Biếng ăn sinh lý là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

Biếng ăn sinh lý là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

13/04/2020 10:04
Hiện tượng biếng ăn ở trẻ nhỏ hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và được phân loại thành 3 dạng chính là : biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý.

Trong các loại biếng ăn trên biếng ăn sinh lý là tình trạng biếng ăn phổ biến nhất hiện nay, hãy cùng tìm hiểu biếng ăn sinh lý là gì, nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ nhé!

biếng ăn sinh lý là gì

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là một loại biếng ăn phổ biến hiện nay ở trẻ nhỏ, biếng ăn sinh lý thường xảy ra khi có sự thay đổi, vận động của cơ thể, sự phát triển mới hoặc biến đổi về thể chất ở trẻ nhỏ như : tập lẫy, ăn dặm, tập bò, mọc răng, tập đi,…

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài từ 1 – 3 tuần, trẻ mải tập trung cho sự phát triển của cơ thể nên sẽ lười ăn, bỏ bú, tuy nhiên việc này thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Biểu hiện và các thời kỳ biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

Biểu hiện thường gặp khi trẻ biếng ăn sinh lý

Thông thường các biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý bố mẹ có thể dễ dàng quan sát được như :

  • Bé tự nhiên lảng tránh hoặc từ chối ăn, từ chối bú. Lượng ăn và số bữa ăn trong ngày bị giảm sút so với các thời điểm trước của bé.

  • Bé hay ngậm thức ăn trong miệng lâu và không chịu nuốt

  • Bé hay quấy khóc, phun thức ăn khiến bữa ăn thường kéo dài

  • Bé không đòi ăn mà chỉ thích chơi, vận động cơ thể theo từng thời kỳ biếng ăn khác nhau.

  • Thời điểm biếng ăn sinh lý bé thường không tăng cân, đôi khi sút cân nhẹ so với giai đoạn trước.

  • Đối với các bé trên 1 tuổi đôi khi bé biết cách giả vờ, nũng nịu,… để trốn tránh bữa ăn

Những thay đổi tâm sinh lý thường thấy ở trẻ nhỏ:

  • Ăn ít, biếng ăn hơn

  • Trẻ ngủ ít, tỉnh giấc rồi thức nhiều hơn

  • Trẻ hay cáu kỉnh, không hài lòng dù mọi người cố gắng rất nhiều theo thay đổi của trẻ

  • Trẻ khóc nhiều hơn

  • Trẻ bám mẹ, nhiễu mẹ nhiều hơn

bé biếng ăn sinh lý
Giai đoạn biếng ăn sinh lý, trẻ nhiễu mẹ và quấy khóc nhiều hơn

Các thời kỳ biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

Tuần khủng hoảng (hay Wonder Week) là một cách mô tả chính xác các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ nhỏ. Có những giai đoạn khi tất cả các bé đều phát triển nhanh chóng và trải qua sự thay đổi lớn về tinh thần. Thật bất ngờ là biếng ăn sinh lý ở trẻ khá tương đồng với các tuần khủng hoảng ở trẻ nhỏ, vì vậy dựa trên tuần khủng hoảng bố mẹ có thể đoán trước được sự thay đổi tâm lý, thể chất của trẻ. Các tuần biếng ăn sinh lý của trẻ tương đồng với Wonder Week như sau :

  • 4 – 5  tuần - 1 tháng

  • 8 tuần - 2 tháng

  • 12 tuần - 3 tháng

  • 19 tuần - 4 tháng 3 tuần

  • 26 tuần - 6 tháng 2 tuần

  • 37 tuần - 9 tháng 1 tuần

  • 46 tuần - 11 tháng rưỡi

  • 55 tuần - 13 tháng 3 tuần

  • 64 tuần - 16 tháng

  • 75 tuần - 18 tháng 3 tuần

Cách khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

Khi trẻ biếng ăn, ăn ít đi khiến bố mẹ rất lo lắng, vì vậy hãy cố gắng chế biến các món ăn phù hợp với từng giai đoạn của con để giúp trẻ có thêm niềm vui ăn uống trong các giai đoạn này.

  • Trẻ đang bú mẹ : Cố gắng chia thời gian các cữ cho bé bú từng chút một, cố gắng tạo tâm lý thoải mái cho bé.

  • Trẻ tập ăn dặm: Nên chế biến cho bé các món cháo, thức ăn xay nhuyễn, củ quả dễ ăn để trẻ dễ nuốt và hấp thụ tốt.

  • Trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi: Mẹ có thể cho bé ăn cháo, ăn cơm và thức ăn được nấu mềm, thịt băm… Lưu ý, thức ăn cần được chế biến mềm hơn để con dễ nhai và nuốt.

  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên mẹ có thể cho bé ăn các thức ăn như các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên tùy vào khẩu vị của trẻ mà chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị, sở thích của trẻ hơn.

trẻ biếng ăn sinh lý
Giai đoạn này trẻ rất lười ăn, nên cần xây dựng thực đơn và chế biến đa dạng giúp bé ăn ngon hơn

Như đã giải thích về biếng ăn sinh lý trùng với các tuần khủng hoảng của trẻ nhỏ, đây chỉ là hiện tượng phát triển bình thường, bố mẹ không nên quá nóng vội mà hãy chú ý một số lưu ý sau:

  • Không vội dùng thuốc biếng ăn cho trẻ 

  • Khi trẻ biếng ăn mẹ cần theo dõi tình trạng trong một vài ngày và thử các phương pháp khắc phục tự nhiên trước khi tìm đến thuốc kích thích.

  • Nếu sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ và dùng theo chỉ dẫn để đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, không ép con ăn

  • Trẻ nhỏ thường không thể ăn nhiều trong một bữa, vì vậy nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa mỗi ngày để con ăn hết khẩu phần ăn tiêu chuẩn.

  • Đồng thời mẹ không nên ép con ăn nếu con không đói vì sẽ khiến bé hình thành tâm lý sợ ăn về sau.

  • Tạo thực đơn ăn dặm đa dạng, bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Một món ăn nếu ăn 1 lần thì sẽ ngon nhưng nếu ăn liên tục thì hẳn sẽ gây ra cảm giác ngán hoặc chán. Điều này không chỉ đúng với người lớn mà đối với trẻ nhỏ cũng vậy.

Vì vậy mẹ nên bổ sung thêm nhiều món ăn mới và thực đơn thường xuyên để đa dạng món ăn và sự lựa chọn cho trẻ. Tuy nhiên các món ăn mới bổ sung vào thực đơn của trẻ vẫn phải đảm bảo đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ.

Trang trí món ăn đẹp mắt

Trang trí món ăn đẹp mắt sẽ giúp món ăn có hình thức hấp dẫn, kích thích vị giác và làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn. Vì vậy ngoài thời gian chế biến món ăn cho con mẹ nên dành thêm một chút thời gian nữa để trang trí món ăn đẹp mắt hơn sẽ giúp trẻ thích thú với món ăn mẹ nấu hơn.

Mẹ có thể trang trí món ăn hình cây cối, hoa lá hay hình những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu cũng sẽ giúp bé yêu thích món ăn của mẹ hơn.

Cho trẻ ăn thức ăn dễ nuốt

Đối với trẻ nhỏ việc chế biến thức ăn rất quan trọng. Thức ăn dành cho trẻ thường không được quá cứng, không có xương để trẻ dễ nuốt. Đối với trẻ đang ăn dặm thì mẹ nên sử dụng thức ăn xay nhuyễn hoặc thức ăn dạng bột.

Tuy nhiên khi trẻ lớn hơn, khoảng 9 tháng tuổi thì nên chuyển từ thức ăn xay sang thức ăn băm nhỏ và thức ăn có thể cứng hơn, to hơn dần theo sự phát triển của con.

Chú ý cách nêm nếm gia vị

Với mỗi độ tuổi khác nhau trẻ có nhu cầu và khả năng thích ứng với đồ ăn khác nhau, do đó việc nêm gia vị hay sử dụng dầu ăn cần phù hợp với từng độ tuổi để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Nếu nêm gia vị vào món ăn quá sớm có thể gây rối loạn vị giác, góp phần làm biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra việc dư thừa muối, đường cũng ảnh hưởng đến thận và các vấn đề sức khỏe của trẻ. Việc cho nhiều dầu ăn vào món ăn cũng sẽ làm cấu trúc món ăn trở nên quá nhiều dầu mỡ, vừa làm cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng, vừa gây đầy bụng hoặc thừa cân, béo phì cho trẻ nhỏ.

Nếu bố mẹ còn bất cứ thắc mắc gì về biếng ăn ở trẻ nhỏ, hãy INBOX cho ăn dặm 3in1 để tham gia khóa học ăn dặm của chúng tớ để hiểu hơn và biết cách khắc phục biếng ăn ở trẻ nhỏ nhé!

Tin liên quan

Thong ke

Video