Những nguyên nhân gây mất sữa mẹ và cách khắc phục

Những nguyên nhân gây mất sữa mẹ và cách khắc phục

20/10/2019 20:10

Đa phần chúng ta đều đang nhầm lẫn về bản chất giữa việc tiết sữa cũng như nguyên nhân gây ra mất sữa mẹ. Cùng FamiCook tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để giúp mẹ có thể khắc phục được tình trạng này. 

"Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ!”, câu nói quen thuộc mà chúng ta có thể nghe thấy hàng ngày ở bất cứ đâu, nhưng làm thế nào để duy trì được dòng sữa mẹ cho bé thì không phải mẹ bỉm nào cũng làm được. 

Nguyên nhân gây mất sữa mẹ
Tìm hiểu nguyên nhân gây mất sữa mẹ

Cơ chế tiết sữa và bản chất của việc mất sữa

Sau khi sinh con xong nhiều người chỉ nghĩ đơn giản là cơ thể mẹ về sữa cho bé, nhưng thực chất sâu xa để có thể tiết được sữa chính nhờ vào 2 hoocmon là Prolactin – tiết sữa và Oxytocin – phun sữa.

Prolactin – kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa hơn

Khi bé ty, cơ thể mẹ sẽ giải phóng hoocmon Prolactin từ đó kích thích tuyến sữa sản xuất sữa cho bé bú. Hoặc đơn giản chỉ cần mẹ nghĩ đến con, nghe tiếng con khóc cũng tạo ra phản xạ giải phóng hoocmon này. 

Prolactin được sản xuất nhiều hơn vào ban đêm và còn có tác dụng an thần, giúp mẹ ngủ ngon hơn.

Đây là lí do giải thích cho lời khuyên của mọi người về câu nói "Phải cho con ti thì mới về nhiều sữa cho con".

Oxytocin – kích thích co bóp đẩy sữa ra ngoài

Tương tự việc sản xuất Prolactin, hoocmon Oxytocin cũng được giải phóng khi trẻ ngậm mút núm vú, kích thích sự co thắt ở mô nhỏ xung quanh ống dẫn sữa, đẩy sữa vào miệng bé. Vì vậy nếu bé ti không đúng cách thì sữa không tiết bé ti không được sữa sẽ quấy khóc và dần chán ti mẹ. 

Oxytocin còn có tác dụng làm co bóp tử cung trong và sau khi sinh giúp tử cung co về kích thước ban đầu trước khi mẹ mang thai, hạn chế tình trạng xuất huyết sau sinh.

Như mẹ thấy, để đảm bảo lượng sữa cho con, việc cơ thể sản xuất ra Prolactin và Oxytocin là hết sức cần thiết. “Cặp đôi” này còn là chìa khóa gắn kết tình mẫu tử, giúp mẹ khao khát được ở bên con. Tuy nhiên, 2 hoocmon này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dinh dưỡng, sức khỏe, tâm lý, thói quen sinh hoạt và cho bé bú của mẹ. Hàm lượng Prolactin giảm sẽ khiến sữa mẹ mất dần.

Vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất Prolactin và Oxytocin chính là nguyên nhân chính gây mất sữa ở mẹ.

Những dấu hiệu bé không nhận đủ sữa

  • Bé không tăng cân như bình thường. Sau khi mất ban đầu trong vài ngày đầu sau khi sinh, em bé của bạn sẽ tăng khoảng 20g mỗi ngày. Tìm kiếm lời khuyên y tế nếu em bé của bạn không nhận được một số mất mát đó sau 5 hoặc 6 ngày.

  • Bé có dấu hiệu mất nước. Nước tiểu sẫm màu, khô miệng và thờ ơ là những dấu hiệu em bé của bạn không uống đủ nước. Gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trẻ.

  • Lượng output của bé ít:  Lượng thứ sắp ra có thể chỉ ra số lượng sẽ vào. Việc thiếu đi tiểu và ị cho thấy em bé của bạn không nhận đủ sữa. Nếu bạn lo lắng về sản lượng của bạn, hãy chắc chắn tìm kiếm lời khuyên y tế.

