Xử lý những hành vi hoặc thói quen ăn uống không tốt của con như thế nào?

Xử lý những hành vi hoặc thói quen ăn uống không tốt của con như thế nào?

27/04/2018 10:04

Trong quá trình ăn dặm trẻ sẽ phát triển rất nhiều thói quen khác nhau gồm cả xấu và tốt. Bố mẹ hãy chú ý quan sát bé, khuyến khích con phát huy những thói quen tốt, đồng thời cư xử một cách nhẹ nhàng, tâm lý giúp con bỏ thói quen xấu. 

1. Khi mới tập ăn dặm, con cứ phun bột ra không chịu nuốt thì phải làm sao?

Đây là một phản ứng rất bình thường vì bé chưa quen với thức ăn lạ và đặc. Ban đầu mẹ có thể nấu bột gạo rồi trộn với sữa, nhưng nấu lỏng giống sữa để bé làm quen dần dần với mùi vị mới. Dần dần khi bé hợp tác hơn thì mẹ nấu đặc dần lên và chế biến thêm các mùi vị khác và bột. Đối với những bé hơi “khảnh ăn” thì mẹ phải thật kiên nhẫn, không nên ép vì có thể khiến bé bị sặc và có tâm lý sợ ăn.

2. Con ăn dặm hay nôn oẹ nên việc thay đổi thức ăn từ xay nhuyễn sang lợn cợn rất khó, phải làm thế nào?

Đây là một trường hợp khó, mẹ phải lựa theo khả năng của bé để thay đổi thức ăn dần dần. Đầu tiên cho bé tập ăn từ một đến hai thìa thức ăn lợn cợn một bữa, sau đó tăng dần lên từng chút một. Mẹ phải rất kiên nhẫn, không nên sốt ruột, nóng vội. Những miếng đầu có thể bé sẽ hơi nôn oẹ một chút nhưng dần dần bé sẽ quen.

3. Phải làm gì khi con không chịu ăn thịt?

Thực tế có những người không thể ăn được thịt do cơ thể thiếu men tiêu hóa, những trường hợp như vậy cực hiếm. Vì thế nguyên nhân bé không chịu ăn thịt phần lớn là do có vấn đề trong quá trình tập ăn. Nếu do mẹ để thịt quá lợn cợn khi bé chưa sẵn sàng ăn ở độ thôi như vậy thì bước đầu hãy làm nhuyễn thịt lẫn với cháo để bé ăn và tăng độ thu hết sức từ từ.

Nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thịt mỗi bữa khiến bé bị ớn thì hãy nghỉ thịt một thời gian, bổ sung đạm cho bé từ tôm, cá, trứng, đậu, sữa, sau đó tập cho bé ăn lại dần dần. Tuy nhiên các món đạm khác cũng phải có liều lượng, kéo bé lại bị ớn các món đạm nói chung. Cứ một bát cháo 200ml có hai thìa cà phê thịt, tôm, cá băm là được.

4. Con ăn thịt nạc nhã bã thì phải làm sao?

Bé ăn thịt nhả bã khi đã có hàm răng có thể là do bé không thích phần thịt nạc khô xác. Mẹ hãy cắt miếng thịt nhỏ, tạo nhiều hình sinh động, nấu thật mềm, hoặc băm thịt cuốn chả, làm thịt viên hấp, rán, hoặc làm trứng đúc thịt để cho bé dễ ăn hơn. Đồng thời hãy động viên bé bằng những lời khen.

5. Làm gì khi con chỉ ăn cơm không?

Nếu bé thích ăn cơm không thì mẹ cứ để bé ăn ăn cơm không. Sau đó mẹ cho bé ăn các món thịt, rau và trái cây riêng. Bé có thể ăn cơm không bữa nay và ăn các món khác vào bữa khác. Nghĩa là bé không nhất thiết bữa nào cũng phải ăn đầy đủ cùng lúc bốn nhóm thực phẩm, mà trong ngày bé có thể ăn riêng từng thứ, miến sao đủ lượng là được.

6. Làm gì khi con không chịu ăn rau?

Nhiều bé không thích ăn rau vì rau xơ ráp, mùi vị lại nhạt, hoặc hăng hăng, không kích thích vị giác. Vì thế mẹ phải có “mẹo”. Mẹ có thể chế biến rau với một số món mà bé thích, xào rau với thịt, rau cải xào nấm, rau cải xào trứng, đậu bắp nhồi thịt, trộn rau với dầu oliu hoặc sốt mayonaise….

