Tại sao trẻ cắn móng tay và 6 mẹo giúp mẹ xử lý trẻ cắn móng tay

Tại sao trẻ cắn móng tay và 6 mẹo giúp mẹ xử lý trẻ cắn móng tay

06/11/2019 17:11
Không chỉ thích mút tay có rất nhiều bạn nhỏ có thói quen cắt móng tay. Việc trẻ cắn móng tay không đơn giản chỉ mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Thói quen trẻ cắn móng tay cũng là nguyên nhân của một số bệnh viêm nhiễm ngoài da, do các vi khuẩn xấu xâm nhập vào cơ thể qua miệng bé. Cùng FamiCook tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này ở trẻ nhỏ để đảm bảo sức khỏe và thói quen lành mạnh cho trẻ.
Trẻ cắn móng tay
Trẻ cắn móng tay

 

Nguyên nhân trẻ cắn móng tay

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu việc trẻ cắn móng tay chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính một là “nhàm chán, tò mò’, hai là do cơ thể trẻ bị “căng thẳng, lo lắng”

1. Trẻ tò mò, buồn chán cắn móng tay đây là thói quen xấu.

Khi trẻ lớn dần cơ thể của trẻ tò mò, bắt chước thói quen của người lớn. Với những trẻ tò mò, hiếu động thì người lớn không cần quá lo lắng vì khi bé qua giai đoạn này kết hợp cùng sự rèn luyện từ bố mẹ, trẻ sẽ hết thói quen xấu này.

2. Căng thẳng, lo lắng, trẻ có cảm giác không ăn toàn

Có nhiều trường hợp trẻ cắn móng tay là do cơ thể bứt dứt, khó chịu, hay stress, hay thay đổi tính nết thì mẹ cần quan sát bé thật kỹ, nếu tình trạng tệ hơn nữa nên cho bé tới khám tại các cơ sở Y tế để kịp thời điều trị.
Trẻ cắn móng tay
Trẻ cắn móng tay do tâm lý, hoặc quá căng thẳng

 

Trẻ thích cắn móng tay là chuyện bình thường hay bất thường?

Thông thường hành vi cho tay vào miệng là phản xạ cơ bản của trẻ nhỏ trong suốt quá trình tập mút, nhai,….từ 0 – 1,5 tuổi sau đó sẽ giảm dần và biến mất.
Trong khi đó hiện tượng trẻ cắn móng tay sẽ bắt đầu khi bé được 3, 4 tuổi và sau đó giảm dần. Nhiều trường hợp bé cắn móng tay dẫn tới chảy máu, viêm nhiễm thì lúc này cần sự trợ giúp từ bố mẹ để để thay đổi thói quen xấu này.

Tác hại của việc cắn móng tay

Cắn móng tay tưởng chừng chỉ là thói quen xấu của trẻ nhưng chúng cũng có những ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe cụ thể như:

Gây tổn thương khớp răng

Cơ hàm của trẻ nhỏ rất yếu và chưa hoàn thiện, việc trẻ thường xuyên cắn móng sẽ gây ra tổn thương lớn tới hàm răng và các khớp răng. Răng sữa của trẻ rất dễ bị tổn thương nếu trẻ cắn nhiều rất dễ bị vỡ răng, khiến vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng, nếu không chữa kịp thời rất dễ bị ăn vào tủy.
Nhìn những hàm răng trẻ bị sâu hay hỏng tủy cực kỳ mất thẩm mỹ, chưa kể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng ăn của trẻ sau này.

Dễ mắc các bệnh về giun sán

Tay trẻ khi hoạt động ở ngoài tiếp xúc với rất nhiều giun sán, việc gặm nhấm ngón tay thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn, giun sán trực tiếp đi vào cơ thể qua miệng, từ đó gây ra các bệnh cho cơ thể trẻ.

Ảnh hưởng tới móng tay.

