Mẹ Hãy Cũng Tìm Hiểu Cách Hấp Rau Củ Cho Bé Ăn Dặm BLW

Mẹ Hãy Cũng Tìm Hiểu Cách Hấp Rau Củ Cho Bé Ăn Dặm BLW

29/05/2023 21:05

Khoảng thời gian đầu tập ăn dặm tự chỉ huy, bé còn chưa quen với việc nhai, nuốt thức ăn thô. Vì nếu chế biến không đúng cách các món ăn dặm BLW, đặc biệt là các loại rau củ ăn kèm, bé không những không thể hấp thụ dưỡng chất từ đồ ăn, mà còn có thể bị nghẹn, hóc đồ ăn. Từ đó có thể gây ra cho bé tâm lý sợ ăn dặm. Vì vậy mẹ hãy học cách hấp rau củ cho bé dễ ăn dặm, thơm ngon mà vẫn giữ lại đầy đủ dưỡng chất của các loại rau củ quả. 

 

Chuẩn bị và làm sạch dụng cụ hấp rau củ cho bé

Thông thường, các bé bước vào giai đoạn tập ăn dặm từ tháng thứ 6. Bố mẹ có thể cho con ăn rau củ hấp, luộc theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Tuy nhiên, các mẹ không nên chỉ nhìn vào số tuổi, mà hãy quan sát sự phát triển của con. Có một số bé chậm ăn thì 6 tháng tuổi vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để nấu rau củ luộc cho bé ăn dặm. Vì thế, mẹ hãy quan sát hành vi xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa, rồi mới đưa ra quyết định nhé. 

Các dụng cụ để hấp rau củ cho bé không cần phải quá cầu kỳ, bố mẹ có thể tận dụng những dụng cụ nấu ăn có sẵn tại nhà như bát, thìa, đũa,... sau đó rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, tránh nhiễm khuẩn. Việc này rất quan trọng vì hệ tiêu hóa của con lúc này rất nhạy cảm, chỉ cần một vấn đề nhỏ xảy ra là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, bố mẹ cũng chú ý không dùng chung dao, thớt cắt thịt sống để thái rau củ mà nên dùng riêng 2 loại chín, sống. Vì điều này có thể làm nhiễm khuẩn chéo, khiến cho cách hấp rau củ cho không còn an toàn vệ sinh.

Chuẩn bị và sơ chế rau củ trước khi nấu

Để hấp rau củ cho bé ăn dặm thơm ngon, dễ ăn thì bước chuẩn bị rau củ rất quan trọng:

  • Lựa chọn các loại rau củ phù hợp với kiểu ăn dặm tự chỉ huy BLW

Ví dụ: bí đỏ, khoai tây, bắp cải, cà rốt, su hào, bầu, súp lơ,… Các loại thực phẩm này nếu biết cách hấp đúng cách thì rất thơm ngon, bé dễ thưởng thức.

Mẹ nên lựa chọn đa dạng thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho con, không nên chỉ dùng 1 loại rau củ nấu liên tục trong nhiều ngày. Nhiều bố mẹ do bận rộn chỉ chế biến 1 kiểu cho bé mà không tham khảo thêm các cách nấu rau củ khác, dẫn đến trẻ chán ăn, thiếu chất, chậm phát triển.

  • Sơ chế rau củ trước khi hấp:

Khi sơ chế rau củ, mẹ loại bỏ những phần không ăn được. Đối với những loại rau xanh, củ quả không ăn được phần vỏ hay cuống, mẹ cần gọt bỏ, tránh để bé ăn phải.

Ngoài ra, rửa sạch rau củ còn giúp loại bỏ các bụi bẩn hay hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

  • Cắt rau củ phù hợp với khả năng ăn dặm của từng bé:

Việc này là rất quan trọng khi tập cho ăn dặm bé tự chỉ huy. Trong quá trình con cầm nắm và nhai thức ăn, nếu kích thước đồ ăn không phù hợp có thể khiến bé không cầm được, hoặc khi ăn vào bé dễ bị hóc, nghẹn.

