Để đảm bảo cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, chế độ ăn của trẻ nhỏ cần được đáp ứng đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu chất bột đường lấy từ các hạt ngũ cốc, gạo,..; chất đạm lấy từ thịt động vật, các loại đậu; chất béo lấy từ dầu ăn,...; thì vitamin và khoáng chất lấy từ các loại rau củ quả sử dụng hàng ngày.
Với mỗi nhóm chất lại có những đóng góp tích cực khác nhau cho sự phát triển của cơ thể, nguồn vitamin và khoáng chất được lấy từ rau xanh giúp cơ thể trẻ nhỏ phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ, đồng thời chất xơ có trong rau xanh giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ hoạt động trơn tru hơn, khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, trong rau củ quả còn cung cấp nước, các khoáng chất, các vitamin tốt cho cơ thể như vitamin A, Vitamin C, Kali, nhóm Vitamin B,...giúp xây dựng và phát triển các tế bào mô trong cơ thể.
Bởi vậy, bố mẹ cần đa dạng chế độ ăn và giới thiệu rau xanh ngay từ khi mới bắt đầu cho bé tập ăn dặm, để con có hành vi, cách ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Chế độ ăn rau củ quả của trẻ nên được thiết kế đa dạng với nhiều loại khác nhau từ màu sắc cho tới hương vị.
Màu trắng: củ cải, hành tây, su hào, súp lơ trắng,...
Màu cam: cà rốt, bí đỏ, …. đây là thực phẩm giàu beta- carotene giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Màu xanh: Súp lơ xanh, cải bó xôi, các loại rau cải, bí ngòi,...
Màu đỏ: cà chua, gấc, củ dền đỏ
Màu tím: cải bắp tím, cà tím,....
Dưới đây, Ăn dặm 3in1 sẽ giới thiệu chi tiết công dụng của các loại rau củ quả tốt cho bé ăn dặm.
Rau ngót là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt, rau ngót có chứa đa dạng các loại vitamin như: vitamin C, vitamin nhóm B, chất đạm,... Các khoáng chất này khi đi vào cơ thể giúp trẻ nhỏ nâng cao sức đề kháng và có thể ngăn ngừa một số bệnh tật.
Cách chế biến rau ngót cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần nhặt lá loại bỏ lá sâu hư hỏng rồi rửa sạch. Đối với các bạn nhỏ mới tập ăn dặm rau ngót đem xay nhuyễn trộn cùng với cháo, các bạn đã ăn thô tốt thì có thể nấu canh thịt bằm rau ngót ăn cùng cơm.
Súp lơ hay bông cải xanh là một trong những loại rau được khuyến nghị dùng cho trẻ bắt đầu ăn dặm bởi súp lơ không chỉ dễ ăn mà còn chứa nhiều các loại vitamin C, A, K,... và các khoáng chất như: chất xơ, sắt, canxi, omega-3… với hương thơm hấp dẫn, súp lơ là loại thực phẩm được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích.
Ngoài ra, súp lơ còn được biết đến với công dụng làm giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng ở trẻ nhỏ, nên khi đưa súp lơ cho trẻ ăn dặm bạn hoàn toàn yên tâm về giá trị dinh dưỡng cũng như độ ăn toàn thực phẩm.
Để chế biến súp lơ cho bé ăn dặm đối với các bé ăn BLW bạn luộc trực tiếp cho bé ăn, cách còn lại bạn xay nhỏ rồi trộn chung với cháo cho bé ăn dặm.
Cũng tương tự như súp lơ rau cải bó xôi là loại rau xanh được khuyến khích dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Rau cải bó xôi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, sắt, mangan và nhiều khoáng chất khác,...
Rau cải bó xôi, bạn có thể xay ra lọc lấy nước làm nước màu cho cơm hoặc bánh cho bé, phần bã có thể kết hợp cùng các loại thịt nấu cháo cho bé.
