồng có thể dùng cho bé sau 7.5 tháng, cá biển thì nên dùng cho trẻ sau 9 tháng tuổi trở nên. Một tuần khuyên dùng cho bé ăn 3 ngày cá, trong đó có ít nhất 2 ngày /tuần có dùng cá chép, cá thu, cá hồi và lươn để cung cấp DHA/EPA nhằm cho não bộ của trẻ phát triển.
Theo giáo sư Lynn, chuyên gia dinh dưỡng của Viện Weston A Price, các loại nội tạng nên dùng cho trẻ là: Gan, tim, óc và trứng cá. Đây là nguồn cung cấp một số vitamin và khoáng chất như vitamin A, folate, choline, kẽm, sắt, và vitamin B12.
Tuy nhiên khi sử dụng thịt nội tạng, giáo sư cũng khuyên không nên dùng cật, thận, mắt động vật và gan cá biển.
Thịt nội tạng động vật (gan, tim, óc, trứng) dùng cho bé từ 10 tháng tuổi, tuy nhiên đối với gan ngỗng thì nên dùng cho bé sau 12 tháng tuổi. Tuần sử dụng không quá 2 ngày/tuần.
Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khuyên không nên dùng quá 2 ngày/ tuần vì ăn quá nhiều sẽ gây gánh nặng nên thận của trẻ.
Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng hoặc từ nguồn động vật được nuôi từ gia đình. Đối với những động vật sử dụng thức ăn tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.
Bé dưới 6 tháng tuổi: 20 -22g một ngày
Bé từ 6 -12 tháng tuổi: 23- 25g một ngày
Bé từ 1-2 tuổi: 28 -30g một ngày
Hàm lượng đạm trong 100g thực phẩm được tính như sau:
Thịt lợn, thịt bò, thịt gà nạc: 20 -21g
Cá, tôm (chỉ tính phần thịt): 16 – 18g
Trứng gà/vịt: 13-14g
Ngoài ra đạm còn có trong sữa và một số loại đậu, bơ,…. với hàm lượng khá cao, nên thực tế đối với bé 6-12 tháng tuổi chỉ nên ăn 60 -80g/ngày, bé 1-2 tuổi chỉ nên ăn 100 -120g/ngày.
Tỷ lệ cân đối giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng, vì vậy mẹ cần phải cân bằng chứ không nên tập trung vào một nhóm chất.
Có rất nhiều kiến thức dinh dưỡng khác nhau tại Ăn dặm 3in1 mà bố mẹ có thể tham khảo trong Kiến thức ăn dặm để giúp bố mẹ trao dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình nuôi dạy con.