Những hậu quả nghiêm trọng khi đánh con

Những hậu quả nghiêm trọng khi đánh con

27/02/2020 10:02
Hành động đánh trẻ nhỏ, quát mắng trẻ nhỏ chỉ làm giảm cơn giận dữ của cha mẹ trong thời điểm nhất định. Nhưng hành động này lại khiến các hậu quả nghiêm trọng đối với tâm sinh lý của trẻ nhỏ.

Dưới đây là bài viết chia sẻ về hậu quả nghiêm trọng khi đánh trẻ từ Bác sĩ Anh Nguyễn, bố mẹ tham khảo để cùng nhận định rõ vấn đề và loại bỏ luôn ý định dùng hành động đánh trẻ để giải tỏa nỗi bực tức. 

Đánh con để lại hậu quả gì

Hôm qua khi đang dự Thánh Lễ trong nhà thờ, tôi vô tình nhìn thấy một người mẹ kéo đứa con trai vào sát tường, vung tay vã vào miệng trẻ liên tiếp nhiều cái, khi đứa trẻ cố khóc lớn hơn thì người mẹ liền dùng tay ghì chặt miệng cậu bé, tay còn lại chỉ vào mặt và nói điều gì đó. Cậu bé như đang phải cố kìm nén cảm xúc và tiếng khóc của mình.

Tôi cảm thấy khó hiểu với hành động của người mẹ này, liệu điều chị đang làm có giúp trẻ hiểu điều trẻ làm là sai. Thật ra cách giáo dục này không giúp trẻ hiểu điều bạn muốn dạy hoặc giúp trẻ làm tốt hơn, cũng không phải công cụ răn đe làm trẻ sợ. mà nó chỉ làm trẻ phát triển sự căm phẫn. Nếu 2 mục đích bạn muốn đều không đạt, mà còn gây ảnh hưởng ngược, tại sao bạn lại làm! Hãy nhớ rằng dạy trẻ không phải bằng cách to tiếng hay vun tay là được. Đừng để cảm xúc dẫn đường cho hành động vô thức của bạn.

Làm sao để dạy trẻ - Làm sao để trẻ ngoan

Theo bác sĩ Anh Nguyễn: "Dạy con ra trò với những hình phạt đánh, mắng chửi" là một cách làm hoàn toàn không khoa học. Trên thực tế, nếu nhìn vào khía cạnh phân tích não bộ, các việc làm trên sẽ ví như 1 "cơn sang chấn động đất" đủ mạnh có thể gây tổn thương 1 phần não bộ. Vết thương hằn trên da thịt bé sẽ lành, vết nứt và sự đứt gãy trong các liên kết tế bào thần kinh ở một vùng nào đó trong não bộ sẽ là khiếm khuyết theo bé cả đời.

Có những khiếm khuyết phát triển thành tự kỉ, overactive (kích động); ám ảnh tự chỉ thị. Những hậu quả này sẽ diễn ra trong bóng tối sau não bộ, và từ từ hiện ra khi bé lớn hơn, lập gia đình. Ví dụ, một bé gái từ nhỏ bị cha ngược đãi, hay say rượu đánh mẹ và bé.

Bé lớn bình thường, học giỏi, thành đạt, nhưng khi lập gia đình, đời sống vợ chồng làm tái hiện lại khoảng khắc bạo hành ngày xưa (do một phần não bộ đứt gẫy và nằm khuất sau hàng năm), cô bé trở nên dễ bất hòa với chồng, và hay gay gắt với con cái. Hậu quả là gia đình tan rã. Nếu nhìn lại con số thống kê khoa học trong 20 năm gần đây, con số tan rã gia đình do có tiền sử bạo hành trong tuổi thơ các bé là con số đáng báo động.

Cách dạy con ngoan- thân thiện với sự phát triển của não bộ

Não trẻ nhỏ là một bức tranh của những mảnh ghép. Đây là một ví dụ mà tôi tin chắc rằng bạn nào cũng từng trải nghiệm, mà mang lại cho bạn 1 chuỗi cung bậc cảm xúc từ THÍCH - TÒ MÒ - NHÀM CHÁN - BỰC NHỌC - BÙNG NỔ. Trong khi đó, trẻ con cũng có cung bậc cảm xúc giống bạn trong vi dụ này, nhưng cung bậc của bé là như thế này: THÍCH 1 - TÒ MÒ - THÍCH 2 - TÒ MÒ - THÍCH 3 - TÒ MÒ -THÍCH 4 -... - THÍCH ĐỦ.