Xem thêm: Lợi ích và các món ăn ngon cho trẻ được chế biến từ cải bó xôi
Bắp cải rất giàu hàm lượng vitamin A, C và chất xơ, và một số khoáng chất như canxi, sắt,... Bắp cải rất dễ ăn bởi vị ngọt tự nhiên, tính mát lành của nước rau. Bổ sung bắp cải vào thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Với bắp cải bạn có thể kết hợp cùng một số rau củ khác làm nước dùng, xay nhỏ bắp cải nấu cháo, nấu súp, nấu canh cho bé ăn dặm.
Rau mùi là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C, chất xơ, protein dồi dào. Tuy nhiên, do mùi đặc trưng của loại rau này nên khi tập cho bé ăn dặm chỉ cần cho một chút trước. Ngoài ra, phần rễ của rau mùi bạn có thể tận dụng để kết hợp cùng các loại rau củ khác nấu nước dùng dashi cho bé.
Xem thêm: Học cách hiểu về thời gian sử dụng các loại thực phẩm cho bé cùng Ăn dặm 3in1
Các loại đậu như: đậu nành, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ,… là những loại hạt vô cùng dễ ăn và bổ dưỡng. Các loại đậu này là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất những loại hạt mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé.
Với các loại đậu này bạn có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau như: cháo, súp, chè hoặc làm sữa hạt cho bé.
Cà rốt (dẫn link sang bài cà rốt) là nguyên liệu đã quá quen thuộc với bữa cơm trong gia đình. Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A giúp duy trì một đôi mắt sáng khỏe, hạn chế, khắc phục chứng quáng gà, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Cũng như các loại rau củ khác bạn có thể xay nhuyễn nấu cháo hoặc cắt luộc trực tiếp cho bé ăn dặm.
Bí đỏ giàu tinh bột, vitamin C, vitamin A và các vitamin nhóm B,.. đây là những dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều trị các bệnh về giun sán cho trẻ.
Bí đỏ bạn có thể dùng để nấu cháo, làm bánh, làm súp, làm sữa dùng cho bé, có rất nhiều món ăn mà bạn có thể chế biến từ bí đỏ.
Bí ngòi cũng là một loại thực phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng sử dụng cho trẻ tập ăn dặm vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao và cực kỳ dễ ăn. Trong bí ngòi không chỉ chứa vitamin C, A, B mà còn giàu chất xơ điều này giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch non nớt của trẻ.
Với bí ngòi bạn có thể chế biến các món ăn như súp bí ngòi bơ cà chua, bí ngòi nhồi thịt hấp,....
Cà tím chứa nhiều vitamin K và A, chất xơ, chất béo rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Với cà tím bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 8-10 tháng tuổi. Với cà tím bạn có thể hấp chín hoặc xào nhuyễn thành món ngon cho bé.
Củ cải trắng là một trong những thực phẩm không nên bỏ qua khi giới thiệu cho bé ăn dặm, trong củ cải trắng có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin C, canxi, protid,... Đặc biệt, củ cải trắng còn giúp khắc phục các tình trạng như sổ mũi, ho, đờm cho các bạn nhỏ vào thời tiết mùa đông.
Với củ cải trắng bạn có thể nấu nước dùng rau củ cho bé, nấu cháo hoặc làm thịt nhồi củ cải hấp,...
Khoai tây là một loại củ dễ ăn, dễ tiêu hóa giàu dưỡng chất có thể kế đến như; vitamin C, nhóm Vitamin B (B1, B2, B12,...), sắt, canxi,... Ngoài ra khoai tây cũng rất dễ mua, dễ chế biến thành các món ăn dặm thơm ngon cho trẻ.
Với các bạn nhỏ mới tập ăn dặm, bạn chỉ cần hấp chín rồi nghiền khoai tây trộn cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức là đã có một bữa tập ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng.
Ớt chuông là một trong thực phẩm phẩm được sử dụng nhiều cho bé tập ăn dặm, nhất là các bạn tập ăn dặm theo phương pháp BLW.
Với ớt chuông bạn chỉ cần thái đem luộc/hấp chín cùng một số rau củ khác là đã có một đĩa rau củ luộc cho bé tập ăn dặm rồi.
