Vì sao con khóc? Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh

Vì sao con khóc? Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh

08/05/2018 14:05
Khi con chào đời, âm thanh đánh dấu sự hiện diện của con là tiếng khóc. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh để đưa không khí vào phổi, là sự đánh dấu chấm dứt giai đoạn con ăn và thở gián tiếp - nhờ mẹ thông qua cuống rốn trong bào thai.

Tại sao trẻ khóc? Cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu và giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh.

Tại sao trẻ sơ sinh khóc?

Trẻ sơ sinh hoạt động cực kỳ bản năng, trẻ chưa biết cách “làm khách” hay “xã giao” nên khi có chuyện không ổn, lập tức trẻ sẽ khóa lên tiếng để báo hiệu các vấn đề của trẻ với mọi người xung quanh.

Tiếng khóc là cách giao tiếp duy nhất của trẻ, hay nói cách khác, trẻ sơ sinh khóc là chuyện bình thường và tất yếu ở trẻ nhỏ. Tuỳ theo tính khí của từng đứa trẻ mà có trẻ khóc nhiều có trẻ khóc ít hơn, trung bình một bé sơ sinh khóc khoảng 1,5h/ngày (dù cha mẹ có đáp ứng hết mọi nhu cầu của bé).

Khi trong thời kì bản năng động vật mạnh (3 tháng đầu), bé có thể đưa ra các tín hiệu rất rõ ràng theo từng cử chỉ của cơ thể và từng dạng tiếng khóc khác nhau. Tuy nhiên, nếu không được đáp ứng chính xác hoặc cha mẹ lờ đi (5-7 loại tín hiệu kiểu khóc cha mẹ qui chung là đói và cả vú cho miệng em) thì khả năng ra tín hiệu này sẽ biến mất, và tất cả các giao tiếp của trẻ sẽ chỉ là tiếng “Khóc to”.

Trong những tháng đầu đời của trẻ, bằng việc quan sát cử động cơ thể và giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh cùng với các thông tin về môi trường xung quanh bé, chính cha mẹ sẽ trở thành “chuyên gia” trong việc hiểu và kết nối giao tiếp với con mình, như thể bạn học thêm ngoại ngữ mới: tai mắt kỳ diệu có thể nghe và hiểu được ngôn ngữ của trẻ thơ.

Giải mã tiếng khóc trẻ sơ sinh
(Ngôn ngữ đầu tiên lúc chào đời là tiếng khóc)

Tại sao cần giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh?

Khi nói về tiếng khóc của trẻ dưới 6 tháng, Tracy Hogg, tác giả của cuốn sách nổi tiếng BabyWhisperer với hàng triệu bản bán ở trên 153 nước trên thế giới có bộc lộ: “Cha mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi biết rằng con khóc mang tính chất phản xạ nhiều và con sẽ ít nhớ về nguyên nhân thực sự gây con khóc, hay cảm giác đau.

Nhân tố quan trọng nhất là phản ứng của cha mẹ trước tiếng trẻ sơ sinh khóc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha mẹ hiểu và phản ứng phù hợp đúng với từng kiểu khóc của con, trẻ sẽ nhẹ nhàng chuyển sang kiểu giao tiếp mà các nhà nghiên cứu này vẫn gọi là “giao tiếp không tiếng khóc” (khoảng giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 16).

Ngược lại, nếu bố mẹ lờ đi tiếng trẻ sơ sinh khóc thì bắt đầu vào tháng thứ 4 bé sẽ mất hết bản năng này và tất cả các thông điệp dồn lại thành một tín hiệu khóc duy nhất. Trong trường hợp này bố mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải mã tiếng khóc của con.

Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh
(Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh là cách để bố mẹ hiểu trẻ hơn)

Ý nghĩa của tiếng trẻ sơ sinh khóc

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên cách tốt nhất để giao tiếp với người xung quanh chính là tiếng khóc. Dưới đây là một số trường hợp, mong muốn khi trẻ sơ sinh khóc:

1.Con mệt, con quá mệt cần đi ngủ

Tín hiệu sớm của việc bé đã mệt là khi bé giảm hoạt động, giảm sự hứng thú đến mọi thứ xung quanh, im lặng, nhìn vào một điểm, thậm chí có bé mắt còn hơi lác. Bé dụi mắt, giật tai, và hiển nhiên nhất là biểu hiện "ngáp". Nếu mọi người nhìn thấy biểu hiện này trước hoặc kèm tiếng trẻ sơ sinh khóc, thì đây là biểu hiện trẻ đã quá buồn ngủ..

Các bé mệt – quá mệt thường nháy mắt, dụi mắt, miệng mút môi (phản xạ tự trấn an bằng mút, mà rất hay bị hiểu nhầm là con rúc, đói, đòi ăn). Và nếu không được đưa vào giường ngủ, con sẽ có biểu hiện chân giật, tay chân khuya loạn xạ, ưỡn lưng, tay có thể cào mặt, má hoặc tai. Nếu con đang được bế thì sẽ thấy con giãy dụa như muốn thoát ra, đầu gục về phía mẹ. Mặt con có thể đỏ dần lên nếu con bắt đầu khóc to.

