1. Thời gian sử dụng các loại thực phẩm:
Tổ yến, yến xào, sữa ong chúa: khuyên dùng cho trẻ 1.5t vì nguy cơ dị ứng cao;
Mật ong rừng : trên 2 tuổi;
Hạt chia a: 6 tháng, ngày 5g, tuần không quá 4 ngày;
Quả óc chó, mác ca, hạnh nhân: Không khuyên dùng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi vì dễ gây dị ứng, tốt nhất sử dụng sau 1 tuổi.
Gạo lứt (gạo nguyên cám): tức là chưa qua công đoạn xử lý làm trắng làm bóng. Gạo nguyên cám với lớp vỏ lụa, cám và phần mầm giàu vitamin nhóm B, vitamin E, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho cơ thể bé. Trong khi đó gạo đã qua xử lý thì các vitamin đã bị rơi rớt đi nhiều, chất xơ cũng không còn. Vì thế mẹ nấu bột hay cháo cho bé từ gạo nguyên cám đều rất tốt.
Yến mạch: là món ăn bổ dưỡng và giàu năng lượng rất quen thuộc đối với người phương Tây, hiện nay nhiều mẹ Việt cũng biết tìm mua món ngũ cốc này cho bé yêu thưởng thức. Yến mạch là một loại ngũ cốc không cần phải bóc tách xử lý mà luôn ở dạng nguyên hạt có thể dùng ngay, chính vì thế dinh dưỡng trong yến mạch luôn được đảm bảo ở dạng nguyên thuỷ nhất, với protein, các vitamin nhóm B, các vi chất sắt, canxi, magie, selen, phot pho, lại có cả chất xơ hoà tan tốt cho tiêu hoá.
Yến mạch là thức ăn rất lành, bé có thể thưởng thức ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Hiện nhiều siêu thị hay cửa hàng thực phẩm cho người nước ngoài đều có bán yến mạch, có thể ở các dạng nguyên hạt, cắt nhỏ, cán mỏng hay dạng bột với thành phần dinh dưỡng không khác biệt. Tuỳ độ tuổi của bé mà cách chế biến khác nhau
Sữa tươi: giàu canxi, phốt pho, vitamin giúp cơ, xương và răng của trẻ phát triển chắc khỏe, đồng thời sữa tươi cũng chứa chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Nhưng vì sữa tươi sẽ khó tiêu hóa cho bé dưới một tuổi nên khi bé được 1 TUỔI TRỞ LÊN mẹ có thể cho bé uống sữa tươi.
Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn sữa tươi cho bé là phải chọn sữa sạch, từ nguồn nguyên liệu đảm bảo và quy trình xử lý an toàn, hiện đại.
Sữa tươi thanh trùng: (tiếng Anh Pasurized Milk) thường được sử dụng sớm nhất cho bé từ khoảng 18 THÁNG TUỔI hoặc lớn hơn vì khả năng gây dị ứng cho các bé nhỏ hơn là khá cao. Tùy vào nhu cầu mà các mẹ có thể lựa chọn sữa thanh trùng có đường hoặc không đường, nguyên kem hoặc tách kem.
Sữa tươi tiệt trùng: các mẹ có thể dễ dàng nhận ra với dùng chữ UTH ở trên bao bì (viết tắc của Ultra-High-Temparute – Nhiệt độ cực cao), có thể cho bé uống từ khoảng 12 THÁNG TUỔI.
Thực ra mỗi loại sữa có thế mạnh riêng, cha mẹ có thể tùy chọn cho phù hợp với thể trạng và khẩu vị của bé. Vì dụ bé nặng cân thì nên uống sữa gầy, sữa ít đường, bé thích uống sữa vị dâu thì cũng không nhất thiết ép bé uống sữa nguyên vị. Tuy nhiên nếu mẹ vẫn có điều kiện cho bé bú sữa mẹ đến hai tuổi thì sữa tươi chỉ nên là thức uống kết hợp, không nên dùng thay hoàn toàn sữa mẹ.
Sữa chua: Bé từ sáu tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua.
Bé dưới 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua mẹ tự làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé uống hàng ngày.
Từ 6-12 tháng: 50g sữa chua/ ngày. Tuần ăn 3 lần, ăn cách ngày.