Cà chua là một loại thực phẩm ăn dặm tuyệt vời cho bé bởi hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào trong cà chua như canxi, kali, sắt và vitamin A.
Để chế biến cà chua cho bé ăn dặm bạn có thể nấu cháo cà chua kết hợp cùng một số loại thịt, xay ra cà chua làm sốt ăn cùng một số món ăn khác.
Táo là một trong những loại trái cây tốt dùng cho trẻ ăn dặm, trong táo có chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ lớn rất tốt hệ miễn dịch và cho sự phát triển của trẻ.
Bạn có thể sử dụng táo để làm nước ép, táo nghiền cho bé ăn dặm.
Quả lê có vị ngọt thanh, giàu nước, chất xơ, vitamin và một số khoáng chất thiết yếu (kali, đồng) rất tốt cho hệ tiêu hoá cũng như sự phát triển của trẻ.
Một chút nước ép lê kết hợp cùng táo hoặc đào sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Quả chuối được biết đến là thực phẩm giàu kali - đây là khoáng chất giúp ngăn ngừa một số loại bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột, táo bón.
Ngoài ra, khi kết hợp chuối kết hợp cùng một số thực phẩm khác như sữa chua, yến mạch, khoai lang,.... giúp đa dạng món ăn, giúp bé ăn ngon hơn và dễ tăng cân hơn.
Quả mận là thực phẩm giàu vitamin A, C, chất xơ, các chất chống oxy hóa và một số nguyên tố vi lượng, đây là những dưỡng chất giúp trẻ nhỏ tăng cường sức đề kháng, duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Khi cho bé ăn mận bạn có thể cho bé ăn cùng một số thực phẩm khác như lê, chuối,.. để kích thích vị giác và sự thèm ăn ở trẻ. .
Đào là một loại trái cây vô cùng dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin (C, B, A,..), khoáng chất (sắt, kali, canxi,...) đây là những chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.
Cũng tương tự như quả đào, mơ có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất (vitamin A, C, beta-carotene,...), đây là những chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, trong quả mơ có chứa hàm lượng axit nhất định, vì vậy chỉ nên cho bé sử dụng 1 tuần 1 lần với hàm lượng nhỏ.
Trong các loại trái cây, quả bơ được coi là loại trái cây đầu tiên nên giới thiệu khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Trong quả bơ có chứa một hàm lượng chất béo lành mạnh, các loại vitamin, omega 3, chất xơ và một số dưỡng chất khác giúp trẻ hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí não. Với bơ bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc ăn cùng một số thực phẩm khác như sữa chua, xoài, kiwi.
Đây cũng là một loại thực phẩm được khuyến khích dùng khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Với quả kiwi bạn có thể cho bé ăn trực tiếp, xay lấy nước cho bé sử dụng, hoặc kết hợp kiwi cùng trái cây khác làm sữa chua hoa quả cho bé.
Đu đủ là loại trái cây khá quen thuộc với gia đình Việt. Đu đủ có tính mát, lại thơm, ngọt và mềm và màu sắc bắt mắt nên không chỉ dễ ăn mà còn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ.
Với đu đủ bạn có thể thành sinh tố hoặc để nguyên miếng cho bé ăn dặm.
Dưa hấu là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất xơ và vitamin C cao, dưa hấu có tính mát, màu sắc bắt mắt nên rất dễ ăn và được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích.
Với dưa hấu bạn chỉ cần bỏ vỏ, bỏ hạt cho bé ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố/ nước ép cho bé.
Để học thêm nhiều công thức và thực đơn chế biến các món sinh tố, bánh cho bữa phụ ăn dặm của con, bạn hãy tham khảo khóa học ăn dặm 3in1 online từ FamiEdu để cùng học hàng trăm công thức kèm video hướng dẫn chi tiết cách chế biến.
1 LẦN HỌC - CON ĐƯỢC ĂN NGON TRỌN ĐỜI