Nếu ngực của bạn cảm thấy mềm sau khi bú, bé có vẻ hài lòng sau khi bú, bạn có thể thấy em bé nuốt và chúng tự thoát ra khỏi vú của bạn, bạn có thể tự tin rằng chúng đang bú đủ sữa.

Những nguyên nhân gây mất sữa mẹ sau sinh

1. Tâm lý của mẹ

Nguyên nhân:

Sau khi sinh xong đa phần các mẹ bỉm đều cực kỳ nhạy cảm, yếu đuối, chỉ cần một chút thay đổi là khiến mẹ buồn bã, điều này ảnh hưởng trực tiếp khiến giảm mất nguồn sữa mẹ quý báu cho bé. 

Khi mẹ lo lắng, buồn bã, thậm chí là trầm cảm gây nên việc giải phóng chất oxytocin trong cơ thể, chất này là nguyên nhân gây sữa mẹ không thể tiết ra một cách trôi chảy. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bầu ngực của mình căng tức nhưng khi bé bú hoặc vắt lại không ra sữa. 

Cách xử lý:

Để xử lý tình trạng này, cách duy nhất chính là bản thân mẹ phải vui vẻ như vậy cơ thể mẹ sẽ tự điều chỉnh lại việc tiết sữa cho bé:

  • Mẹ hãy tích cực ôm ấp, cho bé yêu ti, mẹ tâm sự cùng bé, khi đó mẹ sẽ thấy bản thân hết buồn, bé cũng cảm nhận được sự yêu thương sâu sắc từ mẹ. 

  • Nghe nhạc, xem những bộ phim hài hước, tán gẫu cùng bạn bè,... tránh tuyệt đối những chuyện tiêu cực. 

  • Bố và ông bà xung quanh hãy là những người hỗ trợ mẹ, tâm sự cùng mẹ, để mẹ có người bầu chuyện có thời gian nghỉ ngơi. Mọi người xung quanh đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà nói những câu không hay, những chuyện không vui, hay chuyện vượt cạn là việc quá bình thường. 

Mẹ hãy tích cực ôm ấp bé
Mẹ hãy tích cực ôm ấp bé 

2. Cho bé bú chưa đúng cách và chưa đủ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bé ti mẹ là điều kiện tiên quyết trong quá trình tạo sữa của cơ thể.  Khi bé ti mẹ những kích thích ở vùng quầng vú và núm phải đúng thì não mẹ mới nhận được tín hiệu và điều tiết việc tiết sữa cho bé.

  • Bé bú đúng: là khi con ngậm cả quầng ti mẹ, như thế mẹ mới không bị đau và sữa mới có thể tiết ra được.

  • Bé bú đủ là bú thường xuyên, bú tỉnh táo, không vừa bú vừa ngủ gật, khiến lực bú không đủ mạnh, sữa sẽ khó tiết ra thông suốt.

Trong quá trình nuôi con, khi thấy lượng sữa giảm mẹ hãy tích cực cho bé bú hết sữa ngực của mẹ, để cơ thể mẹ tự điều chỉnh và tiết nhiều sữa hơn cho bé.  

Mẹ cần phải cho bé bú đúng cách tránh tình trạng mất sữa
Mẹ cần phải cho bé bú đúng cách tránh tình trạng mất sữa

3. Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Nguyên nhân:

Ngay sau khi sinh, hai nội tiết tố nữ progesterone và estrogen giảm đáng kể (thậm chí đến 200 lần) so với khi mẹ đang mang thai, để bắt đầu sản xuất sữa. Chúng thường không tăng cho đến khi người phụ nữ bắt đầu rụng trứng sau sinh.

Sự sụt giảm mạnh của các nội tiết tố này cũng là một trong những lý do khiến tâm trạng mẹ lại có thể “sáng nắng chiều mưa trưa ẩm ướt”, mẹ dễ dàng thay đổi cảm xúc nên ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiết sữa. 