Bé trên 1 tuổi: Tối đa 250g sữa chua không đường 1 ngày, có thể ăn hàng ngày. (Nếu bé ăn sữa chua có đường thì liều lượng chỉ nên là 100g sữa chua/ ngày
Bơ: có thể dùng phết bánh mì, thêm vào cháo cho bé hoặc dùng bơ, xào, rán. Khi đã dùng bơ rồi thì bớt dầu mỡ trong khẩu phần bữa ăn. Bé dưới một tuổi nên dùng bơ nhạt vì trong thành phần loại bơ này không có muối
Phô mai: Từ khi bắt đầu vào thời kỳ ăn dặm, bé đã có thể ăn phô mai. Nếu cho vào cháo thì mẹ hãy chờ cháo nguội chừng 80 độ C mới dằm vào để phô mai không mất dinh dưỡng. Và nếu đã thêm phô mai rồi thì không thêm dầu mỡ nữa và bớt thịt cá dể dinh dưỡng được cân đối.
Phô mai có thể kết hợp với cháo, khoai tây, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, đậu phụ, mi nui, cà chua..., nhưng chờ kết hợp với lươn, cua, mồng tơi, rau dền, vì sẽ ngang và gây đau bụng cho bé. Một ngày bé có thể ăn một lần, một tuần có thể ăn vài ngày, không nên ăn quá nhiều sẽ bị ngán. Khi bé bị rối loạn tiêu hóa thì tạm ngừng ăn vì phô mai không có lợi cho tiêu hóa. Bé thừa cân cũng không nên ăn phô mai. Bé dưới một tuổi nên ăn loại phô mai có hàm lượng chất béo không quá 20%.
Váng sữa: váng sữa có thành phần chất béo cao (~13g/100g váng sữa), nhưng ít dưỡng chất, một số có nhiều đường. Lượng chất béo cao trong váng sữa không thích hợp cho hệ tiêu hóa bé nếu bé chưa đủ 10 tháng tuổi.
Bé từ 10-12 tháng tuổi: Dùng không quá 30g/ngày. tuần không quá 3 ngày.
Bé trên 1 tuổi dùng không quá 50g/ngày, tuần không quá 4 ngày. Các bé thừa cân béo phì không khuyên dùng.
Bé dưới 6 tháng tuổi chưa nên ăn váng sữa vì hệ tiêu hóa còn non yếu không hấp thụ được.
Bé trên một tuổi có thể dùng 1 hộp/ ngày. Bé trên 1 tuổi thiếu cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn hoặc mới ốm dậy cần nhiều năng lượng có thể ăn từ 1-2 hộp mỗi ngày trong các bữa phụ. Bé thừa cân, béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, táo bón cũng không nên ăn váng sữa
Cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm dưỡng chất khác nhau dành cho bé
Củ dền: Bé mới tập ăn dặm không nên ăn củ dền. Bé đã quen ăn dặm thì cũng chỉ nên ăn 2-3 tuần/lần.
Cà tím: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).
Cần tây: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi bé khoảng 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho con tập ăn cần tây. Cần tây nấu bột (cháo) với thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, carrot; hải sản... cho bé từ 8 tháng.
Ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.
Củ cải: Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.
Măng: Các loại măng thông dụng đều chứa hàm lượng chất độc HCN cao có khả năng gây ngộ độc. Mặc dù măng có nhiều chất xơ nhưng thành phần dinh dưỡng kém, hàm lượng bột đường, đạm, các vitamin và khoáng chất đều thấp. Vì thế, măng là món ăn không tốt cho bé.