Mẹ cắt rau củ thành những hình hòa, sao, trái tim, mèo, cún thật sinh động sẽ khiến bé thích thú. Mẹ cũng cần làm gương cho bé, hãy tỏ ra ăn rau thật ngon lành để bé thèm. Và mẹ hãy khen ngợi bé mỗi khi bé ăn được món rau gì đó. Mẹ đừng quát mắng hay thúc ép bé, điều đó chỉ làm bé ác cảm hơn với món rau mà thôi. Trong khi tập cho bé ăn rau, mẹ cho bé ăn hoa quả để đảm bảo nguồn vitamin.

Mẹ cắt rau củ và trang trí để thu hút, kích thích tính thèm ăn của bé

7. Làm gì khi con chỉ nuốt chửng chứ không nhai dù đã có đủ răng?

Có hai trường hợp. Nếu bé không chịu nhai vì sợ đồ lợn cợn thì có thể là do mẹ cho bé ăn đồ xay nhuyễn quá lâu. Trường hợp này chỉ còn cách là mẹ tập cho bé theo đúng quy trình từ đầu của bé mới bắt đầu ăn dặm. Con nếu bé nuốt chửng được các đồ thô và ăn uống tốt thì không có gì phải lo, bé vẫn có sự ngon miệng và hệ tiêu hóa của bé đã đủ trưởng thành để xử lý thức ăn thô. Dần dần bé sẽ nhai theo phản xạ tự nhiên.

8. Nên cho con ăn bữa muộn nhất lúc nào trước khi đi ngủ?

Tối thiểu bữa ăn tối muộn nhất của bé nên cách 1 tiếng trước khi ngủ để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, ngủ không ngon giấc.

9. Con không nên ăn gì khi đói?

Cam quýt chanh: những thứ quả này có hàm lượng axít lớn, ăn vào lúc bụng rỗng thì axít sẽ gây tổn thương cho dạ dày, ngoài ra còn gây đầy bụng, thậm chí ói mửa. Chuối: bình thường chuối là món nhuận tràng, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, nhưng ăn lúc đói lại phản tác dụng.

Chuối chứa rất nhiều magiê, ăn khi đói hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu khiến tim mạch mất cân bằng. Vitamin C có trong chuối cũng khiến dạ dầy lúc đói bị tổn thương. Sữa chua: không thể xoa dịu cơn đói còn làm hại dạ dầy. Khoai lang làm món nhuận tràng nhưng nếu ăn thì đói, các chất nhựa và tannin trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, gây đầy bụng, ợ chua.

10. Thức ăn được tiêu hóa ra sao trong hệ tiêu hóa của con?

Sữa mẹ tiêu hóa trong dạ dày của bé từ hai 2-3 giờ, sữa bò từ 3-4 giờ. Một bữa ăn cân bằng, bé tiêu hóa mất khoảng 4 giờ, nếu bữa ăn có nhiều dầu mỡ có thể tiêu quá mất 6 giờ. Đó là lý do vì sao các bữa ăn chính của bé ăn dặm bên cách nhau khoảng 4 giờ đồng hồ.

Trong các chất dinh dưỡng thì chất bột đường (tinh bột) tiêu hoá nhanh nhất, nếu bé biết nhai thì tinh bột được tiêu hoá tại khoang miệng nhờ men amylaza của tuyến nước bọt tiết ra, sau đó tinh bột tiếp tục được tiêu hoá tại ruột non và chỉ sau 20-30 phút đường glucozo trong tinh bột đã được hấp thu vào máu.

Tiếp đến là chất đạm (protein), được tiêu hóa chậm hơn tại dạ dày nhờ men pepsin. Chất béo đã được nhũ tương hoá (chất béo trong sữa và trứng) thì được tiêu hóa một phần tại dạ dày, còn lại phần lớn sẽ được tiêu hóa tại ruột non. Ruột non chính là nơi tiêu hóa hấp thu thức ăn quan trọng nhất nhờ các men của dịch tụy, dịch ruột, dịch mật biến chất đạm, chất bột đường, chất béo thành những chất đơn giản nhất để hấp thu vào máu. Như vậy chất bột đường được tiêu hoá nhanh nhất sau đó lên chất đạm, cuối cùng là chất béo.