Các dấu hiệu nhận biết:

- Mất ngủ

- Hay lo lắng

- Mệt mỏi

- Rụng tóc

- Chuột rút

- Các vấn đề về kinh nguyệt

Bố sẽ là người ở bên cạnh động viên cùng mẹ
Bố sẽ là người ở bên cạnh động viên cùng mẹ chăm bé
Cách xử lý:

Để hạn chế việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, và đảm bảo sức khỏe chất lượng nguồn sữa cho bé, mẹ nên:

- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: sắt, canxi, vitamin.

- Kiểm tra sức khỏe tổng quát sau khi sinh để phát hiện sớm những vấn đề nếu có, 

- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Tránh xa các loại thực phẩm có chứa nicotine (thuốc lá - cả trực tiếp và gián tiếp), rượu và caffeine (cà phê, thức uống có gas)

  • Hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành hoặc nhiều dầu mỡ, các axit béo không bão hòa đa như bơ thực vật, dầu đậu phộng,...

  • Tăng cường ăn trứng gà (3 - 4 quả/tuần)

  • Tích cực ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, các thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp chưa tinh chế như gạo nâu, bánh mì nâu, khoai lang,...

  • Không sử dụng các biện pháp tránh thai gây ức chế nội tiết tố sau khi sinh

- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, phù hợp với nền tảng sức khỏe như Yoga, đi bộ,...

- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tranh thủ ngủ nhiều nhất có thể mẹ nhé.

4. Một số loại thuốc sử dụng sau sinh

Việc hạn chế sử dụng thuốc không chỉ được khuyến cáo trong lúc mẹ mang bầu mà còn trong cả khi mẹ đang cho bé bú nữa. Bởi có một số loại thuốc nhất định có thể gây ảnh hưởng lên nguồn sữa của mẹ ví dụ như thuốc điều trị cảm lạnh, dị ứng,...

Do đó, trong trường hợp bất khả kháng phải dùng thuốc, mẹ hãy hỏi thật kỹ bác sĩ xem thuốc có ảnh hưởng gì đến bé và nguồn sữa không mẹ nhé. Mẹ cũng phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đừng “tự kê đơn” hay ra hàng thuốc hỏi rồi mua về uống.

Không chỉ thuốc chữa bệnh việc dùng thuốc tránh thai còn ảnh hưởng tới các nội tiết tố điều này gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 

Sử dụng thuốc sau sinh gây ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của trẻ
Sử dụng thuốc sau sinh là nguyên nhân gây tình trạng mất sữa

5. Cấu tạo cơ thể của mẹ

Ở một số phụ nữ, bộ phận ngực có thể kém phát triển hơn một chút (gọi là Hypoplasia), số lượng các mô tuyến (nang sữa) khá ít, khiến số lượng sữa có thể tạo ra trong ngực mẹ khó đáp ứng đủ nhu cầu bé. Các mẹ hay gọi là “cơ địa ít sữa” đó ạ. Nhưng trên thực tế, đây là tình trạng rất hiếm gặp.

Dấu hiệu nhận biết:

- Ngực nhỏ, mỏng, dạng ống, mấp mô và cách rất xa nhau

- Hai bên chênh lệch rất rõ rệt, bên rất to, bên rất nhỏ

- Quầng vú có thể rất lớn, sưng hoặc sưng húp

- Kích thước ngực không thay đổi nhiều khi mang thai và cả sau khi sinh

- Không hề hoặc rất ít có cảm giác sữa về trong 3 ngày đầu sinh bé và cả sau đó

Nếu mẹ chẳng may gặp vấn đề này thì có thể cho bé bú không

Câu trả lời là ! Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý:
- Mẹ nên sớm đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn và hỗ trợ hợp lý
- Cho bé bú nhiều lần hơn, vì mỗi lần vú mẹ chỉ sản xuất được ít sữa thôi
- Sử dụng máy hút sữa nhằm kích thích cơ thể tạo sữa nhiều lần hơn

Và nếu như sau tất cả cố gắng, em bé của mẹ vẫn phải ăn thêm sữa công thức, thì mẹ cũng đừng buồn mẹ nhé, vì đây là tình huống bất khả kháng, cấu tạo cơ thể bị “lỗi” xíu xiu vậy rồi mà . Mẹ hãy vui vẻ và cười thật nhiều lên cho nguồn sữa của mình tuy hơi ít về số lượng nhưng siêu giàu về chất lượng mẹ nhé. 

Nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Không có nghi ngờ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho em bé nhưng nó đi kèm với những thách thức và bạn có thể lo lắng về việc nguồn sữa của bạn sắp hết. Một khi bạn đã xác định rằng sữa của bạn thấp, tham khảo 6 cách để tăng nguồn sữa mẹ từ ăn dặm 3in1.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn một số lo ngại, có một số điều bạn có thể cố gắng tăng nguồn sữa mẹ và đảm bảo em bé của bạn nhận được đủ sữa.

Cách tăng nguồn cung sữa mẹ

Bạn cho bé bú đúng cách:

Khi em bé lấy sữa từ vú, bạn sẽ tiết ra nhiều sữa mẹ. Nếu bé không uống sữa tốt như có thể thì bạn đã giành được sản xuất nhiều sữa hơn và nguồn cung của bạn có thể cạn kiệt.  

Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn cần chắc chắn rằng bạn đang sử dụng một vị trí tốt để cho con bú hiệu quả và em bé của bạn có một chốt tốt. Nếu một trong những điều này không hoàn toàn đúng, em bé của bạn có thể không thể bú hiệu quả.

Để học các kỹ thuật tốt nhất để nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả, tôi thực sự khuyên bạn nên tham gia lớp học cho con bú. Điều này sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc về kỹ thuật cho con bú và sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi phải đối phó với bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh.

Thường xuyên cho ti đều 2 bên

Để đảm bảo sữa mẹ được sản xuất đều, hãy cho bé ti đều 2 bên, cố gắng đổi trong từng cữ bú của con. Nếu bé có biểu hiện dường như ngủ hoặc mất hứng thú thì chuyển sang vú khác. Điều này có thể giúp giữ cho bé ăn càng lâu càng tốt.  

Chăm sóc thật tốt bản thân

Để bé có được nguồn sữa tốt nhất từ ​​mẹ bạn cũng cần chăm sóc bản thân.  Hãy chắc chắn rằng bạn được nghỉ ngơi nhiều. Ngủ khi bé ngủ. Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc cho ăn, có thể nên nghỉ vài ngày và chỉ tập trung vào việc cho con bú.  

Ăn dặm 3in1 hiểu rằng điều đó rất khó khăn khi bạn lo lắng về việc bé có đủ sữa nhưng hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể. Tránh căng thẳng từ những tác động bên ngoài và chỉ tập trung vào bạn và em bé.

Bài tập thư giãn có thể giúp đỡ.   Nó cũng rất quan trọng để ăn một chế độ ăn uống cân bằng và uống nhiều nước.

Cân nhắc dùng các thực phẩm bổ sung

Có nhiều chất bổ sung thảo mộc và thực vật tự nhiên có thể giúp tăng nguồn sữa mẹ. Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ hoặc tư vấn cho con bú trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung.

Sử dụng máy hút sữa

Bạn có thể khuyến khích ngực của bạn sản xuất nhiều sữa hơn bằng cách sử dụng máy hút sữa. Bơm cả hai vú cùng một lúc sẽ hút ngực hiệu quả hơn nhiều, điều này sẽ cải thiện nguồn sữa của bạn.

Massage ngực

Việc massage và xoa bóp cả hai vú sẽ giúp làm sạch ống dẫn sữa của bạn. Một khi các ống dẫn sữa rõ ràng, sữa mẹ sẽ có thể chảy và ngực của bạn, đường dẫn sữa trở nên thông thoáng hơn.  

 

Tin liên quan

Thong ke

Video