Việc trẻ cắn móng tay thường xuyên sẽ hình thành thói quen xấu trong vô thức, buồn buồn lại cắn móng tay, khó sử chuyện gì lại cắn. Lâu dần, trẻ dễ bị cắn cụt móng, hết móng và gây ra tình trạng chảy máu, đôi khi dẫn tới tình trạng móng tay không bao giờ xuất hiện trên bàn tay trẻ.
Trẻ cắn móng tay
Trẻ cắn móng tay ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mĩ, sự phát triển của bàn tay

 

6 mẹo giúp mẹ xử lý trẻ cắn móng tay

1. Trò chuyện vui vẻ với trẻ

Theo Vương Hồng Triết – Chuyên gia phát triển về trẻ em có nói, khi cha mẹ muốn cải thiện tình trạng trẻ cắn móng tay thì cha mẹ nên đưa ra sự “Khích lệ trực tiếp” cho trẻ, tránh việc đánh mắng hay lớn tiếng. Hành động khích lệ sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc đánh mắng.
Việc tạo không khí vui vẻ cùng trẻ trò chuyện giúp cuộc nói chuyện giữa bạn và trẻ trở nên vui vẻ hơn từ đó dễ dàng tìm ra được nguyên nhân hành động trẻ cắn móng tay.
Trẻ cắn móng tay
Cùng trẻ vui chơi, trò chuyện giúp trẻ quên đi thói quen cắn móng tay

 

2. Tham gia các hoạt động ngoài trời

Bạn và gia đình hãy cố gắng sắp xếp thời gian để cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, việc này sẽ khiến bé cảm thấy được quan tâm, bớt suy nghĩ và lo lắng.
Đặc biệt, nên cùng bé tham gia các hoạt động phải dùng nhiều tới 2 tay như xây lâu đài cát, leo trèo, lắp ráp,….dùng cả 2 tay tham gia vào trò chơi sẽ đánh lạc hướng trẻ, không quan tâm, không dùng miệng cắn móng tay.

3. Cắt gọn móng tay cho trẻ

Cắt gọn móng tay cho trẻ là một trong những cách đơn giản nhất để ngăn chặn thay đổi thói quen cắn móng tay. Hơn nữa việc vệ sinh sạch sẽ móng tay hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn cư trú ở móng tay giảm thiểu vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể bé khi bé cắn móng tay.
Trẻ cắn móng tay
Cắt gọn gàng móng tay giúp trẻ hoạt động dễ dàng hơn và làm sạch nơi vi khuẩn trú ngụ 

4. Đeo găng tay cho trẻ

Đeo găng tay cho trẻ sẽ ngăn chặn móng tay tiếp xúc trực tiếp với miệng bé. Việc ngăn chặn cắn móng tay bằng găng tay chỉ là tạm thời tuy nhiên, việc nay cũng giảm đáng kể “Cơn nghiện” cắn móng tay, có thể được 1 tháng hoặc biến mất hoàn toàn sau 1 thời gian.

5. Giải thích cho trẻ hiểu tác dụng không tốt của việc cắn móng tay

Đối với trẻ dù lớn hay nhỏ, cha mẹ nên cởi mở trò chuyện với con để giúp bé hiểu được tác hại của việc cắn móng tay.
Cha mẹ cần đưa ra những ví dụ thực tế, đơn giản giúp trẻ hiểu như: cắn móng tay sẽ làm tay bé trở nên xấu xí, cắn móng tay sẽ khiến những con giun chiu vào trong bụng khiến bé khó chịu. Đa phần trẻ nhỏ khi thấy những hậu quả và đặc biệt kể tới giun sẽ đều sợ, có thể các bạn nhỏ tự động ngưng cắn móng tay tức thì.

6. Không lớn tiếng, quát mắng trẻ

Khi nhìn thấy trẻ cắn móng tay bố mẹ không nên quát mắng, điều này không khiến trẻ ngưng mà thậm chí khiến trẻ sợ hãi, tiếp tục cắn móng tay nhiều hơn.
Nếu như người lớn có thói quen vò đầu, run, nắm chặt tay khi sợ hãi thì trẻ lại lựa chọn việc cắn móng tay vì điều này giúp trẻ cảm thất an toàn, thư giãn.
 
Để giúp trẻ hết tình trạng này bố mẹ cần khéo léo một cách tự nhiên dẫn dắt trẻ làm việc khác mà quên đi việc đang làm. Nếu thấy tình trạng của con tiến bộ hãy tạo niềm vui, khuyến khích trẻ để tiếp tục cố gắng.
Cha mẹ không chỉ nên nói mà cần cùng con hành động, hãy nhắc nhở động viên con để bé cảm thấy an toàn, yên tâm, từ từ, tự bản thân bé sẽ bỏ được thói quen xấu này.

 Mẹ tham khảo thêm: Tâm sinh lý phát triển của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Tin liên quan

Thong ke

Video