Việc bố mẹ nuông chiều con khi con ăn vạ sẽ khiến trẻ dần hình thành thói quen xấu khó bỏ. Nếu những tình huống đó lặp đi lặp lại nhiều lần trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh , không còn nghe lời của người lớn nữa.
Dưới đây là 6 trường hợp chúng ta thường hay bắt gặp trẻ ăn vạ, cùng FamiCook giải quyết từng trường hợp này nhé.
Trường hợp này bố mẹ nên đưa bé và mình vào phòng riêng để bên ngoài không ai liên quan can thiệp vào và trẻ cũng sẽ không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ mọi người xung quanh.
Hãy cho bé vào căn phòng không có đồ vật nguy hiểm, thoáng mát sau đó bố mẹ để yên đó cho bé ngồi, nghịch tùy ý, bố mẹ không nói chuyện hay làm bất cứ điều gì, tuy nhiên vẫn quan sát các hành động của trẻ.
Nếu trẻ không thấy phản kháng từ người lớn quay ra cấu, phá thì bố mẹ cũng mặc kệ trẻ, cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi gập người lại sao cho đầu gói áp sát với mặt, làm như vậy cho tới khi trẻ tự nín, không khóc không phá đồ.
Sau khi con đã khóc đủ và nín bố mẹ đứng dậy đi ra ngoài, coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Bé sẽ tự hiểu và rút kinh nghiệm cho bản thân, chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn thì việc bé ăn vạ sẽ giảm dần và mất hẳn.
Thông thường các bạn nhỏ thường thấy đồ vật lạ, thích thú là sẽ đòi mua bằng được, đặc biệt những lúc cho các bạn đi siêu thị, trung tâm thương mại nơi có vô vàn thứ bắt mắt thu hút trẻ.
Trong trường hợp này nếu bố mẹ chấp thuận mua cho trẻ thì sẽ không sao, tuy nhiên nếu không được đáp ứng trẻ ăn vạ, bé khóc đòi hoặc nằm ngay ra sàn nhà. Những lúc như vậy bố mẹ nên kệ trẻ nằm đó rồi bỏ đi chỗ khác, chú ý quan sát bé từ xa, trẻ nằm đó chán sẽ nhanh chóng chạy theo và đi tìm bố mẹ.
Tình huống này sẽ xảy ra thường xuyên khi cho bé đi chơi, sau vài lần như vậy trẻ sẽ rèn được tính kí luật và không dám đòi hỏi thêm nữa.
Cách dạy trẻ tốt nhất là cho trẻ tập thìa từ lúc 8 tháng tuổi, mẹ kiên nhẫn hướng dẫn bé tập thìa và xúc đồ vật. Như vậy khi trẻ lớn dần bé sẽ có được kỹ năng xúc thức ăn bằng thìa. Hãy đặt thời gian ăn của con, nếu trong khoảng thời gian đó bé chưa ăn hết hoặc không chịu ăn bạn hãy cất hết đi.
Nhiều lần như vậy trẻ sẽ nhận được thông điệp nếu không chịu ăn thì sẽ đói, tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt hay uống sữa vì như vậy trẻ ngang bụng và không thiết tha ăn cơm.
Thực hiện nghiêm chỉnh như vậy bạn sẽ thấy bé nhà mình ăn ngoan hơn sau 1 tuần thực hiện.
Khi cả nhà có việc cần ra ngoài hoặc đơn giản là sáng đi học, trẻ không chịu đi và quay ra ăn vạ khóc lóc.
Trường hợp này bố mẹ chỉ cần giả vờ dọn dẹp đồ đạc, tắt điện (chừa ánh sáng cho bé không sợ hãi) và ra khỏi nhà thật nhanh. Những lúc như này trẻ chắc chắn sẽ chạy ra ngoài theo bố mẹ ngay, lúc này bé vẫn còn đang nức nở nhưng lên xe một lúc thôi là hết hẳn.
Trẻ không chịu nghe lời là những tình huống thường gặp ở trẻ nhỏ, những lúc như vậy bố mẹ nên đưa ra giả thuyết cho trẻ để hướng tới việc lựa chọn.
Ví dụ: Mẹ và con cùng đi đánh răng nhé sau đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe rôi đi ngủ. Hai là nếu con không chịu đánh răng, sâu răng sẽ tấn công và răng con sâu sẽ trở nên xấu xí.
Có một chiêu trò cực kỳ thú vị đó là chơi oắn tù tì. Nếu oắn tù thì ba lần mà bố mẹ thắng con phải nghe lời, thua thì tùy ý con. Người lớn có đủ triêu trò để thắng được 2 hoặc 3 lần chơi. Lúc đó bố mẹ sẽ thấy “kẻ thua” cực kỳ quân tử, sẵn sàng nghe lời chịu thua.
Trẻ con như một tờ giấy trắng, bố mẹ chỉ cho con cái gì con sẽ học rất nhanh và cực kỳ dễ tiếp thu. Biến trẻ trở thành một đứa trẻ ngoan không hề khó. Điều quan trọn là bố mẹ cần có bản lĩnh, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ 1, 2 bữa đói,… cứ như vậy trẻ sẽ được thiết lập thói quen sống lành mạnh, ngoan ngoãn.
Có rất nhiều kiến thức về nuôi dạy con khác nhau tại Ăn dặm 3in1 mà bố mẹ có thể tham khảo trong Nuôi dạy con để giúp bố mẹ trao dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình nuôi dạy con.