11. Phần của con vẫn nguyên hình sợi rau thì có phải là con không tiêu hoá được không?

Hiện tượng này rất phổ biến. Rau xanh cung cấp vitamin cho cơ thể, đồng thời có chất xơ để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Chất xơ không hấp thu nên nếu bé ăn nhiều rau xanh, trong phân có thể nhìn thấy xác rau. Nếu phân vẫn mịn, màu và mùi không khác thường, bé vẫn vui vẻ khỏe mạnh thì mẹ không có gì phải lo. Phần xác rau đó chỉ là bã, bé vẫn hấp thu được các chất dinh dưỡng từ rau.

12. Tại sao đôi khi phân của con có màu lạ như xanh, đen, đỏ?

Thường phân của bé có màu vàng, nâu vàng. Đôi khi phân có màu hơi “đặc biệt” là do thức ăn của bé ăn vào. Phân màu xanh có thể do bé ăn nhiều rau xanh. Phân màu hơi đỏ có thể do bé ăn rau dền đỏ, dưa hấu, cà chua. Phân có màu hơi cam khi bé ăn nhiều cà rốt.

Phân xanh đen có thể do bé ăn các thức ăn nhiều chất sắt. Phân có nhiều sắc khối là do các thức ăn không tiêu hóa hết tạo thành. Nếu bé đi ngoài đều đặn, phân tốt, bé ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần lo. Nhưng khi thấy phân bé có các màu lạ, đặc biệt là màu đen, trắng hoặc hoàn toàn đỏ mà bé lại có biểu hiện bất thường như mệt mỏi, đau bụng, nôn trớ… thì hãy đưa bé đi khám ngay.

13. Con 2-3 hôm mới đi ị một lần có phải bị táo bón không?

Táo bón không thể hoàn toàn dựa trên số lần đi đại tiện một tuần. Nếu bé đi ngoài ít hơn ba lần một tuần mà phân vẫn mềm, thành khuân, bé ăn ngủ vui chơi bình thường thì không thể kết luận là táo bón được. Bé thực sự bị táo bón khi hai lần ị cách xa nhau (trên ba ngày mới đi một lần), dù phân có lỏng, mềm vẫn được coi là táo bón, hoặc bé đi ị khó khăn, phân rắn, khô và cứng, có thể thành viên như phân dê, thậm chí phân có dính máu thì dù đi ngoài nhiều lần cũng là táo bón. Vì thế mẹ hãy chú ý quan sát để xem có đúng là bé bị táo bón không, hay chỉ do mẹ quá lo lắng.

14. Làm gì khi con ăn tốt nhưng không tăng cân?

Bé ăn nhiều như không tăng cân có nhiều lý do: Chất lượng bữa ăn không đảm bảo. Có thể bé ăn nhiều nhưng lại không cân đối. Nếu bé ăn nhiều chất bột (bột, cháo, cơm) nhưng lại ít ăn thịt, ít ăn các thức ăn có đạm, ít rau xanh và dầu mỡ thì bé không có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Ngược lại nếu bé chỉ thiên về ăn đạm mà ăn ít chất bột thì lại thiếu năng lượng dẫn đến chậm tăng cân. Hoặc chế độ ăn thiếu chất béo cũng là một nguyên nhân khiến bé tăng trưởng chậm. Bé kém tiêu hóa, hấp thu. Những bé hay bị rối loạn tiêu hóa do ăn uống không hợp lý hoặc do dùng kháng sinh thường xuyên sẽ hấp thụ thức ăn kém.

Một số bé nhu cầu tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cho nhu cầu tăng trưởng cao hơn bình thường, nên có thể bé ăn nhiều nhưng năng lượng nạp vào vẫn chưa đủ nên bé chậm lên cân. Bé bị nhiễm giun, sán. Lượng thức ăn vào trong cơ thể bé bị chia bớt cho các loại ký sinh trùng này khiến cơ thể bé không nhận được đủ dinh dưỡng. Tuỳ mỗi nguyên nhân mà mẹ cần có cách xử trí khác nhau. Nếu nguyên nhân do chất lượng bữa ăn phải mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn cho bé. Nếu không do chế độ ăn, mẹ nên đưa bé đi khám để có cách xử lý phù hợp

Tham khảo sách " Sổ tay ăn dặm của mẹ" Bs Lê Thị Hải

 

Tin liên quan

Thong ke

Video