Bé thiếu đạm dễ bị suy dinh dưỡng nhưng bé ăn quá nhiều đạm cũng không có lợi gì, thậm chí còn tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến hậu quả khôn lường. Hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu về chủ đề "Thừa đạm ở trẻ nhỏ - hậu quả khôn lường" trong nội dung chia sẻ dưới đây.
Đạm hay còn được gọi là protein, là 1 trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng của cơ thể con người. Đạm được coi là chất nền cho sự sống của mỗi con người, đạm được cấu tạo từ các axit amin giúp vận chuyển các phân tử đi khắp cơ thể cùng với đó cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày cho cơ thể.
Trong thực phẩm, đạm được chia thành 2 loại: đạm thực vật (có trong các loại đậu đỗ như đậu nành, đậu gà, đậu lăng,...) và đạm động vật (có trong các loại thịt như thịt lợn, gà, bò,.... thủy hải sản như tôm, cua, cá,.... trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa). Việc bổ sung đạm cho trẻ ăn dặm
Đạm động vật thường khó tiêu hóa, nếu mẹ cho con ăn quá nhiều thịt, cá, tôm, cua,....sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng con táo bón, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Hàm lượng đạm cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất thải và có thể dẫn đến sỏi thận. Ngoài ra, dư thừa đạm còn làm tăng nồng độ nitơ khiến cơ chế xử lý chất thải của cơ thể trẻ bị ảnh hưởng.
Đạm là thành phần cơ bản của tế bào, xây dựng cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
Dư thừa đạm đồng nghĩa với dư thừa lượng calo cung cấp cho cơ thể. Đối với những trẻ lười vận động, năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến trẻ béo phì.
Mẹ lạm dụng cho bé ăn quá nhiều đạm từ thịt, cá,... sẽ dẫn đến mất cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa, ăn nhiều nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao và làm cho quá trình trao đổi chất quá nhanh gây tác hại không nhỏ.
Đạm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con phát triển và thực hiện những hoạt động thường ngày. Việc cho con hấp thu quá nhiều đạm khiến cơ thể con luôn “dư thừa” chất, khiến cho nhu cầu ăn của con giảm. Nếu bố mẹ không hiểu đúng nhu cầu dinh dưỡng của con, thấy con ăn ít, sợ con đói mà ép con ăn sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý.
Chưa kể, việc nạp thừa đạm trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh khác sẽ khiến con rơi vào tình trạng biếng ăn do bệnh lý.
Vậy bổ sung đạm cho con thế nào cho đúng?
Mẹ cần nắm rõ được nhu cầu đạm của con để cho con ăn đúng, tránh quá ít dẫn đến thiếu hoặc quá nhiều gây thừa.
Thông thường nhu cầu sử dụng chất đạm của trẻ nhỏ như sau:
Bé dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 20-22g đạm 1 ngày;
Bé từ 6-12 tháng tuổi cần từ 23-25g một ngày,
Bé 1-2 tuổi cần 28-30g một ngày.
Hàm lượng đạm trong 100g thực phẩm theo từng loại như sau: thịt lợn, thịt bò, thịt gà nạc có 20-21g đạm; cá, tôm (chỉ tính phần thịt) 16-18g; trứng gà/vịt 13-14g.
Như vậy 1 ngày bé 6-12 tháng tuổi cần khoảng 115-125g thịt, bé từ 1-2 tuổi cần 140-150g thịt. Đối với trứng thì 1 quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30g thịt nạc.
Tuy nhiên, đạm đã có trong sữa, các loại đậu đỗ với hàm lượng khá cao, đồng thời có trong rau củ, pho mát và nhiều thức ăn khác nên thực tế bé 6-12 tháng chỉ nên ăn 60-80g/ngày, bé 1-2 tuổi ăn 100-120g/ ngày.
Mẹ ơi, đừng nghĩ ăn dặm là một chuyện dễ dàng vì ăn là một nhu cầu của cơ thế và ai cũng cần ăn, nhưng với những đứa trẻ, khi hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh, việc ăn gì, ăn như thế nào, ăn bao nhiêu rất quan trọng.
Mẹ cần phải có kiến thức đúng, làm đúng ngay từ đầu, đừng để sai rồi mới sửa, mẹ nhé!
Để học thêm nhiều món ngon chế biến ăn dặm cho con, đặc biệt các kiến thức ăn dặm từ chuyên gia để bạn hãy tham khảo "Khóa học ăn dặm 3in1” từ FamiEdu nhé!