Tiếng trẻ sơ sinh khóc khi bị mệt thường bắt đầu bằng tiếng hậm hực không đều nhịp, sau đó vỡ ra một tiếng khóc quá mệt: 3 nhịp hự hự sau đó là khóc to, ngừng 2 nhịp thở ngắn và lại tiếp tục khóc to hơn và có lâu hơn chút. Thường nếu không can thiệp, trẻ sơ sinh khóc một lúc và lăn ra ngủ.

Trong tất cả các loại tiếng trẻ sơ sinh khóc, khóc vì mệt là tiếng khóc dễ bị hiểu nhầm là khóc do đói nhất. Vì thế cha mẹ cần quan sát và lưu ý thật kỹ các biểu hiện của con để không phản ứng nhầm. Thường bé khóc mệt sau khi được chơi, tập thể dục hay “nói chuyện” với người lớn. Việc bé uốn éo rất dễ bị hiểu nhầm là bị colic (cảm giác đau - khó chịu).

giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh
(Giải pháp khi trẻ sơ sinh khóc vì mệt là cho trẻ đi ngủ)

2. Con quá tải thần kinh, con bị quá kích thích - con cần giảm tải. 

Nếu môi trường xung quanh bé quá ồn ào, tất cả mọi người đều tìm cách thu hút sự chú ý của bé, gọi bé ú oà, nào lắc xúc xắc, nào hộp nhạc bật hết cỡ. Bé bỗng nhiên quay đầu đi hoặc nhắm mắt lại và trẻ khóc, việc trẻ sơ sinh khóc này là tiếng khóc báo hiệu trẻ quá mệt.

Để giúp trẻ trấn tĩnh và hết khóc, người lớn cần đưa bé sang một môi trường khác, giữ chặt và ôm chặt bé.

3. Con chán con cần đi chơi

Trong các trường hợp trẻ đã ngồi hoặc nằm quá lâu, trẻ sẽ khóc để đòi người lớn thay đổi tư thế, đổi vị trí để trẻ không chán. Trường hợp này trẻ sơ sinh khóc rất nhỏ hoặc đơn giản chỉ âm ỉ một chút.

Để giúp bé bố mẹ có thể quay lại ghế cho trẻ, sửa tư thế, cho trẻ nhìn vật mới, cho trẻ cầm thứ gì đó. Nếu những điều trên không làm bé ngừng rên rỉ, có thể bé mệt và sẵn sàng được đưa vào giấc ngủ ngày.

4. Con đau, con đầy bụng hãy giúp con ợ hơi. 

Tiếng khóc bất ngờ, cao vun vút không thể lẫn đi đâu được, tương tự như tiếng ré lên của người lớn hoặc trẻ em khi bị đau. Trẻ sơ sinh khóc rất to và dai, liên tục tưởng chừng như đứt thở. Ngừng một nhịp ngắn để thở và lại tiếp tục khóc ở âm vực rất cao.

Toàn bộ cơ thể của bé tự nhiên trở nên căng thẳng và co cứng lại và điều này càng làm con đau đớn hơn, vòng luẩn quẩn con không thể thoát ra được vì con không thể ợ được hơi hay đánh rắm cho hơi thoát ra khỏi cơ thể, con có thể kéo đầu gối về phía bụng, nhăn mặt như cử chỉ của đau đớn.

Khi trẻ sơ sinh khóc vì đau đớn hay đầy bụng, bố mẹ cần kiểm tra nhiệt độ, thậm chí kiểm tra dưới lớp da xem nơi gây bé đau đớn (trong trường hợp bé bị hăm, đau đớn từ phần hạ bộ hay va đập), và cha mẹ cần ợ hơi cho bé kỹ, nếu nghi ngờ bé bị đầy hơi.

5. Con không thoải mái (ướt bỉm), con quá nóng, quá lạnh 

Một số trường hợp, biểu hiện của trẻ sơ sinh khóc khi không thoải mái :

  • Cơ thể trẻ uốn éo, ưỡn lưng ra phía trước

  • Nếu trẻ lạnh môi run rẩy, nổi da gà và điều dễ nhận ra hơn là tiếng trẻ sơ sinh khóc rất to

  • Nếu trẻ nóng, tiếng khóc của trẻ có phần giận dữ và hổn hển. Mặt trẻ đỏ, nhiều mồ hôi, có thể thở hổn hển không thành nhịp đều, có thể thấy các chấm đỏ trên mặc và phần thân trên.

  • Nếu trẻ sốt, tiếng trẻ sơ sinh khóc giống với khóc vì đau đớn, da khô. Khi trẻ quá nóng, cha mẹ có thể cởi bớt quần áo, tắm nước mát (33-35 độ) và đặt trẻ ở nơi thoáng gió hơn.