Cà rốt: là 1 thực phẩm bổ dưỡng. Trong cà rốt có nhiều chất đường, muối khoáng, vitamin C, beta-carotene, (tiền chất của vitamin A). Cà rốt còn là 1 vị thuốc chữa bệnh, giúp phòng và chữa thiếu máu, có tác dụng hạn chế rối loạn tiêu hoá và làm đẹp da. Chính vì những lý do này mà các mẹ tích cực cho bé ăn cà rốt. Nhưng nếu ăn quá nhiều, cơ thể bé sẽ không chyển hoá được hết beta-carotene khiến chúng ứ đọng trong cơ thể, gây vàng mắt, vàng da, chán ăn, mệt mỏi. Trầm trọng hơn, bé có thể bị methemoglobin máu do nồng độ nitrate cao trong cà rốt, một chứng bệnh gây khó thở, tím tái, rất nguy hiểm. Bé chỉ nên ăn cà rốt tuần 2-3 lần, mỗi lần 50g
Nhân sâm: là một món thuốc bổ rất quý, nhưng vì là thuốc nên không thể dung tuỳ tiện, nhất là cho bé. Trong nhi khoa Đông y, nếu trẻ bị còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, thì nhân sâm có thể là một thành phần trong bài thuốc giúp trẻ bồi bổ, phục hồi sức khoẻ. Nhưng nếu dùng nhất định phải có sự khám xét, chẩn đoán và tư vấn của bác sĩ. Nếu dung sâm cho bé không theo chỉ định, bé có thể bị ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn mệt mỏi. Sâm cũng làm xáo trộn quá trình dậy thì, bé dưới 13 tuổi không nên dung. Hơn nữa, dung sâm sẽ khiến cơ thể bé lười tiết ra các kháng thể, khi ngừng dung càng dễ nhiễm bệnh, về lâu dài sẽ hạn chế sự phát triển của bé.
Gía đỗ: cũng như các loại rau mầm thường giàu dinh dưỡng hơn rau trưởng thành khoảng 5 lần. Giá đỗ làm từ đậu xanh nhưng bổ hơn cả đậu xanh về chất và lượng, trong giá đỗ có hàm lượng đạm cao, nhiều vitamin và khoáng chất nên cho bé ăn rất tốt.
Trong giá đỗ còn có nhiều men amylaza, một men có tác dụng thuỷ phân tinh bột (cắt tinh bột thành những phân từ nhỏ) làm cho bát bột loãng hơn rất nhiều, vì vậy nếu dung nước giá đỗ sống (giá đỗ xay hoặc giã lọc lấy nước) nấu bột thì mẹ có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà bột vẫn loãng, như vậy với cách này bé lười ăn ăn ít nhưng vẫn đủ năng lượng. Bản thân giá đỗ không làm bé tang cân nhưng do có tác dụng làm tang độ đậm năng lượng của thức ăn, bé ăn được nhiều tinh bột hơn nên có thể tăng cân. Tuy nhiên không có nghĩa là cứ ăn giá đỗ sẽ tăng cân, vì tinh bột chỉ là một trong các chất dinh dưỡng, hơn nữa còn tuỳ thuộc vào sự hấp thu của cơ thể bé.
Có một quan niệm truyền miệng trong các mẹ rằng bé trai không nên ăn giá đỗ vì trong giá đỗ có nhiều kẽm sẽ ảnh hưởng đến sinh lý của con. Đây là một sự nhầm tưởng rất la lùng. Trong giá đỗ có một hàm lượng kẽm nhất định nhưng không nhiều như trong thịt bò, hải sản, hơn nữa kẽm rất tốt cho cả bé trai và bé gái, việc ăn giá đỗ hay các thức ăn giàu kẽm không ảnh hưởng gì đến chức năng sinh lý của bé.
Mẹ nhớ mua giá đỗ ở nơi tin cậy, giá ủ bằng phương pháp truyền thống, nếu không hãy tự làm, vì hiện nay giá đỗ bán ở chợ hay ủ bằng hoá chất, không an toàn.
2. Thứ tự sử dụng đạm:
Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm
6-8 THÁNG: Lòng đỏ trứng -> Thịt cá trắng -> Cá hồi -> Cá ngừ -> Gà -> Tôm sông -> Tôm nước lợ -> Lươn -> Cua đồng -> Bồ câu -> Đậu phụ (tự làm) -> Lợn -> Bò
9 THÁNG: Cá biển loại nhỏ, Tôm biển
10 THÁNG: Cua biển, Mực, Nội tạng (tim, gan)
SAU 1 TUỔI: Trai, Hến, Ngao, Sò, Lòng trắng trứng
Trứng: lòng đỏ bé 6-7 tháng tuổi nên ăn một lòng đỏ một bữa, tuần 2-3 lần.
