Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có nhiều nhất trong một thực phẩm nào đó mà các nhà khoa học chia ra thành 4 nhóm thực phẩm chính:
1. Nhóm chất bột đường (gluxit), có trong gạo, bột mì, ngũ cốc.... Nhóm chất bột đường có chức năng quan trọng nhất là cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra cũng góp phần tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chát xơ...
2. Nhóm chất béo (lipit), có trong dầu, mỡ, bơ...
3. Nhóm chất đạm (protein), có trong thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc vừng... Nhóm chất đạm là nguyên liệu chính xây dựng tế bào, các cơ, xương, là nguyên liệu cho việc sản sinh các dịch tiêu hóa, men, hooc môn, các kháng thể...Ngoài ra chất đạm cũng giúp vận chuyển các dưỡng chất và cung cấp năng lượng.
4. Nhóm vitamin và khoáng chất, có trong rau, củ, quả, thực phẩm từ động vật. .Nhóm vitamin và khoáng chất giúp duy trì chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể, ví như dầu nhớt để một cỗ máy chạy trơn tru. Đây còn gọi là nhóm chất dinh dưỡng vi lượng, hoặc vi chất dinh dưỡng, những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, tính bằng miligam hay nhỏ hơn, nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong các quá trình sinh học của cơ thể
Các vi chất quan trọng gồm các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, vitamin D..., các khoáng chất canxi, magie, clo, phốt pho, kali, natri, sắt, kẽm. Ví dụ sắt là thành phần của huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy và hô hấp tế bào, canxi giúp xây dựng bộ xương, vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng, vitamin D giúp hấp thu canxi và phốt pho, vitamin C bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu, các vitamin nhóm B giúp cơ thể tạo năng lượng từ thức ăn.
Mẹ có thể thấy, hầu hết các bé sẽ có lúc biếng ăn, không ăn đủ các nhóm chất trong 1 bữa ăn mà mẹ chuẩn bị. Vậy thì mẹ có nên lo lắng không? Thật ra, bữa này bé ăn nhiều đạm, thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ ... Nhất là trong giai đoạn con biếng ăn. Sao cho trong trong vòng 2 – 3 ngày, 1 tuần thậm chí 1 tháng bé nạp vào người đủ các nhóm chất.
Một bữa ăn của bé cần có đủ các nhóm chất:
- Tinh bột: gạo, bánh mì, mì, bún, nui, phở, các loại khoai như khoai tây ...
- Đạm: đậu hũ, cá, trứng, thịt gà, thịt heo, thịt bò, hải sản, các loại đậu, sữa chua, phô mai...
- Vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả, trái cây... Nếu trong 1 bữa bé không ăn được rau, thì có thể thay bằng bữa trái cây cho bé.
- Chất béo: Bơ, sốt mayonaise, dầu ăn, mỡ cá/thịt (hạn chế ở những giai đoạn đầu vì khó tiêu, và bé nên ăn mỡ cá)
Một điều mẹ cần chú ý là: trong tài liệu ăn dặm kiểu Nhật chính thống, các mẹ sẽ không thấy nhắc tới nhóm chất béo. Vấn đề có thêm chất béo vào thức ăn của con không thật ra còn nhiều bàn cãi, ở mỗi nước mỗi khác.
Tuy nhiên việc mẹ thêm hay không thêm dầu ăn thì cũng không phải vấn đề quá trầm trọng, nên đó là tùy quan điểm từng mẹ nhé! Nếu để làm ông bà thoải mái hơn, mẹ có thể cho 1 tí dầu ăn. Với những thông tin trên, Ăn dặm 3in1 tin rằng đó là những kiến thức hữu ích giúp mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ.
Tham gia cộng đồng của Ăn dặm 3in1(Ăn dặm từ trái tim) để cùng học, cùng chia sẻ thật nhiều kiến thức bổ ích về ăn dặm và cách chăm sóc nuôi dạy con cái.