Trẻ mới ốm dậy: Ăn như thế nào cho hợp lý?

Trẻ mới ốm dậy: Ăn như thế nào cho hợp lý?

26/11/2019 10:11
Trẻ mới ốm dậy sức khỏe còn rất yếu và vị giác cũng kém đi rất nhiều. Vì vậy bố mẹ nên chế biến những món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, đẹp mắt để kích thích lại sự thèm ăn của bé.

Trẻ mới ốm dậy cần bổ sung nhiều nước, chế độ ăn giàu protein, chất xơ và men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa.  Bố mẹ cùng FamiCook tham khảo chế độ ăn dinh dưỡng dành cho trẻ mới ốm dậy như sau:

Thực đơn của bé cần được bổ sung thêm nhiều rau củ quả

thực đơn bổ sung nhiều rau củ
Bổ sung nhiều rau củ và trái cây tươi 

Trái cây tươi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên nên cực kỳ tốt cho trẻ mới ốm dậy. Nếu bé vẫn mệt và không muốn ăn nhiều bố mẹ có thể dùng máy ép, ép lấy nước trái cây cho bé uống.

Ngoài ra, khi thực đơn có nhiều rau xanh cơ thể bé sẽ được cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết, từ đó hồi phục lại nhanh chóng sức khỏe. Đối với rau xanh mẹ thể ép lấy nước uống hoặc nấu cùng với cháo để tạo nên món cháo dinh dưỡng cho bé.

Một số thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao như: nho, việt quất, bắp cải, rau bina, cải xoăn,….

Tăng cường các nhóm thực phẩm đạm

Bổ sung nhóm thực phẩm đạm

Trẻ mới ốm dậy, cơ thể mệt mỏi, suy nhược nên mẹ cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu đạm: trứng, sữa, thịt bò, hải sản,…giúp cơ thể chữa lành các tổn thương gây ra khi bị ốm.  

Một số dinh dưỡng khác trong các thực phẩm chứa đạm:

  • Thịt bò: giàu vitamin B6, 12, kẽm, sắt,... giúp bổ máu.

  • Thịt heo: giàu vitamin và các khoáng chất (đặc biệt là selenium và thiamin) cần thiết cho não và hệ thống miễn dịch.

  • Thịt gà: có tới 18 loại axit amin và vitamin các loại, các nguyên tố vi lượng có tác dụng phòng chống mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật cho cơ thể.

  • Lươn: thịt lươn chứa nhìu vitamin A, B1,6, natri, cali,... Theo đông y lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, cải thiện suy dinh dưỡng rất tốt.

  • Ếch: chứa nhiều vitamin và khoáng chất (protein, chất béo, đường, photpho,...) cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khoẻ cho người mới ốm dậy, cải thiện suy dinh dưỡng cho trẻ, tăng cân.

  • Trứng gà: thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao không thể thiếu trong thực đơn phục hồi sức khoẻ. Trong trứng có cả chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, các men và hoocmon.

Bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn

Cơ thể của trẻ cần được cung cấp đây đủ các lợi khuẩn để kích thích tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Vì vậy, bố mẹ nên đưa thêm sữa chua, hoặc sữa chua uống để bổ sung thêm các lợi khuẩn cần thiết giúp bé ăn ngon hơn.

Uống nhiều nước

Khi bị ốm đa phần cơ thể đều bị mất lượng nước khá lớn, vì vậy cơ thể trẻ cần được bố sung nước kịp thời, tránh mất nước quá nhiều khiến cơ thể suy nhược. Ngoài ra, nước cùng giúp cơ thể bài tiết, thanh lọc một số chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Ăn thức ăn dạng lỏng

thức ăn dạng lỏng

Khi bé mới ốm dậy cần ăn thức ăn dạng lỏng hơn so với bình thường để con dễ ăn, hệ tiêu hóa cũng dễ dàng hơn. Khi bé khỏe dần lại thì bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc dần.

Cơ thể của bé còn rất yếu nên mẹ hãy kiên trì nấu đa dạng món ăn khác nhau, con ăn được là mẹ mừng rồi đừng bắt con ăn quá nhiều. Trẻ vừa ốm dậy nếu bị ép ăn sẽ khiến trẻ sợ hãi và bỏ hẳn bữa ăn.

Bên cạnh đó, khi chế biến thức ăn cho trẻ, bó mẹ hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng khiến bị đầy bụng, khó tiêu.

Cùng tham khảo một số thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ mới ốm dậy:

1. Cháo lươn:

Cháo lươn

Nguyên liệu:

  • 200g lươn sống

  • 1/4 bát con gạo tẻ

  • Nước luộc gà

  • Gia vị, rau mùi, hành khô

Cách làm:

Bước 1: Lươn mua về đem rửa sạch nhớt với muối, sau đó luộc chín và gỡ lấy thịt cùng cục máu đông trong bụng.

Bước 2: Phi thơm hành tỏi, sau đó cho thịt lươn vào xào chín, nêm chút gia vị cho đậm đà.

Bước 3: Cho gạo tẻ vào nồi nước dùng, đun sôi và để lửa nhỏ liu riu cho chín nhừ. Khi nồi cháo chín, thả thịt lươn đã xào sẵn ở trên vào. Cho thêm chút rau thơm thái nhỏ khi ăn là được.

Nếu trẻ dưới 1 tuổi, không cần cho thêm các loại rau thơm. Cho trẻ ăn khi nóng để nhanh hồi phục sức khỏe.

2. Cháo cá hồi bí đỏ:

Cháo cá hồi bí đỏ

3. Súp gà nấm rơm

Súp gà nấm rơm

Nguyên liệu:

  • Hành tây
  • Cà rốt
  • Ngô ngọt
  • Nấm rơm
  • Trứng gà
  • Hành lá, rau mùi
  • Bột năng: 2 thìa
  • Gia vị: muối, hạt nêm, 

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch sơ chế toàn bộ nguyên liệu

Bước 2:  Gà luộc chín, vớt gà ra rồi cho các rau củ vào đun. Thịt gà xé nhỏ thành sợi nhỏ. Khi rau củ chín thì cho thịt gà và nấm rơm vào đun

Bước 3: Nước sôi lại thì cho trứng vào khuấy đều tay, sau đó cho bột năng vào để tạo độ sánh cho súp. Thêm chút hành lá hoặc rau mùi món ăn.

Tin liên quan

Thong ke

Video