Bé 8 tháng tuổi đến 1 tuổi ăn 1 lòng đỏ 1 bữa, tuần 3-4 lần.
Bé 1-2 tuổi ăn cả lòng trắng lòng đỏ 1 bữa, tuần 3-4 lần.
Trên 2 tuổi bé có thể ăn 1 quả 1 ngày nếu thích.
Lòng trắng sau 1 tuổi
3. Thứ tự sử dụng trái cây
Nước dừa: Sau 6 tháng tuổi, cha mẹ chỉ nên cho bé uống 1-2 thìa cafe nước dừa mỗi ngày, cách 2-3 ngày một lần. Không nên cho bé uống nước dừa đã để bên ngoài quá 20 phút vì nó sẽ bị thay đổi mùi vị do nhiễm khuẩn.
Cách chọn trái cây cho bé:
- Chọn loại có độ ngọt trung bình, không quá ngọt
- Chọn trái cây chín, không chọn loại còn sống
Những trái cây khuyên dùng khi bé bắt đầu ăn dặm
2-3 Tuần đầu tiên:
- Chuối
- Trái bơ
(Theo Gs. Chambers, chuối và bơ là 2 loại trái cây dễ hấp thụ và ít gây các vấn đề vị giác và dị ứng, nên có thể được chọn như là những trái cây đầu tiên của bé)
Tuần 4-5 trở đi:
- Táo
- Trái xoài
- Dâu tây
- Thanh long
- Các loại berry khác (VD. Blackberry, trái cherry,...)
- Kiwi
- Đu Đủ
- Sơri
- Dứa
Cách cho bé ăn trái cây nguyên miếng:
Ts. Ebba khuyên: có thể cho bé ăn từ 8 tháng tuổi, nhưng theo 3 nguyên tắc sau:
- Sau bữa chính 30-45 phút
- Hoặc tách hẳn ra thành 1 bữa phụ, cách bữa chính 2-3 tiếng.
- Ăn trái cây trực tiếp, ngày không quá 60 gram
Cách cho bé ăn trái cây dạng xay nhuyễn (sinh tố)
+ Xay nguyên trái:
- Chỉ có sinh tố bơ, chuối cho bé dùng 6 - 6.5 tháng
- Các loại khác dùng sau tuần 4-5 ăn dặm (sau 6.5 tháng), chọn loại trái cây ít ngọt để làm sinh tố như kiwi, xoài, thăng long. Có thể phối hợp trong bữa ăn dặm chính hoặc giới thiệu trong bữa phụ.
Cách kết hợp các loại trái cây không gây rối loạn vị giác của bé
Theo Ts. Ebba việc chọn và kết hợp trái cây giới thiệu cho bé là quan trọng để bé không thiên 1 vị, mà các vị giác sẽ ổn định, hơn nữa cũng giúp tăng năng lượng và chất dinh dưỡng khi kết hợp. Ts. Ebba gợi ý một số sự kết hợp sau:
- Bơ và chuối
- Đu đủ và xoài
- Táo, chuối và lê
- Bơ và táo/lê
- Bơ, táo/lê, 1 loại berry nào đó (VD Blueberry/dâu tây/blackberry)
Cách cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách
- Không cho bé dưới 6 tháng tuổi dùng nước ép trái cây.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ dùng nước ép dưới hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng (Ví dụ nước ép như liệu pháp nhuận tràng trong táo bón ở các bé - Đọc thêm bài viết của tôi về táo bón ngày 9/3/2016)
- Trẻ từ 6 tháng - 7.5 tháng: không khuyến khích dùng, nếu dùng nước ép thì dùng dưới dạng pha loãng 1:3 (1 muỗng nước ép pha với 3 muỗng nước)
- Trẻ từ 7.5 tháng tuổi - 1 tuổi: có thể dùng nước ép không cần pha loãng. Nhưng giới hạn dưới 80ml/ngày, tuần không quá 3 ngày
- Trẻ 1-6 tuổi, giới hạn dưới 110-160ml/ngày, tuần không quá 4 ngày
Nguồn tham khảo:
- Sổ tay ăn dặm của mẹ
- Ăn dặm kiểu Nhật
- Làm mẹ không áp lực
- Nuôi con không phải là cuộc chiến