Ví dụ tôi sẽ đưa ra là: Chắc bạn đã từng tò mò hỏi "Tại sao con tôi cứ chạy lòng vòng từ chỗ tôi ngồi đến 1 cái bàn lên 2 bậc thang cười ở đó, rồi chạy xuống cười với tôi một cách thích thú. Ban đầu tôi rất vui vì bé vui, nhưng bé làm cả chục lần như vậy.

Đối với bé, bé vui mỗi lần quay lại vì mỗi lần bé ghép 1 ảnh trong não bộ, do đó mỗi chuỗi quay lại bé cảm thấy vui khác nhau và không nhàm chán. Đối với tôi, tôi thấy hơi chán, mà có vẻ làm phiền những người xung quanh, tôi lo sợ ánh mắt mọi người nhìn tôi và bé kì dị, do đó, tôi ngăn bé làm. Bé vẫn làm, tôi giữ bé lại, bé khóc, đẩy tôi ra. Tôi giận hơn, dùng dằng bé hơn và kết thúc một câu nói " im ngay, về chỗ ngồi, nếu không, đi về nhà ngay ". Bé khóc, tôi bế xốc bé về và còn hăm dọa bé "về nhà sẽ cho ăn roi".

Để những đứa trẻ nhà bạn luôn ngoan ngoan hay thử thay đổi theo cách sau đây:

Cha mẹ có nên nghiêm khắc với trẻ khi trẻ ương bướng không?

Câu trả lời của tôi: Là nên, nhưng không phải theo cách phạt hay mắng. Trả lời trước cuộc họp thường niên của Hội Y Khoa London năm 2014, Gs.Bs. Glaser, BV Great Ormond Street từng nhấn mạnh: Nếu cha mẹ nào nghĩ phạt và la mắng là làm bé ngoan hơn là một suy nghĩ nên bỏ hoặc dừng lại vì nó không khác gì một tội ác, nhưng lại không có tính răn đe hay giáo dục.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi:

Không thể phân biệt đúng sai, do đó cha mẹ đừng cố gắng làm điều này. Cha mẹ nên tạo một chuỗi lập lại 1 cách xử lý để thể hiện điều cha mẹ không muốn và muốn trẻ làm vì não trẻ là bức tranh ghép. Mỗi ngày một ảnh ghép lại, đến khi ghép đủ 1 bức tranh thì trẻ sẽ phản ứng. Điều này là cho trẻ hiểu được điều mà cha mẹ hài lòng và không hài lòng. Trẻ sẽ ngoan hơn. Các bài viết trước, tôi đã đưa ra rất nhiều phương pháp "để trẻ ngoan mà không vũ lực".

Đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi:

Trẻ có thể hiểu đúng sai. Bạn nên giải thích mỗi lần bé làm sai và ngăn việc bé làm sai bằng cách đưa bé ra khỏi khu vực bé đang làm sai. Nếu bé khóc thì để bé khóc, bạn hãy đi làm một việc khác. Khi bé bình tĩnh hơn, bạn hãy cho bé biết điều bé làm sai và tại sao bạn không đồng ý.

Đối với các bé "cứng đầu", bạn đừng tranh cãi hay cố giải thích khi bé cứng đầu. Bạn nên im lặng, và cho bé "chỉ lệnh" về thời gian kết thúc (Time-out) để bé suy nghĩ đến việc kết thúc hành động nào đó. Sau đó, cho bé sự lựa chọn để bé có thời gian lựa chọn. Hãy luôn cho bé thời gian giải thích và lựa chọn, và nếu sự lựa chọn bắt đầu khó kết thúc, hãy kết thúc bằng chỉ lệnh TIME-OUT.

VÍ DỤ: Con có 5 phút nữa để dẹp đồ chơi, bây giờ con nên sắp xếp chơi để kết thúc trong 5 phút cuối của con nhé --> Đó là chỉ lệnh TIME-OUT. Khi time-out qua, bạn nên kết thúc trò chơi và hỏi bé muốn dẹp cùng mẹ không. Nếu không, bạn nên đi dẹp đồ chơi.

3 phút - trở thành người bạn tuyệt vời. 

Tôi không trách, cũng không thể cản được lúc bạn giận dữ, lúc bạn mệt nhọc, lúc bạn cảm thấy quá phiền phức với sự ương bướng của trẻ. Nhưng, tôi luôn khuyên: Hãy thoát ra cảm xúc đó bằng cách vứt bỏ tình huống, chạy ra khỏi trẻ chỉ 3 phút, bạn sẽ bình tĩnh hơn. 3 phút bình tâm sau cơn giận dữ là chìa khóa mang đến tương lai của con bạn và là cánh cổng đóng sập lại tội ác bạo hành của bạn lên con mình

Nguồn tham khảo: Bác sĩ Anh Nguyễn

Tin liên quan

Thong ke

Video