Tại thời điểm ban đầu, bố mẹ hãy cắt thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng bé. Đây là cách cắt rau củ cho bé ăn dặm BLW các mẹ có thể tham khảo:

+ Bé 6 tháng tuổi: Lúc này bé mới làm quen với thức ăn nên thường dùng cả bàn tay để cầm nắm. Khi cắt rau củ kích thước phù hợp cho bé ăn dặm tự chỉ huy thường dài khoảng 5- 7 cm và rộng 3cm. Khối hình que sẽ hỗ trợ việc ăn của trẻ tốt nhất.

+ Bé trong độ tuổi từ 8- 10 tháng: Lúc này, bé đã quen hơn với việc ăn dặm, bàn tay cũng đã cầm thức ăn linh hoạt hơn. Mẹ nên cách cắt rau củ cho bé ăn dặm BLW phù hợp sẽ là dài 3cm và rộng 2cm. 

+ Bé trên 10 tháng: Kỹ năng nhai, nuốt, cầm nắm đã dần hoàn thiện. Mẹ có thể thái rau củ thành những khối nhỏ hình vuông có kích thước 1 cạnh là 1cm. 

Hấp rau củ cho bé

  • Để giữ hương vị và chất dinh dưỡng tốt nhất khi hấp rau củ cho bé, mẹ nên dùng nồi hấp điện hay hấp cách thủy trên bếp bằng cách cho rau củ vào tô lớn, sau đó đặt trong nồi với lượng nước ngập bằng ⅓ của tô, đậy vung và đun trên lửa nhỏ. 
  • Tùy loại rau củ và cách cắt rau củ dày mỏng, kích thước như thế nào sẽ có thời gian hấp rau củ cho bé khác nhau. Với những miếng nhỏ trung bình khoảng 5- 8 phút, với những miếng rau củ cắt dày sẽ khoảng 10- 15 phút. Mẹ nên linh động trong việc nấu thay vì áp dụng rập khuôn một công thức. 
  • Ngoài việc canh vào thời gian hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW, bố mẹ cũng có thể kiểm tra độ chín của rau củ bằng cách xọc đũa 1 - 2 lần. Hoặc quan sát màu sắc của món ăn. Thường thì khi chín các loại rau củ sẽ đổi màu, có mùi thơm nhẹ.

Cho bé ăn và cách xử lý rau củ đã hấp nếu bé ăn không hết

  • Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy thực hiện các việc sau:

+ Kiểm tra nhiệt độ của món ăn: Sau khi hấp rau củ, bố mẹ không nên cho bé ăn liền vì lúc này đồ ăn còn quá nóng với bé. Bố mẹ hãy gắp ra đĩa, đợi 5 - 10 phút, kiểm tra rau củ luộc cho bé ăn dặm đã nguội chưa rồi mới cho bé ăn để tránh tình trạng bị bỏng.

+ Cho con ăn những loại rau củ con thích: Trong quá trình tập cho bé ăn dặm tự chỉ huy, bố mẹ hãy quan sát xem bé thích những loại rau củ nào để điều chỉnh thực đơn phù hợp. Con thích thì sẽ ăn nhiều hơn, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cao lớn, khỏe mạnh.

+ Hãy tương tác với bé trong bữa ăn: Bữa ăn của bé có diễn ra hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào cách hấp rau củ cho bé, mà yếu tố tương tác với con cũng rất quan trọng. Bố mẹ có thể cho con ngồi chung mâm với gia đình, trò chuyện và làm mẫu để bé bắt chước theo.

  • Sau khi kết thúc bữa ăn, việc xử lý thức ăn thừa, tránh lãng phí cũng là điều các mẹ nên quan tâm. Nếu giữ lại phần thừa rau củ luộc, mẹ hãy chần đồ ăn qua nước nóng, để nguội rồi bỏ vào hộp kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh là có thể giữ được 1- 2 ngày. Việc này giúp bố mẹ tiết kiệm được thời gian hấp rau củ cho bé. Tuy nhiên, nên hạn chế việc này, ăn đồ mới vẫn tốt hơn.

Hãy đăng ký khóa học Ăn dặm tự chỉ huy của Hoàng Cường để giúp con có một quãng thời gian ăn dặm thật là vui vẻ và hạnh phúc.

Tin liên quan

Thong ke

Video