Lưu ý: Những ngày hè nóng, nhiệt độ trong ô-tô đang đỗ và không bật điều hoà tăng 20 độ trong vòng 10 phút. Vì thế dù vội đến đâu, bố mẹ cũng không bao giờ được để trẻ em trong ô tô đang đỗ (không bật điều hòa) khi trời nắng, kể cả có kéo kính xuống trẻ có thể gặp nguy hiểm khi bị quá nóng, dù chỉ trong thời gian ngắn 5 - 10 phút.

giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh
(Bố mẹ cần quan sát và giúp trẻ giải quyết vấn đề này)

6. Con ốm - sốt. 

Tiếng trẻ sơ sinh khóc thường yếu ớt, da khô, mệt mỏi. Lúc này cha mẹ cần có sự trợ giúp y tế từ các bác sỹ hoặc thực hiện các biện pháp sơ cứu thông thường.

7. Con "tuyệt vọng", con cô đơn, con sợ, con lo lắng. 

Một số biểu hiện mà bố mẹ có thể quan sát được trong các trương hợp này cụ thể :

  • Đưa tay vào miệng, cố nắm đồ chơi, nếu không thực hiện được trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và giân dữ

  • Trẻ thích cảm giác ngủ trên ti mẹ, được âu yếm và không thích ở một mình, trẻ cần cảm giác ấm áp từ vòng tay và ngủ thật ngon.

  • Khi được người lạ bế, trẻ sơ sinh khóc, trẻ đang chơi vui vẻ sẽ chuyển sang cảm giác sợ hãi, lạ lẫm. Trẻ cần được bố mẹ, người thân bế và ôm ấp.

8. Con đói - hãy cho con ăn 

Khi đói trẻ sẽ có các biểu hiện dễ quan sát như liếm môi và sau đó là rúc tìm ti: bé đẩy lưỡi ra ngoài và quay đầu trái phải, kéo tay về phía miệng. Tiếng trẻ sơ sinh khóc vì đói thường bắt đầu bằng một vài tiếng hự hự sâu từ trong cổ họng, và sau đó nhanh chóng chuyển sang tiếng khóc. Sau đó khóc đều hơn, oa oa oa, theo nhịp.

Cách tốt nhất để xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc có phải là vì đói hay không là xem lại xem bữa trước con bú là lúc nào. Theo Ăn dặm 3in1 bố mẹ nên tạo một lịch sinh hoạt phù hợp cho trẻ để tiện theo dõi cũng như tạo các bữa ăn phù hợp.

9. Con tè, ị

Biểu hiện của trẻ khi buồn tè và ị là người cong uốn éo, co quắp. Nếu như trẻ đang bú thì sẽ ngừng, mặt đỏ, khóc và sau đó đào thải nước tiểu, phân ra ngoài.

Cha mẹ thường hay nhầm lẫn tiếng khóc khi con ị/tè với tín hiệu đói, và thường hoang mang không biết mình đã làm gì sai mà sao con vẫn khóc. Trường hợp này cha mẹ cần kết hợp với một số các động tác thể dục giúp con tiêu hoá thức ăn, ngoài ra chỉ con cách chấp nhận bởi đó là một hoạt động rất bình thường của cơ thể, không thể tránh được và không có gì có thể làm khác ngoài việc để con khóc và thực hiện nhu cầu tự nhiên.

10. Con ăn quá no rồi, đừng bắt con ăn thêm nữa 

Con khóc, thậm chí ngay sau khi ăn. Con có thể nôn trớ thường xuyên. Việc con khóc vì bị ăn quá tải thường diễn ra ở các gia đình mà cha mẹ bị nhầm lẫn các tín hiệu mệt, tín hiệu chơi quá tải thành tín hiệu đói và liên tục cho con ăn trái với nhu cầu tự nhiên.

11. Con bị hội chứng Colic. 

Những bé bị hội chứng Colic thường khóc không sao dỗ nổi trong một thời gian dài vào mỗi ngày, thường vào một khoảng thời gian nhất định, thường vào buổi tối – giờ gà lên chuồng. Một số bé sơ sinh khóc nhiều vào giờ này do hóc môn thay đổi, giờ- quỉ-quái witch-hour.

Các bé bị hội chứng Colic có thể rất ngoan cả ngày, ăn ngủ tốt nhưng cứ đến giờ là khóc không làm gì dỗ nổi. Không có một lí do cụ thể nào giải thích cho hội chứng colic, có giả thiết cho rằng đó là cách trẻ “xả stress” sau một ngày dài với nhiều trải nghiệm và kích thích (hơn so với trong bào thai), và cũng như người lớn, có một số bé có khả năng chịu tải áp lực và kích thích thấp hơn các bé khác. Tin vui là Colic sẽ dần phai nhạt ở 4 tháng và chấm dứt hẳn ở mốc 6 tháng tuổi.

Tin liên quan

Thong ke

Video